Chương 6 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI
6.3 Phân tích hiệu quả kinh tế theo mô hình nuôi của các hộ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Giá Rai
6.3.1 Chi phí sản xuất cho nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi
Chi phí sản xuất của một mô hình nuôi bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí là một yếu tố quan trọng quyết định tới lợi nhuận của người nuôi thủy sản. Bảng 6.18 thể hiện chi phí theo mô hình nuôi của hộ vay vốn từ Ngân hàng.
Bảng 6.18: Tổng chi phí nuôi trồng thủy sản phân theo mô hình nuôi năm 2009
ĐVT: triệu đồng
Mô hình nuôi Tổng chi phí
TC/BTC QCCT đơn Tôm - lúa
Tổng số
Trung bình 259,33 64,33 57,60 99,42
Độ lệch 148,72 82,94 39,31 118,15
Nhỏ nhất 35,80 16,80 28,31 16,80
Lớn nhất 487,80 312,38 125,51 487,80
Qua bảng số liệu điều tra, mô hình nuôi TC/BTC có tổng chi phí cao nhất trong các mô hình nuôi. Cụ thể, đối với nuôi TC/BTC có tổng chi phí thấp nhất là 35,8 triệu đồng, hộ nuôi có chi phí cao nhất là 487,8 triệu đồng.
Sở dĩ có chi phí cao nhất như vậy là do có hộ nuôi có qui mô sản xuất lớn, diện tích nuôi nhiều hơn so với những hộ khác. Chính vì có sự chênh lệch quá lớn về chi phí của đối tượng nuôi nên kéo theo mức trung bình về chi phí cũng cao 228,91 triệu đồng.
Đứng sau chi phí của mô hình TC/BTC là chi phí của mô hình QCCT đơn. Theo số liệu mô hình QCCT đơn, hộ có chi phí nhỏ nhất là 16,8 triệu đồng, hộ có chi phí lớn nhất là 312,38 triệu đồng. Trung bình chi phí của mô hình là 64,33 triệu đồng. Đây là một trong những mô hình được áp dụng phổ biến trong NTTS và được xem là một mô chính để sản xuất. Do mật độ thả nuôi thấp hơn mô hình TC/BTC và không tốn nhiều chi phí thức ăn, thuốc hóa chất. Thức ăn chủ yếu là từ thiên nhiên nên chi phí của mô hình thấp. Chi phí của mô hình tỷ lệ thuận với quy mô nuôi, diện tích càng nhiều, chi phí càng cao.
Đối với mô hình Tôm-Lúa, mức chi phí đầu tư thấp nhất là 28,31 triệu đồng, cao nhất là 125,51 triệu đồng. Trung bình chi phí trong mô hình Tôm- Lúa là 57,60 triệu đồng. Đây là mô hình được áp ở những vùng có độ mặn
thấp, nguồn nước có thay đổi theo mùa vụ. Do nuôi luân canh với lúa nên số vụ sản xuất ít, dẫn tới chi phí thấp.
6.3.2 Sản lượng nuôi trồng thủy sản theo mô hình
Sản lượng NTTS thu được sẽ nói lên được hộ nuôi đó sản xuất có hiệu quả hay không. Nếu thu hoạch được sản lượng cao và giá bán hợp lý sẽ bội tăng về lợi nhuận. Hiệu quả mô hình càng cao. Bảng 6.19 sẽ thống kê sản lượng NTTS theo mô hình nuôi của các hộ nuôi có sử dụng vốn vay từ Ngân hàng.
Bảng 6.19: Sản lượng nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi năm 2009 ĐVT: Tấn
Mô hình Tổng sản lượng
NTTS/năm TC/BTC QCCT đơn Tôm - lúa Tổng số
Trung bình 4,16 1,09 0,60 1,56
Độ lệch 2,67 0,92 0,48 1,83
Nhỏ nhất 1,30 0,40 0,28 0,28
Lớn nhất 8,43 3,85 1,60 8,43
Qua khảo sát, sản lượng TC/BTC là cao nhất vì mật độ nuôi của mô hình này nhiều hơn so với các mô hình khác. Điều này cũng chứng tỏ rằng chi phí con giống sẽ nhiều hơn các mô hình khác. Sản lượng thấp nhất đối với mô hình này là 1,3 tấn, có thể sản lượng thấp vì qui mô sản xuất nhỏ hoặc do nuôi không thành công. Sản lượng cao nhất là 8,43 tấn, đây là hộ nuôi có diện tích nuôi TC/BTC và qui mô lớn nhất so với các hộ nuôi cùng mô hình khác, sản lượng trung bình của mô hình là 4,16 tấn. Đây là mô hình mang lại sản lượng rất cao trong sản xuất, và địa bàn huyện đang khuyến khích người nuôi tăng cường thâm canh hóa trong sản xuất.
Sản lượng của mô hình QCCT đơn xếp thứ hai sau mô hình TC/BTC vì mật độ thả ít hơn. Mô hình có sản lượng thấp nhất là 0,4 tấn, cao nhất 3,85 tấn, sản lượng trung bình là 1,09 tấn. Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi hơn so với các mô hình khác vì không tốn nhiều chi phí và không đòi hỏi kỹ thuật cao và là mô hình nuôi chuyên tôm có truyền thống lâu đời.
Đối với mô hình nuôi Tôm-Lúa, sản lượng thấp nhất là 0,28 tấn và cao nhất là 1,6 tấn. Mức sản lượng trung bình là 0,48 tấn. Mô hình này là mô hình có tổng sản lượng ít nhất trong tất cả các mô hình, vì nuôi tôm trên đất ruộng, vừa có độ mặn thấp và vừa khó quản lý nguồn nước. Nước bị ô nhiễm, đất bị nhiễm phèn rất cao. Chính vì vậy nên hộ nuôi sản xuất không thành công, sản lượng thu hoạch rất thấp, làm cho rủi ro bị lỗ là rất cao.
6.3.3 Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản theo mô hình
Kết quả sản xuất của mỗi mô hình sẽ được thể hiện qua mức thu nhập, và từ nguồn thu nhập này người nuôi mới có thể tái sản xuất lại được hay không.
Bảng 6.20: Thu nhập nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi năm 2009
ĐVT: Triệu đồng
Mô hình nuôi Tổng thu nhập NTTS
TC/BTC QCCT đơn Tôm - lúa Tổng số
Trung bình 524,30 135,28 66,41 193,16
Độ lệch 346,37 123,72 52,91 235,97
Nhỏ nhất 210,00 46,00 30,80 30,80
Lớn nhất 1.138,30 500,00 176,00 1.138,30
Qua bảng 6.20 cho biết, mô hình nuôi TC/BTC có thu nhập cao nhất trong các mô hình, thu nhập thấp nhất là mô hình Tôm-Lúa. Cụ thể, mô hình TC/BTC mức thu nhập bình quân rất cao được 524,30 triệu đồng, thu nhập thấp nhất của mô hình này là 210 triệu đồng và cao nhất là 1.138,30 triệu đồng. Vì mức độ đầu tư chi phí của mô hình lớn, sản lượng thu được đạt năng suất cao nên kéo theo thu nhập của mô hình cao hơn so với những mô hình khác.
Mô hình nuôi QCCT đơn có thu nhập bình quân được 135,28 triệu đồng, sự chênh lệch về thu nhập của mô hình TC/BTC so với mô hình QCCT đơn lớn như vậy là do qui mô nuôi khác nhau quá xa và năng suất chênh lệch nhau quá lớn nên tạo ra sự chênh lệch lớn giữa mức thu nhập của hai mô hình.
Ngoài ra cũng có khác xa nhau về thu nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất trong mô hình. Thu nhập thấp nhất của mô hình là 46 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng. Điều này đã kéo theo chênh lệch lớn giữa hai chỉ tiêu.
Đối với mô hình Tôm-Lúa, thu nhập bình quân được 66,41 triệu đồng.
Mức thu nhập thấp nhất là 30,8 triệu đồng, cao nhất là 176 triệu đồng. Do mô hình này có tổng sản lượng thấp hơn các mô hình khác nên tổng thu nhập cũng ít hơn. Hiện nay những hộ áp dụng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nước, thiếu nước sản xuất, ô nhiễm môi trường đã làm cho người dân mất mùa, thu nhập bị giảm xuống rất nhiều.
6.3.4 Lợi nhuận của hộ nuôi trồng thủy sản theo mô hình
Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình quan trọng nhất. Lợi nhuận càng cao thì hiệu quả sản xuất càng tốt và ngược lại. Qua khảo sát thì
lợi nhuận của các mô hình có sự khác biệt nhau rất lớn. Cụ thể sẽ được thể hiện ở Bảng 6.21.
Bảng 6.21: Lợi nhuận của hộ nuôi trồng thủy sản theo mô hình năm 2009 ĐVT: Triệu đồng
Mô hình nuôi Tổng số
Lợi nhuận
TC/BTC QCCT đơn Tôm – lúa
Trung bình 264,97 70,95 8,81 93,74
Độ lệch 226,73 57,92 20,41 133,95
Nhỏ nhất 66,47 25,20 -12,48 -12,48
Lớn nhất 650,50 211,57 50,49 650,50
Nhìn vào bảng 6.21, mô hình TC/BTC có lợi nhuận cao nhất, nhưng đây cũng là mô hình chịu nhiều rủi ro nhất. Lợi nhuận từ mô hình nuôi thấp nhất được 66,47 triệu đồng và cao nhất là 650,50 triệu đồng. Mức độ lời bình quân được 264,97 triệu đồng. Điều này cho thấy hình thức thâm canh hóa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là đòi hỏi số vốn sản xuất rất lớn do chi phí con giống, thức ăn, hóa chất rất cao nên lợi nhuận cao cũng là chuyện đương nhiên.
Mô hình nuôi QCCT đơn ít chịu rủi ro bị thua lỗ hơn so với các mô hình khác. Lợi nhuận thấp nhất từ mô hình là 25,20 triệu đồng và cao nhất là 211,57 triệu đồng. Do diện tích nuôi càng lớn, mật độ thả phù hợp nên lợi nhuận sẽ càng cao. Mức lợi nhuận bình quân của mô hình này là 57,92 triệu đồng. Mô hình này chủ yếu là thu tĩa, thả bù, đối tượng nuôi sống chủ yếu vào tự nhiên, ít tốn kém hoặc không cần chi phí thức ăn nhiều. Nên lợi nhuận tương đối tốt.
Đối với mô hình Tôm-Lúa, mức thua lỗ thấp nhất là 12,48 triệu đồng, lợi nhuận thu được cao nhất trong mô hình được 50,49 triệu đồng. Mức bình quân lợi nhuận được 8,81 triệu đồng. Nguyên nhân lợi nhuận của mô hình Tôm-Lúa quá thấp thậm chí bị lỗ là do vùng nuôi của mô hình này bị ô nhiễm quá nặng, độ phèn trong đất quá cao, dịch bệnh bùng phát nhiều hơn, kiến thức kỹ thuật của người nuôi còn chưa tốt nên họ sản xuất không thành công dẫn tới bị thua lỗ.
6.3.5 Tỷ suất lợi nhuận theo mô hình từ những hộ đi vay vốn Ngân hàng Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn đầu tư. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Bảng 6.22 thể hiện tỷ suất lợi nhuận theo mô hình của những hộ sử dụng vốn vay từ Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai.
Bảng 6.22: Tỷ suất lợi nhuận theo mô hình nuôi năm 2009
ĐVT: lần
Mô hình nuôi Chỉ tiêu
TC/BTC QCCT đơn Tôm - Lúa Tổng số
Trung bình 2,52 2,56 1,12 2,24
Độ lệch 1,72 1,02 0,20 1,21
Nhỏ nhất 1,33 1,33 0,88 0,88
Lớn nhất 5,87 5,87 1,40 5,87
Qua Bảng số liệu cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của mô hình TC/BTC và mô hình QCCT đơn cao không chênh lệch nhau xa. Cụ thể là mức tỷ suất lợi nhuận bình quân mô hình TC/BTC là 2,52 lần, nghĩa là cứ một đơn vị đầu tư vốn sản xuất cho mô hình sẽ thu lại 2,52 lần thu nhập. Mô hình QCCT đơn có mức tỷ suất bình quân là 2,56 lần, nghĩa là mất một đồng chi phí cho sản xuất sẽ lời 2,56 đồng doanh thu. Từ đây có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ 2 mô hình này rất cao. Đầu tư sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Đối với mô hình Tôm-Lúa thì hiệu quả đầu tư chưa tốt. Vì mức tỷ suất lợi nhuận thấp nhât chỉ có 0,88 lần. Tức là chi phí sản xuất của mô hình lớn hón thu nhập mang lại. Đây là kết quả rất xấu cho những hộ nuôi mô hình Tôm-Lúa. Hộ có tỷ suất lợi nhuận lớn nhất của mô hình này chỉ có 1,12 lần, rất thấp so với các mô hình khác. Nguyên nhân là do đây là mô hình vừa được áp dụng ở những khu vực thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa thâm canh sang mô hình kết hợp Tôm-Lúa kinh nghiệm sản xuất chưa nhiều, trình độ kỹ thuật còn yếu kém. Những khu vực sâu trong nội đồng bị ngọt hóa nguồn nước vào mùa mưa nên nuôi tôm không mang lại hiệu quả.
Tóm lại NTTS là ngành mang lại lợi nhuận rất lớn, vì giá trị sản phẩm từ ngành này được đánh giá rất cao. Tuy nhiên để sản suất thành công thu được lợi nhuận thì đòi hỏi người nuôi phải có sự chuẩn bị về nguồn vốn cũng như là yếu tố kỹ thuật thật tốt vì đây là ngành chịu nhiều rủi ro, chịu sự ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài. Qua các chỉ tiêu vừa phân tích cũng đánh giá được hiệu quả NTTS của người dân vay vốn của Ngân hàng. Nhìn chung các hộ nuôi mô hình TC/BTC và QCCT đơn rất có hiệu quả, các nông hộ sản xuất đều có lời cao. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn vay trong 2 mô này là rất có hiệu quả. Cần được mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa, đặc biệt là mô hình TC/BTC. Riêng đối với mô hình Tôm-Lúa thì chưa mang lại hiệu quả, các hộ sản xuất bị thua lỗ nặng nề. Những hộ có lời nhưng mức độ không cao. Nguyên nhân là do chế độ điều tiết nước trong sản xuất chưa có sự thống nhất với nhau nên khu vực không đảm bảo nguồn nước trong sản xuất. Dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn trong mô hình này chưa cao.
6.3.6 Khó khăn và mong muốn của hộ nuôi về nuôi trồng thủy sản
a) Khó khăn
Ngành NTTS là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện tự nhiên và môi trường, gây không ít khó khăn cho người nuôi. Qua số liệu ta thấy đa số người dân gặp khó khăn về vốn tín dụng, đất đai và nguồn nước. Trong khó khăn về đất đai và nguồn nước thì tình trạng hiếu nước bị phản ánh nhiều nhất, có tới 20 người đề cập tới, kế đến là sự ô nhiễm về nguồn nước có 15 hộ nói đến.
Ngoài ra đất đai, nguồn nước còn chưa tốt và bị lão hóa. Nguyên nhân là vì những vùng nằm sâu trong nội đồng bị thiếu nước mặn để nuôi tôm và do lịch lịch mở cống ngăn mặn trễ, nước mặn nhập vào muộn. Đặc biệt là đối với mô hình Tôm-Lúa và QCCT.
Bảng 6.23: Khó khăn của người nuôi về tình hình nuôi trồng thủy sản
Diễn giải
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Thiếu nước 20 52,63
Nguồn nước bị ô nhiễm 15 39,47
Chưc tốt 2 5,26
Đất đai và nguồn nước
Đất bị lão hóa 1 2,63
Còn yếu kém 3 60,00
Kiến thức kỹ thuật
Chưa tốt 2 40,00
Vốn và tín dụng thủy sản Thiếu vốn 28 100,00
Kém chất lượng 9 69,23
Chưa tốt 3 23,08
Con giống
Thiếu thông tin về giống 1 7,69
Thức ăn Giá quá cao 1 100,00
Thị trường tiêu thụ Giá thấp 4 100,00
Khả năng quảng lý Trình độ còn yếu 1 100,00
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất và tái sản xuất. Qua điều tra phần lớn người nuôi đang gặp khó khăn về thiêú vốn cho sản xuât rất trầm trọng, có 28 hộ bị thiếu vốn sản xuất chiếm trên 70% trong tổng số hộ khảo sát. Do thiên tai dịch bệnh gây chết tôm hàng loạt, người dân điêu đứng, nợ củ chưa trả xong nên Ngân hàng không giải quyết chô vay thêm vốn nữa.
Ngoài những khó khăn trên thì vấn đề con giống, kỹ thuật nuôi, giá cả thức ăn, thị trường tiêu thụ, khả năng quản lý cũng được nêu lên. Con giống là một yếu rất quan trọng trong quá trình nuôi, chất lượng giống tốt khả năng thành công càng cao và ngược lại có thể mất trắng. Người dân chủ yếu mua con giống từ các trại giống địa phương, quy trình kiểm dịch còn hạn chế nên việc mua được con giống tốt là rất khó khăn. Kết hợp con giống tốt thì yếu tố
kỹ thuật cũng không kém phần quan trọng. Do đa số người nuôi tôm tự phát, thiếu hiểu biết về kỹ thuật, ít được tập huấn dẫn tới khó khăn trong quá trình nuôi. Từ việc trình độ kỹ thuật còn yếu kém đã làm cho khả năng quản lý mô hình nuôi còn yếu. Trong thời kỳ lạm phát lên cao gây ảnh hưởng tơi giá cả thị trường cũng biến động liên tục. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào thì tăng cao nhất là giá thức ăn nhưng thị trường tiêu thụ lại hẹp, người dân bị ép giá, nên làm cho lợi nhuận giảm dần.
b) Mong muốn
Từ những khó khăn trên thì người dân cũng đã đưa ra những đề xuất và mong muốn của mình và được thể hiện cụ thể qua Bảng 6.24.
Bảng 6.24: Mong muốn của người nuôi về nuôi trồng thủy sản
Diễn giải Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Điều tiết lại nguồn nước 19 50,00
Nguồn nước ổn định 10 26,32
Môi trường nước tốt hơn 6 15,79
Đất đai và nguồn nước
Xây dựng các công trình thủy lợi 3 7,89
Kiến thức kỹ thuật Tập huấn kỹ thuật 6 100,00
Vay vốn 23 76,67
Ngân hàng cho vay vốn NTTS thêm 5 16,67 Vốn và tín dụng thủy sản
Được Ngân hàng cho vay 2 6,67
Giống chất lượng 6 54,55
Hổ trợ kiểm dịch 4 36,36
Con giống
Biết thêm nguồn gốc 1 9,09
Thị trường tiêu thụ Giá cả hợp lý 3 100,00
Với những khó khăn về nguồn nước và đất đai thì người dân mong muốn các cấp ngành quản lý có thể điều tiết, ổn định lại nguồn nước cho hợp lý để họ yên tâm sản xuất, quản lý môi trường tốt hơn hạn chế bị ô nhiễm, xây dựng thêm các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất. Trong những mong muốn đó thì điều tiết lại nguồn nước được đặt lên hàng đầu, có 19 hộ mong muốn.
Mong muốn về vốn và tín dụng thủy sản thì người nuôi mong Ngân hàng có thể cho vay vốn thêm đối với những hộ đang vay vốn Ngân hàng để NTTS, vì lượng tiền cho vay quá ít so với mức độ đầu tư. Những hộ còn nợ Ngân hàng thì muốn Ngân hàng cho vay nữa để có thể tái sản xuất lại vì đang thiếu vốn trầm trọng. Do ngành NTTS của địa phương những năm qua đang