Phân tích tình hình cho vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô (Trang 36 - 46)

Chương 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI

5.1 Phân tích tình hình cho vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai

5.1.1 Tình hình doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai

Để thấy rõ tình hình cho vay của Ngân hàng cho NTTS ta đi sâu vào phân tích sự tăng giảm doanh số cho vay của NTTS và sự khác biệt về doanh số cho vay của NTTS đối với từng ngành sản xuất kinh doanh qua Bảng 5.1.

Bảng 5.1: Doanh số cho vay theo ngành sản xuất 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

2008/2007 2009/2008 Chỉ Tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm

2009 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 19.884 15.946 17.948 (3.938) (19,80) 2.002 12,55 Chăn nuôi 8.115 12.411 10.493 4.296 52,94 (1.918) (15,45) Nuôi trồng thủy sản 49.646 35.907 25.669 (13.739) (27,67) (10.238) (28,51) Thương nghiệp – Dịch vụ 24.063 41.872 80.199 17.809 74,01 38.237 91,53 Cho vay đời sống 12.448 23.112 33.514 10.664 85,67 13.640 68,63 Ngành khác 24.104 19.874 18.677 (4.230) (17,55) (4.435) (19,19) Tổng 138.260 149.122 186.500 10.862 7,86 37.378 25,07

(Nguồn: Phòng tín dụng, năm 2007 – 2009)

Do đặc thù kinh tế xã hội của huyện Giá Rai là NN nên các hộ ở đây đa số là nông dân chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy tiêu hàng đầu của Ngân hàng là phục vụ cho sản xuất NN là chính. Ngân hàng rất quan tâm đến việc cho các hộ nông dân vay với mục đích sử dụng vốn như: Trồng trọt, Chăn nuôi, NTTS, Thương nghiệp – Dịch vụ… để góp phần thực hiện chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm NN của Tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Giá Rai nói riêng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nhà.

Phát triển NTTS là mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế huyện Giá Rai.

Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai đã và đang thực hiện theo hướng ưu tiên đầu tư cho ngành NTTS, nhưng những năm vừa qua ngành lĩnh vực đầu tư cho ngành này đang gặp nhiều khó khăn. Qua Bảng 5.1 doanh số cho vay của ngành NTTS thì giảm liên tục qua các năm. Cụ thể là năm 2007 thì doanh số cho vay của ngành NTTS chiếm tỷ trọng 37% cao nhất trong tổng doanh số cho vay của các ngành. Doanh số cho vay năm 2007 của NTTS là 49.646 triệu đồng. Trong năm này Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho NTTS là chính.

Nguyên nhân là do người dân chuyển từ nghề trồng lúa sang nuôi tôm ngày càng nhiều, nhu cầu về vốn sản xuất ngày càng tăng nên chủ yếu nông dân đến Ngân hàng vay vốn với mục đích là phục vụ cho NTTS.

Hình 5.1: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành nghề

Tuy nhiên đến năm 2008 thì lại có sự thay đổi đột ngột, doanh số cho vay ngành NTTS trong năm này còn 35.907 triệu đồng giảm 13.739 triệu đồng so với năm 2007 tương đương giảm 27,67%. Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, điều tiết nguồn nước chưa phù hợp nên người NTTS bị thiếu nguồn nước trầm trọng, dịch tôm chết luôn diễn ra trên diện rộng điều này làm cho người nuôi tôm bị thua lỗ trầm trọng, Ngân hàng không mạnh dạn đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực này, nên doanh số cho vay của ngành NTTS giảm xuống. Mặc khác do người nuôi tôm không trả nợ Ngân hàng đúng hẹn, việc thu hồi vốn đầu tư cho ngành NTTS gặp khó khăn, đầu tư ít hiệu quả nên Ngân hàng chuyển sang đầu tư các ngành khác.

Năm 2007 Trồng trọt,

14%

Chăn nuôi, 6%

NTTS, 37%

Thương nghiệp-

Dịch Vụ17%

Cho vay đời sống,

9%

Ngành khác, 17%

Năm 2008 Trồng trọt,

11% chăn nuôi, 8%

NTTS, 24%

Thương Nghiệp-Dịch

vụ, 29%

Ngành khác13%

Cho vay đời sống, 15%

Năm 2009 Cho vay đời

sống 18%

Ngành khác 10%

Thương nghiệp – Dich vụ

42%

NTTS 14%

Chăn nuôi 6%

Trồng trọt 10%

Cụ thể là chuyển sang ngành Thương nghiệp-Dịch vụ, cho vay đời sống, chăn nuôi, vì đầu tư vào các ngành này mang lại lợi hiệu quả hơn ngành NTTS.

Góp phần đưa huyện Giá Rai từng bước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Năm 2009, doanh số cho vay cho NTTS tiếp tục giảm còn 25.669 triệu đồng nghĩa là giảm đi 10.238 triệu đồng tương đương 28,51% so với năm 2008. Nguyên nhân là vì thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn ra ngày nhiều hơn người nuôi tôm lao đao vì mất mùa, thua lỗ dẫn tới không có khả năng trã tiền đã vay Ngân hàng, nên Ngân hàng không thể cho vay thêm. Một lý do khác là do những năm qua tình hình dư nợ và nợ xấu của ngành NTTS quá cao, dẫn tới mất cân đối nguồn vốn nên Ngân hàng chỉ cho vay đối với những hộ có uy tín, mô hình nuôi có tính khả thi hơn. Chính vì vậy doanh số cho vay của ngành NTTS liên tục giảm qua các năm.

Nhìn chung những năm qua Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai rất e ngại cho vay bên lĩnh vực thủy sản. Một số Ngân hàng khác thậm chí không có chỉ tiêu đầu tư cho vay đối với ngành NTTS vì không mang lại lợi nhuận.

Điều này làm cho người dân khó khăn về nguồn vốn đến sản xuất, vì thực tế mỗi gia đình thì chỉ có một quyển sổ đỏ và đã thế chấp để vay vốn Ngân hàng nên khi sản xuất không thành công, không trả nợ Ngân hàng đúng hẹn thì Ngân hàng sẽ không cho vay thêm nữa. Qua sơ đồ 5.1 tỷ trọng doanh số cho vay của ngành NTTS liên tục giảm mạnh, trong khi đó lại có sự tăng mạnh đối với ngành Thương nghiệp-Dịch vụ cụ thể là tỷ trọng ngành này năm 2007 chỉ có 17%, đến năm 2008 tỷ trọng là 29% và tăng vọt trong năm 2009 tỷ trọng tới 42% trong tổng doanh số cho vay các ngành. Từ đây cho thấy sự chuyển hướng đầu tư một cách đột ngột của Ngân hàng từ NTTS sang Thương nghiệp-Dịch vụ rất rõ ràng. Do đầu tư vào ngành này dễ dàng thu nợ hơn.

Tuy nhiên Ngân hàng NN & PTNT cũng đã có nhiều biện pháp để duy trì nguồn vốn vay đối với người dân, tuy doanh số cho vay ngành NTTS đã giảm nhưng Ngân hàng vẫn xét cho vay đối với các hộ có kế hoạch xin vay rõ ràng, tính khả thi cao. Đặc biệt là cho vay với mức lãi suất thấp đối với các gia đình thuộc diện chính sách.

5.1.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngành nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai

Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay thì chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của ngành NTTS tại Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong cho vay NTTS. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã

cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công lớn trong hoạt động cấp tín của Ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nếu như tới ngày đáo hạn khách hàng không đến trả nợ thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ xử lý. Bảng 5.2 sẽ thể hiện rõ hơn tình hình thu nợ đối với ngành NTTS và sự khác biệt như thế nào giữa NTTS và các ngành khác.

Bảng 5.2: Doanh số thu nợ theo ngành nghề sản xuất 2007- 2009

ĐVT: Triệu đồng

2008/2007 2009/2008 Chỉ Tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm

2009 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 22.614 20.372 16.115 (2.242) (9,91) (4.257) (20,89)

Chăn nuôi 7.473 9.293 12.914 1.820 24,35 3.261 38,96

Nuôi trồng thủy sản 98.940 51.698 30.210 (47.242) (47,75) (21.488) (41,56) Thương nghiệp – Dich vụ 12.718 33.087 67.591 20.369 160,12 34.864 105,37 Cho vay đời sống 18.315 19.970 20.104 1.655 9.04 134 0,67 Ngành khác 24.296 19.602 33.121 (4.694) (19,32) 13.519 68,97 Tổng 184.356 154.022 180.415 (30.334) (16,45) 26.393 17,14

(Nguồn: Phòng tín dụng, năm 2007 – 2009)

Nhìn vào bảng số liệu doanh số thu nợ của ngành NTTS năm 2007 rất cao đến 98.940 triệu đồng. Do năm này thời tiết thuận lợi, hạn chế dịch bệnh, người dân thu được năng suất cao, lẫn được giá nên mang lại lơi nhuận cao giúp người dân dễ dàng trả nợ Ngân hàng. Điều này cũng lý giải được tại sao doanh số cho vay năm 2007 lại cao nhất vì năm này đầu tư cho ngành NTTS mang lại hiệu quả. Doanh số thu nợ của ngành NTTS cao đã kéo theo tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng cao.

Hình 5.2: Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành nghề

Sang năm 2008 - 2009, doanh số thu nợ của NTTS đã thay đổi theo chiều hướng không tốt. Doanh thu nợ năm 2008 của NTTS là 51.698 triệu đồng, giảm 47.424 triệu đồng so với năm 2007 tương đương giảm 47,75%.

Đến năm 2009 doanh số thu nợ của ngành NTTS lại tiếp tục giảm còn 30.210 triệu đồng, tức là giảm 21.488 triệu đồng so với năm 2008 tương đương giảm 41,56%. Nguyên nhân của sự suy giảm liên tục này là do tình hình sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sản xuất chuyển đổi từ trồng lúa sang NTTS bị ảnh hưởng từ nguồn nước bị nhiểm phèn, thiếu nước sản xuất, điều kiện thời tiết không thuận lợi, kỹ thuật lạc hậu, chất lượng con giống… mà đặc thù ở huyện Giá Rai là chuyên nuôi tôm, đây là đối tượng có rủi ro cao nên làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân. Vì vậy làm cho doanh số thu nợ của ngành NTTS giảm qua các năm.

Hình 5.2 thể hiện rõ tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành NTTS năm 2007 rất cao 54%, nhưng lại giảm mạnh trong năm 2008 còn 34% và 17%

năm 2009, đều này làm giảm tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng xuống còn 154.022 triệu đồng vào năm 2008, năm 2009 thì được 180.415 triệu đồng. Nếu so ngành NTTS với các ngành khác thì doanh số thu nợ của ngành vẫn còn cao hơn các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, cho vay đời sống. Nhưng thật ra vì doanh số cho vay của các ngành này thấp hơn ngành NTTS nên doanh số thu nợ cũng thấp hơn, tuy có thấp hơn nhung doanh số thu nợ của các ngành này đều tăng qua các năm. Riêng đối với ngành Thương nghiệp – dịch vụ thì tăng rất mạnh, từ mức tỷ trọng chỉ có 7% năm 2007 đã tăng lên 38% năm 2009.

Năm 2007 Trồng

trọt 12%

Ngành khác Cho vay 13%

đời sống 10%

Thương nghiệp – Dich vụ

7%

NTTS 54%

Chăn nuôi

4%

Năm 2008

Cho vay đời sống 13%

Ngành khác 13%

Thương nghiệp – Dich vụ

21%

NTTS 34%

Chăn nuôi 6%

Trồng trọt 13%

Năm 2009 Thương nghiệp –

Dich vụ 38%

Cho vay đời sống 11%

Ngành khác 18%

Chăn nuôi 7%

NTTS 17%

Trồng trọt 9%

Nguyên nhân là do ngành thương mại trên địa bàn phát triển rất mạnh, khách hàng kinh doanh rất có hiệu quả nên họ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngân hàng hiện đang ưu tiên chuyển hướng đầu tư sang ngành Thương nghiệp – dịch vụ làm doanh số cho vay của ngành ngày càng tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng theo.

Tuy có sự quy hoạch phát triển NTTS trong huyện nhưng đa số các hộ canh tác còn nhỏ lẻ, chưa có sự thâm canh hóa trong sản xuất, các dự án tập trung chiếm tỷ lệ không đáng kể. Ngân hàng luôn dè dặt với các khoảng cho vay bấp bênh. Mặc khác do mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế người dân chưa có đủ kinh nghiệm trong sản xuất nên hiệu quả từ các mô hình nuôi còn rất thấp dẫn đến không thể trả nợ Ngân hàng.

5.1.3 Phân tích tình hình dư nợ ngành nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai

Dư nợ cho vay được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nó sẽ phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Nhìn vào Bảng 5.3 thì tổng dư nợ năm 2008 là 113.226 triệu đồng, giảm 4.900 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 4,15%. Đến năm 2009 tổng dư nợ của Ngân hàng đạt được là 119.311 triệu đồng, tăng 6.085 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 5,37%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn chú trọng đáp ứng nhu cầu kịp thời về vốn cho bà con nông dân trong việc sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương, đồng thời cũng cho thấy Ngân hàng kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Ngành NTTS là ngành kinh tế mủi nhọn của huyện vùng. Vì vậy các cơ quan ban ngành luôn ưu tiên nhiều mặt để phát triển. Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai cũng vậy, những năm đầu thực hiện chủ trương của Chình Phủ về phát triển Nông – Lâm – Ngư – Diêm nghiệp của tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Giá Rai nói riêng thì Ngân hàng rất chú trọng cho vay đối với ngành NTTS của địa phương. Cụ thể là đến năm 2007 thì tình hình dư nợ của ngành này vẫn ở mức cao nhất so với tất cả các ngành khác, dư nợ là 45.819 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Tuy nhiên thời gian gần đây ngành NTTS có sự thay đổi theo chiều hướng xấu, không còn đứng vị trí tiên phong trong các ngành kinh tế nữa. Để hiểu rỏ hơn về tình hình dư nợ trong NTTS như thế nào qua ba năm, ta cùng

xem xét dư nợ của Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai theo ngành nghề sản xuất kinh doanh qua Bảng 5.3

Bảng 5.3: Tình hình dư nợ theo ngành nghề sản xuất 2007- 2009

ĐVT: Triệu đồng

2008/2007 2009/2008 Chỉ Tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm

2009 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 18.788 14.362 16.195 (4.426) (23,56) 1.338 12,76 Chăn nuôi 8.191 11.309 8.888 3.118 38,07 (2.421) (21,41) Nuôi trồng thủy sản 45.819 30.028 25.487 (15.791) (34,46) (4.541) (15,12) Thương nghiệp – Dich vụ 21.599 30.384 42.382 8.785 40,67 11.998 39,49 Cho vay đời sống 22.081 25.223 23.769 3.142 14,23 (1.427) (5,66)

Ngành khác 1.648 1.920 2.563 272 16,50 643 33,49

Tổng 118.126 113.226 119.311 (4.900) (4,15) 6.085 5,37 (Nguồn: Phòng tín dụng, năm 2007-2009)

Nhìn vào bảng ta thấy ngành NTTS lúc nào cũng chiếm lợi thế ở những năm đầu và suy giảm dần vào các năm sau. Năm 2008 dư nợ của ngành là 30.028 triệu đồng, giảm 15.791 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 34,46%. Sang năm 2009 lại tiếp tục giảm xuống còn 25.487 triệu đồng, tức là đã giảm 4.541 triệu đồng so với năm 2008, tương đương giảm 15,12%.

Nguyên nhân là do những năm gần đây nghề NTTS ở địa bàn huyện liên tục bị thua lổ, đặc biệt là nuôi tôm. Người dân không có khả năng trả nợ Ngân hàng nên Ngân hàng thu hẹp đầu tư đối với ngành này. Một điều hiển nhiên là chính vì hạn chế đầu tư cho ngành này nên doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm dần qua các năm đã dẫn đến tình hình dư nợ của ngành cũng giảm theo qua các năm.

So sánh dư nợ của ngành NTTS với các ngành khác thì tỷ trọng dư nợ của ngành vẩn còn rất cao, năm 2008 tỷ trọng chiếm 26% và chiếm 21% trong năm 2009, dư nợ của ngành chỉ đứng sau ngành Thương nghiệp – dịch vụ. Các ngành trồng trọt và chăn nuôi chỉ chiếm từ khoảng 7% - 16%. Do xu hướng kết hợp NN với du lịch sinh thái dẫn tới việc đầu tư cho ngành Thương nghiệp – Dịch vụ cũng tăng. Các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ phục vụ khách vãng lai, và các hộ buôn bán nhỏ trong chợ ngày càng tăng. Hơn nữa trong những năm qua các cơ sở chế biến, kinh doanh xuất hiện khá nhiều,

doanh số cho vay của những khách hàng này tăng liên tục nên đã làm cho dư nợ tăng theo. Đối với ngành Trồng trọt và chăn nuôi do số tiền đầu tư vào ngành này thấp vì nhu cầu vốn để sản xuất không lớn so với các ngành khác, rất ít hộ sản xuất với quy mô lớn.

Hình 5.3: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề

Thực tế các Ngân hàng có vốn của nhà nước cũng đang thiếu vốn để gia tăng tín dụng ở nông thôn, đặc biệt là đối với ngành NTTS. Nguyên nhân là Ngân hàng cho vay nhiều nhưng thu hồi nợ lại thì ít và rất khó khăn, làm mất cân đối nguồn vốn. Hiện tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai đang tích cực thu hồi nợ và tăng cường huy động vốn thêm để cải thiện tình hình đầu tư cho ngành NTTS.

5.1.4 Phân tích tình hình nợ xấu của Nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai

Để đánh giá chất lượng tín dụng trong NTTS của Ngân hàng thì vai trò của tình hình nợ xấu rất quan trọng. Một ngành sản xuất nếu có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng tín dụng phát triển cho ngành đó. Nợ xấu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng nào có nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng thấp, ngược lại Ngân hàng có nợ xấu thấp thì chất lượng tín dụng cao. Một trong những nguyên nhân mà Ngân hàng phá sản là do có tỷ lệ nợ xấu quá cao.

Nhìn vào Bảng 5.4 tổng số nợ xấu của Ngân hàng đều giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2007 nợ xấu là 4.742 triệu đồng, sang năm 2008 giảm xuống còn 2.117 triệu đồng, tức là đã giảm 2.625 triệu đồng so với năm 2007,

Năm 2007 Thương

nghiệp – Dich vụ

18%

Cho vay đời sống 19%

Ngành khác

1%

Trồng trọt 16%

NTTS 39%

Chăn nuôi

7%

Năm 2008

Cho vay đời sống

22%

Thương nghiệp – Dich vụ

27%

NTTS 26%

Ngành khác

2%

Trồng trọt 13% Chăn

nuôi 10%

Năm 2009

Thương nghiệp – Dich vụ

36%

Cho vay đời sống 20%

Ngành khác

2% Trồng trọt 14%

NTTS 21%

Chăn nuôi 7%

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)