Đặc điểm của hộ gia đình nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô (Trang 51 - 65)

Chương 6 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI

6.1 Đặc điểm của hộ gia đình nuôi trồng thủy sản

Đặc điểm của những hộ NTTS ở huyện Giá Rai được thể hiện qua các nguồn lực về lao động, đất đai thuộc quyền sử dụng, tài sản vật chất… Một nguồn lực tốt thì hộ nuôi mới có khả năng đầu tư đầy đủ trong sản xuất.

6.1.1 Tình hình lao động trong gia đình

a) Số người trong gia đình và số lao động tham gia nuôi trồng thủy sản

Thống kê số người trong hộ giúp ta thấy được qui mô hộ gia đình và số người đang trong độ tuổi lao động (18-60 tuổi) của hộ, số lao động chính tham gia nuôi trồng thủy sản.

Bảng 6.1: Số người và số lao động trong độ tuổi lao động tham gia nuôi trồng thủy sản

ĐVT: người

Chỉ tiêu Số

hộ

Trung bình

Độ lệch

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Số người trong gia đình 38 4,82 1,39 2 9

Số người trong độ tuổi lao động 38 4,18 1,71 2 9 Số người trong độ tuổi lao động tham gia

NTTS 38 3,32 1,63 1 9

Theo số liệu thì trong 38 hộ NTTS thì số người trong một gia đình có tối đa là 9 người và trung bình là 4,82 người. Từ đây cho thấy số người trong gia đình khá cao, dẫn tới số người trong độ tuổi lao động của một gia đình cũng cao nhiều nhất là 9 người, và trung bình là 4,18 người. Trong độ tuổi lao động tham gia NTTS thì trung bình có 3,38 người/hộ. Các hộ nuôi tôm ở đây chủ yếu là nuôi cá thể qui mô vừa và nhỏ nên sử dụng lao động gia đình là chính. Số lao động gia đình tham gia NTTS bình quân thấp hơn số lao động bình quân của gia đình. Do bộ phận lao động còn lại đã tham gia vào các hoạt động khác, không tham gia sản xuất trong gia đình.

b) Lao động gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản theo mô hình Do qui mô sản xuất chưa lớn nên gia đình hạn chế thuê thêm lao động.

Mặc dù khác nhau về mô hình nuôi nhưng số người tham gia sản xuất của mỗi mô hình khác nhau không nhiều (Bảng 6.2)

Bảng 6.2: Lao động gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản theo từng mô hình

ĐVT: người

Mô hình chính Mô hình phụ

hình

Chỉ tiêu

TC/BTC QCCT đơn

Tôm - Lúa

Tổng

số TC/BTC QCCT đơn

Cá - Cua

Tổng số Trung

bình 2,60 3,61 3,00 3,32 4,50 1,50 4,00 3,43 LĐGĐ

NTTS

Độ

lệch 1,95 1,78 0,94 1,63 2,12 0,71 1,00 1,72 Trung

bình 1,20 2,57 2,00 2,24 2,50 1,00 2,33 2,00 SLĐ

NAM NTTS

Độ

lệch 0,45 1,12 0,82 1,08 0,71 0,00 0,58 0,82 Trung

bình 1,40 1,04 1,00 1,08 2,00 0,50 1,67 1,43 SLĐ

NỮ NTTS

Độ

lệch 1,52 1,07 0,47 1,00 1,41 0,71 0,58 0,98

Qua điều tra thì lao động tham gia NTTS của mỗi hộ trung bình giữa các mô hình chính không khác biệt nhiều, thấp nhất là lao động trung bình của mô hình TC/BTC 2,6 người và cao nhất là trung bình của mô hình QCCT đơn 3,61 người. Đối với các mô hình phụ thì có sự khác biệt rất lớn, cụ thể là mô hình TC/BTC thì mức trung bình lao động gia đình tham gia NTTS là 4,5 người, mô hình QCCT đơn có mức lao động gia đình tham gia NTTS trung bình là 1,5 người, mô hình Cá-Cua có số lao động gia đình tham gia NTTS trung bình là 4 người. Số lượng nam tham gia lao động trong mô hình TC/BTC của mô hình chính ít hơn lao động nữ. Vì do có sự chênh lệch về giới tình trong gia đình, số người nữ chiếm đa số hơn số người nam trong mô hình TC/BTC. Tuy nhiên đối với mô hình QCCT đơn, Tôm-Lúa, Cá-Cua thì số lượng lao động nam tham gia nhiều hơn số lao động nữ. Vì đây là một ngành nghề thuần nông đòi hỏi sức lực nhiều hơn nên lao động nam là chủ yếu.

Nhìn chung số lao động tham gia sản xuất tùy thuộc vào số người trong gia đình, gia đình nhiều người thì số lao động sẽ được gia tăng và ngược lại.

Nhân tố con người rất quan trọng trong sản xuất, phản ánh lên được khả năng quản lý trong sản xuất cũng như là trình độ kỹ thuật canh tác, số năm kinh nghiệm được tích lũy trong suốt quá trình nuôi.

c) Kinh nghiệm lao động tham gia nuôi trồng thủy sản theo mô hình

Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Dựa vào Bảng 6.3, trong các mô hình chính thì trong 5 hộ nuôi TC/BTC có kinh nghiệm nuôi trung bình 8,8 năm, các hộ nuôi với hình thức QCCT đơn với kinh nghiệm trung bình là 8,1 năm, và hộ nuôi Tôm- Lúa với kinh nghiệm trung bình là 12 năm, không có hộ nào sử dụng mô hình Cá-Cua làm ngành nghề chính trong sản xuất. Mô hình chính là mô hình mang lại thu nhập chính cho gia đình, kinh nghiệm của mỗi hộ được tích lũy dần theo thời gian. Do đặc điểm của vùng là vừa mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế khoảng 10 năm trở lại đây nên kinh nghiệm nuôi của các hộ không chênh lệch nhau nhiều lắm.

Bảng 6.3: Số năm kinh nghiệm theo mô hình

ĐVT: năm

Mô hình Mô hình chính Mô hình phụ

Số hộ Trung

bình

Độ lệch

chuẩn Số hộ Trung bình Độ lệch chuẩn

TC/BTC 5 8,8 6,3 2 13,0 9,0

QCCT đơn 23 8,1 2,7 2 6,5 0,7

Tôm- lúa 10 12,0 4,8 0 0,0 0,0

Cá- cua 0 0,0 0,0 3 7,0 0,0

Đối với các mô hình phụ, đây là mô hình cung cấp phụ thêm thu nhập cho kinh tế gia đình, thông thường thì các hộ sẽ chọn nuôi cua, cá hoặc nuôi kết hợp Cá-Cua. Ngoài ra còn có một số hộ vừa nuôi tôm TC/BTC vừa nuôi tôm QCCT đơn để đề phòng rủi ro cho mô hình chính là TC. Mỗi mô hình TC/BTC và Cá-Cua đều có 2 hộ ứng dụng, riêng đối với những hộ nuôi TC/BTC có kinh nghiệm trung bình là 13 năm vì các hộ này TC cá và cua đã từ lâu. Những hộ nuôi kết hợp Cá-Cua trung bình được 7 năm kinh nghiệm.

Theo bảng thì chỉ có 2 hộ chọn mô hình nuôi QCCT làm ngành nghề phụ, kinh nghiệm trung bình là 6,5 năm. Qua khảo sát thì những mô hình phụ này qui mô không lớn chủ yếu là để tạo thêm phần nhập cho người dân.

6.1.2 Tình hình đất chuyên nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình

Qua Bảng 6.4 thể hiện hầu hết đất chuyên NTTS đều thuộc quyền sở hữu của hộ nuôi và được sử dụng để nuôi tôm. Diện tích đất chuyên NTTS cao nhất là 56.000 m2 và thấp nhất là 300 m2. Đối với nghề chính thì mô hình

TC/BTC có diện tích trung bình 18.000 m2, mô hình nuôi QCCT đơn có diện tích trung bình là 25.769,57 m2, mô hình Tôm-Lúa có diện tích NTTS trung bình là 22.400 m2. Do kinh tế của huyện trước kia là nông nghiệp trồng lúa, mỗi hộ có diện tích canh tác rất nhiều nên khi thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang NTTS các hộ dân ở đây đã chuyển toàn bộ số đất trồng lúa sang nuôi tôm. Chính vì vậy mà diện tích NTTS của vùng rất nhiều.

Bảng 6.4: Diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi

ĐVT: m2

Mô hình chính Mô hình phụ

Chỉ tiêu

TC/BTC QCCT

đơn Tôm - lúa

Tổng số

TC/BTC QCCT

đơn Cá-Cua

Tổng số

Trung

bình 18.000,00 25.769,57 22.400,00 23.860,53 5.150,00 10.000,00 3.833,33 5.971,43 Độ

lệch 10.954,45 11.750,57 14.653,02 12.441,16 6.858,94 0 5.346,34 5.028,82 Nhỏ

nhất 10.000 2.700 10.000 2.700 300 10.000 500 300

Diện tích sở hửu

Lớn

nhất 30.000 50.000 56.000 56.000 10.000 10.000 10.000 10.000 Trung

bình 0 0 10.000 10.000 0 0 0 0

Độ

lệch 0 0 0 0 0 0 0 0

Nhỏ

nhất 0 0 10.000 10.000 0 0 0 0

Diện tích thuê

Lớn

nhất 0 0 10.000 10.000 0 0 0 0

Ngành NTTS là ngành đòi hỏi đầu tư vốn rất lớn nếu thành công thì lợi nhuận rất cao và ngược lại là mất trắng. Vì thế các hộ nuôi chỉ sử dụng đất sở hửu của gia đình không có nhu cầu thuê thêm đất vì sợ tốn nhiều chi phí, sợ gặp rủi ro thì không thể trả tiền thuê đất được. Qua khảo sát thì chỉ có một hộ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đành phải thuê đất để sản xuất.

Đối với các mô hình phụ thì hộ có diện tích nuôi nhìn chung thấp hơn diện tích của mô hình chính. Vì thực tế các hộ nuôi tranh thủ thêm một diện tích nhỏ để cung cấp thêm phần nào thu nhập phục vụ sinh hoạt gia đình. Diện tích thấp nhất là 300 m2 của mô hình TC/BTC, diện tích nuôi lớn nhất của mô hình này là 10.000 m2. Mô hình QCCT đơn thì diện tích ổn định là 10.000 m2,

hộ nuôi mô hình Cá-Cua thì có diện tích thấp nhất là 500 m2, cao nhất là 10.000 m2.

6.1.3 Tài sản của hộ

a) Tài sản không phục vụ cho sản xuất

Qua bảng ta thấy giá trị nhà ở và đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt có sự khác biệt rất lớn. Đối với các mô hình chính thì mô hình TC/BTC là mô hình có giá trị tài sản lớn nhất, giá trị trung bình là 106 triệu đồng. Những hộ này mạnh về tài chính, vật chất, tiện nghi trong nhà đầy đủ hơn. Mô hình Tôm-Lúa có giá trị tài sản là thấp nhất, trung bình là 38 triệu đồng. Khu vực nuôi mô hình Tôm-Lúa thì khó khăn về tài chính hơn, do hiệu quả sản xuất của mô những năm qua không cao. Cuộc sống người dân rất khó khăn, tiện nghi thiếu thốn hơn. Đối với mô hình phụ thì mô hình mô hình TC/BTC cũng vẫn là mô hình có giá trị tài sản lớn nhất, trung bình là 200 triệu đồng và mô hình QCCT đơn là mô hình có giá trị tài sản thấp nhất, trung bình 100 triệu đồng. Tuy có sự chênh lệch về giá trị tài sản lớn nhưng nhìn chung những hộ này giá trị nhà ở và dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt tương đối cao, cho thấy mức sống của ngươi dân ở đây là rất tốt.

Bảng 6.5: Giá trị tài sản nhà ở và dụng cụ phục cho sinh hoạt

ĐVT: triệu đồng

Mô hình chính Mô hình phụ

Chỉ tiêu

TC/BTC QCCT đơn

Tôm - lúa

Tổng

số TC/BTC

QCCT đơn

Cá - cua

Tổng số Trung

bình 106,00 104,78 38,00 87,37 200,00 100,00 163,33 155,71 Giá tri khi

mua sắm

(tr.đ) Độ

lệch 29,66 80,62 17,03 70,17 0,00 28,28 164,42 104,22 Trung

bình 11,00 9,35 5,80 8,63 8,00 14,00 8,67 10,00 Thời đã sử

dụng (năm)

Độ

lệch 5,20 4,81 2,39 4,62 2,83 8,49 2,31 4,76 Trung

bình 10,00 8,22 7,00 8,13 10,00 10,00 9,67 9,86 Thời gian

còn lại có thể sử dụng

(năm) Độ

lệch 0,00 3,80 3,53 3,53 0,00 0,00 4,51 2,61

Thời gian sử dụng tài sản của những hộ này tương đối khá lâu, chủ yếu là sử dụng trên 5 năm. Riêng đối với mô hình TC/BTC và QCCT đơn là lâu nhất. Vì nguồn gốc kinh tế hộ đã giàu từ lâu nên thời gian thừa hưởng lâu hơn.

Mặc khác do trong thời gian này người dân sản xuất có hiệu quả mức sống từ

đó cũng được nâng cao. Chính vì giá trị tài sản khá cao nên thời gian sử dụng còn lại cũng tương đối lâu.

b) Tài sản phục vụ cho sản xuất

Tài sản công trình, máy và thiết bị phục vụ cho NTTS chủ yếu là máy sên, máy bơm nước, dàn quạt, môtơ, lưới rào.v.v. Những hộ nuôi TC/BTC có quy mô lớn và tình hình tài chính tốt thì có giá trị tài sản lớn, trung bình là 22 triệu đồng. Trong các mô hình thì mô hình Tôm-Lúa có giá trị công trình, máy và thiết bị là thấp nhất mứ trung bình đối với mô hình chính là 5,25 triệu đồng và trung bình thấp nhất đối với mô hình phụ là mô hình Cá-Cua 10 triệu đồng.

Thời gian sử dụng không lâu vì địa bàn vừa được chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi tôm trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Thời gian sử dụng chủ yếu của tất cả các mô hình trung bình là 7,01 năm đối với mô hình chính. Các mô hình phụ thì có mức trung bình là 8,58 năm.

Bảng 6.6: Giá trị tài sản công trình, máy và thiết bị phục vụ cho nuôi trồng thủy sản

ĐVT: triệu đồng

Mô hình chính NTTS Mo hình phụ NTTS Chỉ tiêu

TC/BTC QCCT

đơn

Tôm - lúa

Tổng số

TC/BTC

QCCT đơn

Cá – Cua

Tổng số Trung

bình 22,00 9,78 5,25 10,20 12,50 25,00 10,00 15,00 Giá tri khi

mua sắm (tr.d)

Độ

lệch 7,58 5,95 2,96 7,41 3,54 7,07 ,00 7,64 Trung

bình 8,10 7,52 5,30 7,01 13,00 6,50 7,00 8,57 Thời đã sử

dụng (năm)

Độ

lệch 6,99 3,10 2,71 3,73 9,90 0,71 0,00 5,06 Trung

bình 5,40 4,39 4,90 4,66 5,50 6,00 4,33 5,14 Thời gian

còn lại có thể sử dụng (năm)

Độ

lệch 3,21 1,59 2,08 1,95 0,71 5,66 1,15 2,54

6.1.4 Nguồn vốn của hộ

Nguồn vốn của nông hộ hết sức quan trọng đối với qui mô sản xuất.

Nếu tài chính không đủ để đầu tư vào sản xuất thì qui mô sản xuất nhỏ dẫn tới lợi nhuận không nhiều. Mỗi hộ gia đình điều có một nguồn vốn tự có phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra còn có vốn vay từ các tổ chức dụng khác như vay Ngân hàng, vay tư nhân hoặc vay từ bạn bè. Bảng 6.7 sẽ thể hiện về tình hình tham gia tín dụng của hộ nuôi thủy sản tại huyện Giá Rai

Bảng 6.7: Tình hình tham gia tín dụng của hộ nuôi thủy sản.

Tham gia Số hộ Tỷ lệ (%)

Không vay vốn 8 21,05

Có vay vốn từ Ngân hàng 29 76,32

Chỉ vay vốn từ tổ chức khác 1 2,63

Tổng cộng 38 100,0

Qua bảng trên ta thấy đa số hộ nuôi thủy sản thì đều không đủ khả năng tự đáp ứng đủ nguồn vốn cho sản xuất nên phải vay thêm từ bên ngoài. Cụ thể là trong 38 hộ nuôi thì có tới 29 hộ có vay vốn thêm từ Ngân hàng chiếm 76,32% và 1 hộ chỉ vay từ nguồn bên ngoài không vay từ Ngân hàng chiếm 2,63% do hộ này không có đất sở hữu để sản xuất phải thuê đất để nuôi tôm, chỉ có 8 hộ là có khả năng tự đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất của mình, chiếm 22,05%.

Tình hình vốn sản xuất đối với nông hộ NTTS hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Dù các Ngân hàng có gia tăng tín dụng đối với nông thôn, đặc biệt là đối với NTTS nhưng vẫn không thể nào đáp ứng đủ so với nhu cầu hiện tại. Tình hình nợ xấu hiện nay của ngành NTTS ở các Ngân hàng rất cao nên việc giải quyết cho vay thêm hoặc xét cho đối tượng vay vốn lần đầu tiên cũng rất dè dặt. Số vốn vay tự có đã ít, vay từ Ngân hàng cũng không nhiều, người dân đành phải vay mượn thêm từ các nguồn khác với mức lãi suất rất cao.

Những hộ không có đất sở hữu càng khó khăn hơn, phải tốn kém thêm chi phí tiền thuê đất để sản xuất.

6.2 Tình hình vay vốn của hộ nuôi trồng thủy sản từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Giá Rai

6.2.1 Tình hình vay vốn Ngân hàng theo mô hình

Qua điều tra ta thấy, trong 38 hộ NTTS thì có 29 hộ nuôi thủy sản có vay vốn tín dụng từ Ngân hàng NN & PTNT huyện Giá Rai. Trong đó vay TC/BTC chiếm tỷ lệ 17,24%, mô hình QCCT đơn chiếm 58,62% còn lại là của mô hình Tôm-Lúa. Nguyên nhân là do mô hình TC/BTC cần nguồn vốn lớn để đầu tư sản xuất. Trong khi Ngân hàng thì cho vay vốn với số tiền không cao và đặc biệt mức độ rủi ro của mô hình này rất cao việc thẩm định rất gay gắt khó khăn. Người nuôi TC/BTC khó tiếp cận với vốn vay Ngân hàng. Một phần do người dân áp dụng mô hình này có năng lực về tài chính nên hộ tự dựa vào nguồn vốn của gia đình. Đối với mô hình chuyên tôm QCCT đơn, Ngân hàng đầu tư vào nhiều hơn. Đây là mô hình nuôi truyền thống lâu năm, kinh nghiệm nuôi và trình độ kỹ thuật đã được tích lũy lâu năm. Hơn nữa nhu cầu vốn trong

đối tượng này cao hơn. Riêng mô hình Tôm-Lúa do mới chuyển đổi sản xuất không lâu, người dân cần nhiều vốn thêm để sản xuất. Thực hiện theo kế hoạch chuyển đổi đó nên Ngân hàng đã cho vay đối với mô hình này.

QCCT đơn, 58,62%

TC/BTC, 17,24%, Tôm-Lúa,

24,14%

t

Hình 6.1: Cơ cấu vốn vay của nông hộ theo mô hình năm 2009

Qua Bảng 6.8 thể hiện, số tiền vay thực tế theo mô hình thì mô hình TC/BTC có mức vay thấp nhất là 50 triệu đồng, hộ vay cao nhất là 150 triệu đồng, bình quân mức vay là 106,67 triệu đồng. Do mô hình này đòi hỏi mức đầu tư rất lớn, tốn nhiều chi phí đầu tư cao mới sản xuất được nên nhu cầu vay vốn cũng cao. Mô hình QCCT đơn có mức vay thấp hơn so với mô hình TC/BTC. Cụ thể là hộ vay vốn thấp nhất là 10 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng, mức vay trung bình là 41,53 triệu đồng. Do qui mô đầu tư của mô hình nhỏ, chi phí đầu tư không lớn như mô hình TC/BTC nên Ngân hàng cho vay ít hơn. Đối với mô hình Tôm-Lúa thì mức vay thấp nhất là 10 triệu đồng, cao nhất là 54 triệu đồng, mức vay bình quân là 29,43 triệu đồng. Mô hình này có mức vay đa số là thấp vì nhu cầu chi phí sản xuất của các hộ không lớn.

Bảng 6.8: Nguồn vốn vay theo mô hình nuôi từ năm 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

Mô hình nuôi Diễn giải

TC/BTC QCCT đơn Tôm - lúa

Tổng số

Trung bình 106,67 41,53 29,43 51,09

Độ lệch 40,82 25,26 15,44 38,01

Nhỏ nhất 40 10 10 10,00

Lớn nhất 150 100 54,00 150,00

Nhìn chung trên địa bàn người dân chỉ nuôi với hình thức cá thể, qui mô chưa cao, ít thấy mô hình nuôi trang trại hay công ty nên số tiền vay thực tế thấp hơn những địa bàn có hình thức nuôi hợp tác xã, trang trại hay công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)