CHƯƠNG II. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Tâm lý của những người đồng tính
Từ những khác biệt về xu hướng tình dục mà người đồng tính phải chịu nhiều định kiến và sự ác cảm của xã hội, làm cho cuộc sống người đồng tính gặp vô cùng khó khăn, khổ sở trong nhiều lĩnh vực. Chính điều đó đã đè nặng tâm lý của người đồng tính. Vì thế họ có tâm lý phức tạp, mâu thuẫn với chính bản thân mình.
• Người đồng tính thường có ý định tự sát: Sự không hiểu biết đầy đủ của một bộ phận cộng đồng về loại thiên hướng tính dục đồng giới này đã gây cho người đồng tính luyến ái nhiều khó khăn và thiệt thòi trong đời sống. Nhiều người có tâm trạng bế tắc, chán chường, thậm chí muốn tự tử. Một chuyên gia tư vấn tâm lý nói rằng đa số những học sinh đồng tính thường có tâm trạng hoang mang, cô độc. Điều này có thể dẫn đến nguy hiểm. Họ có thể sa sút tinh thần, có thái độ bướng bỉnh, nhiều học sinh đồng tính thường xuyên có ý định tự sát.
• Những người đồng tính thường cảm thấy cô đơn khi lần đầu tiên có ý thức về sự hấp dẫn đối với người cùng giới của mình. Họ cũng rất lo sợ bị gia đình, bè bạn và cả tôn giáo của mình xa lánh nếu họ bị khám phá ra. Vì những định kiến sai lầm và ác cảm
39 http://cuasotinhyeu.vn/Dong-tinh/Dong-tinh/1127
của cộng đồng đối với người đồng tính luyến ái làm họ khó có thể hội nhập và hòa đồng với xã hội mà thường sống trong sự cô đơn thầm lặng. “L.T.Tuấn là sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Đẹp trai, cao to, nhưng Tuấn lại thường xuyên bị trêu chọc vì những điệu bộ, cử chỉ không được nam tính cho lắm. Mặc dù đã cố giấu, Tuấn đành phải thừa nhận với nhiều người là mình chỉ thích con trai. Cũng từ đó, nhiều người, kể cả một số bạn bè rất thân đều “dè chừng” Tuấn. Dần dần Tuấn sinh ra mặc cảm với chính con người thật của mình. Tuấn cho biết: “Vì là người đồng tính, tôi rất khó hòa nhập được với mọi người. Cuối cùng, cách tôi chọn để có thể “sống thật”, đó là lên các diễn đàn của người đồng tính ở trên mạng. Bạn tôi bây giờ đa phần đều là dân đồng tính cả”. 40
• Một số người đồng tính còn phải sống trong những mặc cảm cá nhân và lo sợ về xu hướng tính dục của mình. Họ hiểu hơn ai hết cái sự đi ngược quy luật tự nhiên của mình nhưng việc ép bản thân phải sống theo quy luật tự nhiên, kết hợp với người khác giới là điều không thể đối với những người đồng tính thật. Sự mặc cảm, đấu tranh giữa một bên là những tiếng gọi thầm kín bên trong con người mình với một bên là quan niệm xã hội, là những kì vọng của gia đình, người thân – những người đồng tính thường phải sống trong nhiều mối e ngại, nhiều sự dằn vặt về tâm lí. Ngay chính bản thân người đồng tính cũng đã rất đau khổ và áp lực trước bản thân, gia đình và xã hội. Họ tự ti, mặc cảm về bản thân mình và phải gánh chịu những định kiến của xã hội, một số người kỳ thị chính bản thân mình: Coi mình là người mang "bệnh kinh niên" và dị thường.
Một bức thư của một người đồng tính đã nói lên cảm xúc thật của mình về đồng tính:
“ Tôi là một người đồng tính luyến ái. Trước khi viết được cụm từ đó ra, tôi đã buộc phải cố gắng hết sức. Trong nhận thức của tôi, đồng tính luyến ái - pê đê, đồng dâm nam là một cái gì đó ghê tởm và mọi rợ, có lẽ những người khác cũng nghĩ về chuyện đó như vậy. Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta rất thường thảo luận những câu hỏi: Đồng tính luyến ái là gì, tội ác hay là bệnh tật? Tôi nhất quyết không đồng tình với ý kiến đầu tiên. Tội ác, đó là hành động mang lại hoặc có thể mang lại những tổn thất nào đó hoàn toàn xác định (về tinh thần, thể chất hay vật chất). Trong
40http://www.caphesang.org/showthread.php?p=60794
trường hợp này (tất nhiên là nếu mối quan hệ là tự nguyện và hoàn toàn không có sự cưỡng bức) thì chẳng có kẻ phạm tội cũng như nạn nhân. Đâu là sự tổn thất ở đây? Dựa trên cơ sở nào mà lại áp dụng cho người đó những hình phạt khắc nghiệt? Chúng tôi đã làm gì chống lại xã hội? Đơn giản là chúng tôi yêu nhau. Khi cùng nhau, chúng tôi thấy được bảo vệ lẫn nhau khỏi bất kỳ một tai ương nào. Một điều duy nhất làm hỏng cuộc sống của chúng tôi: đó là sự lo sợ triền miên. Lo sợ rằng người ta biết được “chuyện ấy”.
Ngay cả mẹ tôi cũng sẽ bị sốc mạnh. Không lẽ tôi không có quyền có những tình cảm riêng tư, không có quyền lựa chọn cho bản thân?”. 41
• Một số người đồng tính còn che giấu không dám bộc lộ thân phận đồng tính của mình nhằm quản lý sự kỳ thị, nói một cách chính xác hơn là để giảm thiểu sự kỳ thị đến từ xã hội và đồng nghiệp. Trong trường hợp này, người đồng tính sẽ chia cuộc sống thành hai thế giới riêng biệt đồng tính và dị tính. Trong thế giới dị tính (họ hàng, công việc, bạn bè), họ cố gắng mô phỏng cuộc sống của người dị tính, chia sẻ những chuẩn mực và giá trị của người dị tính và sống như “một người trong số họ”. Nói cách khác, họ tạo ra một cái bình phong, một vỏ bọc để che giấu thế giới đồng tính của mình. Những người chọn cách sống này vẫn duy trì các mối quan hệ đồng tính và tùy vào hoàn cảnh cá nhân, gia đình và môi trường xã hội mà họ công khai hoặc giữ kín các quan hệ này.
Điển hình: “Một nhà nghiên cứu khoa học nữ khá nổi danh đang sống độc thân ở Hà Nội cũng nhiều lần thổ lộ với bạn bè rằng, mình đã cố nhưng vẫn không thể nào hoà hợp được với người khác giới, chứ đừng nói tới chuyện thích. Thời gian của chị phần lớn là dành cho công việc nghiên cứu, thỉnh thoảng cũng tham gia cố vấn cho một số chương trình khoa học. Hiện nay, chị cặp với một người đồng giới ít tuổi hơn mình. Cố gắng lắm nhưng người ta cũng chưa thể có cái nhìn sâu hơn về chị, bởi hầu như những mối quan hệ có tính riêng tư, chị đều gói kín trong lòng, và rất ít thổ lộ chuyện này với ai, ngoài người bạn tình mà chị chọn. Mỗi lần xuất hiện trước công chúng, ngoại trừ phát biểu về lĩnh vực chuyên môn, chị dường như tránh tiếp xúc với mọi người”. 42
41http://www.scribd.com/doc/20428123/iSEE-ICS-Hoi-Dap-Ve-Dong-Tinh-Luyen-Ai
Ngoài đời, họ cố thể hiện mình là người bình thường trong tất cả các mối quan hệ. Cố gắng dấu giếm che đậy bản thân, cư xử, giao tiếp như những người bình thường. Nhưng khi trở về với khoảng trời riêng, lúc ấy họ mới đối mặt với con người thật của mình. Một sự thật buồn bã và phũ phàng, không dễ gì có thể tìm được sự cảm thông của dư luận, sự sẻ chia của bạn bè, dẫu rằng họ chẳng hề muốn thế. Họ cũng chỉ muốn là một người bình thường như bao người khác, ước mong được sống hoà mình trong một xã hội tiến triển theo đúng quy luật của tạo hoá. Nhưng điều đó quả là chẳng dễ chút nào khi họ là người có giới tính không bình thường.
• Nhiều người đồng tính bỏ qua thiên hướng tình dục thật sự của mình. Chuẩn mực đạo đức trong xã hội được hình thành theo khuôn mẫu của người dị tính. Người đồng tính phải giằng xé đấu tranh với bản thân trước sức ép của cái chuẩn mực ấy. Nhiều người đồng tính bỏ qua thiên hướng tình dục thật sự của mình để có một gia đình dị tính như những người bình thường vì lý do sợ xã hội kỳ thị, nhiều người đồng tính nam đã lập gia đình với phụ nữ và sinh con. Tuy nhiên, họ không cảm thấy hạnh phúc và gây ra đau khổ cho người vợ của mình để khỏi bị dị nghị. Họ sống cuộc đời “tù ngục” về khát vọng, khổ sở đến vô cùng không chỉ với bản thân mà cả bạn đời.
Anh T là một người đồng tính nam. Năm nay đã gần 50 tuổi. Khi hỏi anh về những người tình đã đi qua cuộc đời mình, anh không nhớ nổi chính xác là bao nhiêu người.
Người “kết” được hàng tháng, hàng năm cũng dăm bảy người, còn những mối tình một đêm với những người đồng tính khác thì nhiều không xuể. Những đêm lang thang ngoài đường tìm bạn tình, gặp được người cảm thông, anh và họ lên xe đến nhà nghỉ, thậm chí
“hành sự” ngay tại bãi cỏ ngoài công viên. Đang khát tình lại được thoả mãn, tìm được bạn tình là điều quá hạnh phúc, vì thế anh cũng không nhớ gì đến biện pháp để tự bảo vệ mình khỏi bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Song việc lại đường ai nấy đi, có khi gặp lại cũng không nhớ mặt, mà nếu nhớ, cũng phải giữ im lặng, như chưa từng quen biết. Là một người đồng tính nam nhưng anh T cũng là con trai cả trong một gia đình nề nếp, gia phong. Cứ nghĩ đến một ngày nào đó, bố mẹ anh, vốn là hai nhà giáo dạy môn
42http://www.tin69.net/d%E1%BB%95i-gi%E1%BB%9Bi-tinh-d%E1%BB%83-s%E1%BB%91ng-v%E1%BB
%9Bi-b%E1%BA%A1n-tinh/
văn học biết thằng con trai ngoan ngoãn, hiền lành, có phần nhút nhát như con gái lại là dân “bóng” thì anh lại sợ đến rùng mình, không dám nghĩ tiếp. Không biết ông bà có thể chịu được cú sốc đó? Vì thế, năm 29 tuổi, anh dẫn về nhà một cô bạn gái rất hiền lành, đoan trang làm cùng công ty với anh. Cô “chết” anh bởi sự dịu dàng, tinh tế, hiền lành.
Sau đó, hai người nên duyên vợ chồng và cũng đã có đứa con trai. Thế nhưng, gia đình nhỏ với người vợ hiền, thằng bé xinh trai, láu lỉnh ấy cũng không đủ sức giữ chân anh.
Trong anh vẫn có niềm thôi thúc tìm những chàng trai có bờ vai rộng để anh tựa vào đó, để che chở cho anh... Cứ thỉnh thoảng, anh lại trốn vợ con đi công tác vài ngày để tìm đến cuộc sống đích thực mà anh đang mơ tới, những người đàn ông biết vỗ về, an ủi anh.
Trong những cuộc vui vụng trộm, đầy khát khao như thế, cả anh và đối tác dường như chẳng bao giờ nghĩ đến phải bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Rồi khi về với vợ con, anh lại trở thành một người đàn ông mà không biết rằng mình có nguy cơ truyền bệnh nguy hiểm cho vợ. 43
• Tình trạng định kiến, phân biệt đối xử và bạo lực phổ biến đối với người đồng tính luyến ái là những mối lo ngại lớn về sức khỏe, tinh thần và tâm lý. Nó gây stress cho người đồng tính luyến ái. Mặt khác, trong khi một phương thức quan trọng để đối phó với stress là cậy nhờ vào những người hỗ trợ, thì sự kỳ thị và phân biệt đối xử lại khiến người đồng tính luyến ái gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết. Bởi họ sống khép kín không dám công khai nên không dám kêu gọi sự giúp đỡ, cũng như xã hội cũng không biết để giúp đỡ họ khi gặp khó khăn.
N.H.Nam (ở Phủ Lý, Hà Nam) vẫn còn nhớ như in ngày Nam “tự thú” với gia đình tình yêu của mình. Ban đầu, bố mẹ Nam nghĩ Nam chỉ đùa. Nhưng sau khi nhìn ánh mắt khá đặc biệt của “cặp đôi”, bố Nam đã nổi giận đùng đùng đuổi Nam ra khỏi nhà. “Phải mất rất nhiều thời gian tôi mới dám về nhà để đối mặt với bố mẹ. Tôi phải chia tay với
“người yêu” của mình và trở lại sống trong vỏ bọc của một chàng trai. Bố mẹ nhìn tôi khác đi và thường xuyên dặn dò tôi tuyệt đối không được “bật mí” giới tính của mình cho ai biết” – Nam chia sẻ. Không được tự do yêu đương hoặc yêu đương lén lút nên Nam và nhiều bạn bè đồng giới khác thường mắc các chứng bệnh liên quan đến tâm lý. Để có thể
43 http://cuasotinhyeu.vn/Dong-tinh/Dong-tinh/5119
sống như một người bình thường, họ buộc phải yêu và lập gia đình với những người khác giới dẫn đến nhiều cuộc hôn nhân bị đổ vỡ. “Đã đến lúc pháp luật phải coi đồng tính là giới tính thứ 3, có các quyền như 2 giới tính còn lại” – Nam chia sẻ. 44
• Một số khác khi không chịu nổi cái nhìn ác cảm của xã hội về giới tính của mình thì có những suy nghĩ tiêu cực, phản kháng lại xã hội, chống đối lại xã hội để tự bảo vệ mình. Từ đó mới nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội tiêu cực từ nhóm người đồng tính như làm lây lan căn bệnh HIV/AIDS, hoặc tham gia vào những chuyện phạm pháp khác...
• Một số ít người đồng tính có mong muốn thay đổi xã hội: Đây là một cách suy nghĩ tiêu biểu muốn thay đổi nhận thức và giá trị xã hội theo chiều hướng có lợi cho nhóm đồng tính – một nhóm vốn bị coi là thiểu số và yếu thế so với các nhóm khác trong xã hội. Người đồng tính lựa chọn chiến lược thay đổi xã hội sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động chống kỳ thị người đồng tính, tổ chức vận động xã hội và cung cấp thông tin kiến thức đúng về người đồng tính. Ở một mức độ cao nhất, họ vận động chính phủ ra luật bảo vệ quyền của người đồng tính và chống phân biệt đối xử. Họ hy vọng pháp luật sớm thừa nhận và bảo vệ để có thể tìm lại chính mình.
Nhìn chung, người đồng tính khó khăn hơn người dị tính về cơ hội tìm kiếm bạn tình, bộc lộ con người thật sự của mình, cộng thêm sự kỳ thị ở người thân và xã hội, lại càng khó khăn để cân bằng tâm lý. Chính họ cũng tự kỳ thị bản thân do mặc cảm đang làm điều trái với chuẩn mực xã hội được dạy dỗ, trở nên tự cô lập hoặc phản kháng với cái đa số. Bước vào thế giới của những người đồng tính mới thấy có nhiều điều khập khiễng, nó hoàn toàn trái ngược với quy luật của xã hội, mà người ta chưa thể đưa ra một nhận định hay kết luận gì sát thực nhất. Song có một điều rằng, cuộc sống của họ phải chịu đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE, 67,25% trong tổng số 3.231 người trả lời hoàn toàn bí mật hoặc gần như bí mật về bản dạng đồng tính của mình và 18.66% trong số họ có dự định lập gia đình. Hai lý do
44
http://www.caphesang.org/showthread.php?p=60794
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu trang 52 SVTH: Văn Thị Vẹn
lớn nhất để người đồng tính nam muốn giữ bí mật xu hướng tình dục là lo sợ bị xã hội kỳ thị (41%) và sợ gia đình không chấp nhận (39%). Các số liệu thống kê của viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE cho thấy 20% người được hỏi đã bị mất bạn bè khi bị phát hiện là người đồng tính và 95% đã từng nghe người khác nói đồng tính là không bình thường. Chính vì vậy mà sống giấu giếm, che đậy thân phận đồng tính vẫn là tâm lý phổ biến nhất trong cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam hiện nay.45