Đối với nhóm kỳ thị người đồng tính

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thái độ của xã hội về đồng tính ở Việt Nam

2.1.1. Đối với nhóm kỳ thị người đồng tính

Theo tiến sĩ Marie-Eve Blanc31, một giảng viên ở Đại học Montreal, Québec (Canada), người từng nghiên cứu về nguy cơ sức khỏe của nhóm hành vi nam có quan hệ tình dục với nam ở Việt Nam, đồng tính luyến ái chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam là do tư tưởng Khổng giáo. Theo Khổng giáo, người đàn ông nên lập gia đình và sinh con để nối dõi tông đường. Người đồng tính trẻ thường bị áp lực bởi gia đình là phải lập gia đình. Cha mẹ thường cảm thấy an tâm khi con trai họ đã lập gia đình. Nhưng sau khi lập gia đình, đồng tính luyến ái trở thành một bí mật và là cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân. Nhiều người cho rằng đồng tính luyến ái là do ảnh hưởng lối sống của phương Tây.

Tuy nhiên theo tiến sĩ Blanc, điều này không đúng. Ngoài ra, sự du nhập của đạo Cơ đốc càng làm cho thành kiến đối với người đồng tính càng nặng nề. Hơn nữa, hầu như các nước Đông Nam Á đều có thành kiến nặng nề với người đồng tính trừ Thái Lan, đất nước không bị đô hộ bởi Phương Tây trong quá khứ.

Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về vấn đề tình dục và sức khỏe trong nhóm nam quan hệ tình dục với nam. Một kết quả phụ mà các nghiên cứu này xác định được là những người trong nhóm này gặp phải định kiến và phân biệt đối xử: Bị lăng mạ và bạo hành thể xác ở gia đình (Vũ Ngọc Bảo và Philippe Girault, 2005), chịu áp lực phải lấy vợ và có con (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2004), bị chê cười tại trường học, bị sa thải hoặc từ chối tuyển dụng tại nơi làm việc (Vũ Ngọc Bảo và Philippe Girault, 2005). Theo nghiên cứu của iSEE, tỉ lệ người đồng tính bị gia đình chửi, mắng chiếm 15,1%, mức cao nhất trong việc kỳ thị thể hiện qua hành động.32

Xuất phát từ những ngộ nhận rằng đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần, là những biểu hiện bất thường, thói sống tha hóa mà xã hội đã dành cho những người đồng tính luyến ái sự kỳ thị gay gắt, biểu hiện ở hành vi kỳ thị là:

-Coi họ là bất thường, ghê sợ, phân biệt đối xử (trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc…).

-Bôi nhọ, xỉ nhục, lăng mạ, bạo lực thể xác, xa lánh.

31http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_t%C3%ADnh_luy%E1%BA%BFn_%C3%A1i_

%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam

32 http://www.thegioithu3.vn/forum/archive/index.php/t-36756.html

-Đánh đồng hành vi tình dục với những chuẩn mực đạo đức và cho là vi phạm đạo đức nên có thái độ khinh ghét, chối bỏ…

-Ép người có xu hướng tình dục đồng giới phải chuyển sang tình dục dị giới (cưỡng ép hôn nhân, cưỡng đoạt tình dục), gây áp lực đối với họ về trách nhiệm phải làm mẹ, sinh con (cưỡng ép hôn nhân).

-Định kiến giới (cho rằng nam đồng tính thì còn chấp nhận được, còn ở nữ đồng tính thì không thể được chấp nhận). 33

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE về sự kỳ thị của người đồng tính (NĐT) nam tại Việt Nam cho thấy:

- 1,5% cho biết đã bị đuổi học khi bị phát hiện là NĐT.

- 4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở.

- 4,5% cho biết từng bị tấn công và bị đánh đập vì là NĐT.

- 15,1% cho biết bị gia đình chửi mắng vì là NĐT. 34

Người đồng tính còn bị đối xử bất bình đẳng trong công việc, hạn chế cơ hội việc làm, khiến những người đồng tính bị thất nghiệp, mặc dù họ có tài năng thật sự, có khả năng làm việc, thậm chí là tốt hơn những người bình thường khác thì họ vẫn không được chấp nhận và bị sa thải, dẫn đến họ không có công ăn việc làm, không thể nuôi sống bản thân, gia đình, mất đi một phần đóng góp cho xã hội.

Về phần gia đình người đồng tính, rất hiếm gia đình Việt Nam có thể cảm thông thật sự, tạo điều kiện cho người đồng tính được sống cuộc sống hôn nhân hoặc sống chung với bạn tình đồng giới. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi biết con mình đồng tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, chạy vạy tìm cách “chữa trị” hoặc dằn vặt tự trách mình và dằn vặt con mình như kẻ đầy tội lỗi, trong khi một số người khác thì không quan tâm đến con nữa. Phần

33

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=201852

34http://bangaivn.net/forum/index.php?showtopic=41307

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu trang 43 SVTH: Văn Thị Vẹn

lớn nếu không phản ứng quyết liệt thì cũng chỉ lơ đi và kín đáo chấp nhận. Đây là cú sốc đối với các bậc sinh thành.

“Cả khu phố K. vẫn còn bàng hoàng vì cái chết không rõ nguyên nhân của cô bé T.

Cuộc sống gia đình khó khăn, bố mẹ thường xuyên cãi vã, rồi chia tay, T. ở với người bố khá nghiêm khắc và cứng rắn. Một thân, ông cặm cụi nuôi con gái trưởng thành. Sau khi con đỗ đại học, ông chạy vạy lo tiền nong đưa nó lên thành phố ở trọ. Để yên tâm, cuối tuần nào ông khăn gói lên thăm, mang thực phẩm tiếp tế. Nghỉ hè, T. dẫn bạn học về nhà chơi. Ông bố mừng con có bạn có bè. Ông cũng chỉ căn dặn: “Hai đứa phải bảo ban nhau mà học”. Thế rồi có hôm để quên tập tài liệu ở nhà, tranh thủ giờ nghỉ trưa về lấy, bước qua phòng con, ông sững sờ khi chứng kiến cảnh nó đang ôm hôn đứa bạn gái... Mất hết bình tĩnh, ông to tiếng, cấm bạn của con đến chơi, yêu cầu hai đứa cắt đứt quan hệ. T. bị bố nhốt trong nhà. Ông bố khổ sở không dám tâm sự cùng ai, sợ ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình. Áp lực lớn đè trên vai, T. không ăn không ngủ. Những lời nói như đâm vào tim của bố đã đẩy em vào con đường không còn lối thoát. T. uống thuốc tự tử trong sự đau đớn tột cùng của người cha”.35

Nhiều người còn coi đồng tính luyến ái là không bình thường thậm chí là bệnh hoạn đặc biệt là ở nông thôn. Do đó hành vi âu yếm của hai người cùng giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm. Nghiêm trọng hơn, một số người còn coi đồng tính là một bệnh kỳ quái, ghê sợ. Vì thế khi vô tình chứng kiến một hành vi bất kỳ nào đó của người đồng tính họ bị ám ảnh, căng thẳng, vài người còn mất lòng tin vào bạn trai, vào chồng.

Điển hình như câu chuyện sau:

“Năm năm trước, Hoa mới tốt nghiệp ra trường và làm tại một bệnh viện. Cô thường xuyên phải trực vào ban đêm. Công việc tuy vất vả nhưng dần dần Hoa cũng quen. Như thường lệ, đêm đó có cô, Thắng và Huy trực cùng một ca. Sau khi kiểm tra các bệnh nhân lần cuối thì 3 người về phòng của mình ngủ. Đến nửa đêm, Hoa bị đánh thức bởi tiếng nói bên phòng Thắng. Lúc đầu cô nghe như tiếng của hai người yêu nhau: "Em yêu anh nhiều lắm, cưng à, anh chiều em nhé”. Sau đó Hoa giật mình vì phòng bên đó chỉ có

35http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Soc-khi-con-dong-tinh/30202478/114/

Thắng và Huy. Tò mò cô ra khỏi phòng, nhìn qua khe cửa nhỏ vào phòng Thắng. Cô sững sờ hóa ra đó không phải là một đôi trai gái mà chính là Thắng và Huy, hai người chỉ còn mặc mỗi quần "chip". Huy vuốt ve cơ thể Thắng với giọng ẻo lả: “Em đẹp quá, có thích anh làm thế này không?". Hoa chỉ biết chạy thẳng về phòng, nôn thốc ra. Sự việc xảy ra khiến cô không tin vào mắt mình. Giọng nói của Huy vẫn văng vẳng bên tai. Từ đó đến sáng cô không ngủ được. Cả Thắng và Huy đều rất giỏi chuyên môn, là hai người đàn ông đàng hoàng, tử tế mà cô từng biết nhưng sao họ lại thế. Suy nghĩ đó luẩn quẩn bên cô mãi. Sau đêm đó, cô cố gắng hạn chế sự tiếp xúc với cả hai. Trong cô chỉ là cảm giác buồn nôn, rùng mình khi phải gặp giáp mặt với họ. Hoa chia tay mối tình đầu một cách bất ngờ, lý do chỉ có mình cô biết. Khi người yêu có những cử chỉ âu yếm thì hình ảnh Huy và Thắng đang thân mật xuất hiện làm cô co rúm người lại. Cô lo sợ, biết đâu người yêu của mình cũng giống hai anh chàng kia. Mối tình thứ hai, thứ ba cũng trôi đi.

Chỉ cần anh nào muốn vuốt ve là cô lại bỏ chạy. Dần dần cô ghê sợ những động chạm cơ thể và chưa dám kết hôn với ai.

Trường hợp của Ánh cũng tương tự. Cô cũng bị ám ảnh về những cử chỉ yêu đương của hai bạn trai học cùng, nhưng Ánh vượt qua được để lên xe hoa. Chỉ có điều sau khi cưới về Ánh đặt ra hàng loạt câu hỏi dò xét chồng: “Anh có thích đàn ông không, có ngủ chung giường với bạn nam nào không? Anh từng ôm người nào cùng giới nào chưa?”.

Lúc đầu chồng Ánh chỉ cười vì tưởng vợ nói đùa nhưng về sau điệp khúc đó lặp đi lặp lại làm anh khó chịu. Vợ chồng tâm sự nhiều với nhau nhưng chẳng mấy hiệu quả. Giúp Ánh mãi không được chồng cô đâm chán. Hai người đành chọn giải pháp ly thân để Ánh có thời gian bình tĩnh lại”.36

Tóm lại, sự kỳ thị người đồng tính ở Việt Nam biểu hiện dưới nhiều cấp độ. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE thì đa số người đồng tính cảm thấy mình bị kỳ thị qua lời nói mỉa mai, châm chọc hoặc thương hại. Người đồng tính chịu nhiều sức ép từ gia đình, xã hội, đồng nghiệp và bạn bè do sự khác biệt trong xu hướng tình dục của mình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)