CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRƯỚC HIỆN TƯỢNG ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.5. Những giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước trước hiện tượng đồng tính ở Việt Nam hiện nay
Trong phần này người viết chỉ đề cập đến những vấn đề Nhà Nước cần giải quyết trước hiện tượng đồng tính thật (bẩm sinh), chứ không nói đến đồng tính giả. Vì đồng tính giả chỉ là vấn đề về xã hội: lối sống và đạo đức. Đó chỉ là một xu hướng tình dục giả và sẽ trở về với giới tính thật của mình nên chỉ cần những giải pháp từ phía xã hội, gia đình và ý thức cá nhân. Còn đồng tính thật là một hiện tượng lâu dài mà từ họ có nhiều vấn đề mà chính quyền và Nhà Nước cần quan tâm và điều chỉnh.
Trước hiện tượng đồng tính thật (gọi tắt là đồng tính) và những hành vi tiêu cực từ hai phía: người đồng tính và cả người khác gây ra cho người đồng tính ảnh hưởng đến hành lang an toàn xã hội, đặt ra cho Nhà Nước phải làm gì để giải quyết vấn đề như đã phân tích ở trên đó là vấn đề việc làm, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người đồng tính
trước những định kiến khắt khe của xã hội, cũng như tệ nạn mại dâm và vi phạm pháp luật, làm thế nào để ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Vấn đề là ở đâu, nếu như những người đồng tính được nhìn nhận một cách bình đẳng về nhân quyền thì thực trạng tiêu cực đó có đẩy lùi được không? Đây là vấn đề mà Nhà nước phải quan tâm và kịp thời giải quyết. Vì vậy trước tình hình đó, người viết đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như sau:
− Thứ nhất, cần có sự lên tiếng của chính quyền xóa bỏ những kỳ thị, bất công trong thế giới người đồng tính. Vì vậy, Nhà Nước nên ban hành luật bình đẳng giới cho người đồng tính. Để những người đồng tính có cuộc sống bình thường như những người bình thường trong xã hội, không bị kỳ thị và lên án, không bị phân biệt đối xử trong công việc và tất cả các lĩnh vực khác. Vì nhiều nguyên nhân sau:
Đồng tính tồn tại trong xã hội của chúng ta đã từ rất lâu. Đại bộ phận xã hội đều coi đồng tính luyến ái như là một tội lỗi hay một cái gì đó thật đáng ghê tởm. Nhưng người viết cho rằng thật không công bằng khi nghĩ như thế vì bất kỳ ai chỉ bởi vì xu hướng tính dục của họ khác với phần đông đại đa số. Vì thế, người viết hoàn toàn đồng ý quan hệ đồng tính nên được xã hội chấp nhận để đảm bảo nhân quyền và bảo vệ người đồng tính khỏi phân biệt và định kiến.
Người đồng tính luyến ái cũng là con người và họ cũng bình thường như bao con người khác chính vì lý do đó nên họ cũng phải được hưởng đầy đủ những quyền con người như những công dân khác trong xã hội. Trong đó có quyền được sống thật với xu hướng tính dục của bản thân hay nói cách khác, có quyền được lựa chọn cho mình một tình yêu. Tất cả chúng ta ai cũng có quyền như thế. Và những người đồng tính luyến ái cũng có quyền như thế. Theo điều 52, Hiến pháp Việt Nam: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Đó cũng là một trong những quyền của họ. Trong khi chúng ta (những người bình thường) có quyền được lựa chọn một người khác giới để chia sẻ những ham muốn về tình yêu và hạnh phúc, thì những người đồng tính luyến ái cũng có quyền được lựa chọn một người cùng giới để chia sẻ những ham muốn ấy. Vì vậy nên xóa bỏ định kiến và kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người đồng giới bằng việc đưa ra luật bình đẳng giới cho người đồng tính.
− Thứ hai, nên đưa ra quy định cấm mại dâm giữa những người đồng tính để có cơ sở chế tài xử lý, ngăn chặn việc quan hệ tình dục đồng giới bừa bãi gây mất trật tự xã hội và hạn chế lây lan căn bệnh HIV/AIDS trong xã hội. Nếu không được quy định cụ thể vấn đề này thì khi phát hiện vi phạm các cơ quan chính quyền rất khó xử lý. Và những người vi phạm sẽ không dừng lại và tiếp tục vi phạm. Đây là một lỗ hổng của pháp luật nước ta hiện nay cần khắc phục kịp thời trước sự diễn biến phức tạp của mại dâm đồng tính, vì mại dâm đồng tính không thể đưa vào xử lý giống như mại dâm giữa những người dị tính được pháp luật quy định từ trước.
− Thứ ba, cho phép những người đồng tính được phép kết hôn với nhau, để ngăn chặn và đẩy lùi những tệ nạn xã hội như: Mại dâm, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và những hành vi tiêu cực khác.
Vì rằng khi những người đồng tính được pháp luật thừa nhận và hợp thức hóa hôn nhân thì họ có thể chung sống với nhau một cách hợp pháp, công khai và lâu dài, hạn chế tình trạng lén lút, che đậy và quan hệ tình dục đồng giới bừa bãi, với những người đồng tính không công khai thì có thể lây lan cho người chồng hoặc người vợ đã kết hôn với họ.
Và cái vòng lây lan căn bệnh thế kỷ ấy sẽ tiếp tục lan rộng. Vì vậy, cho phép người đồng tính kết hôn sẽ hạn chế mại dâm và lây nhiễm HIV/AIDS.
Và khi được pháp luật thừa nhận, dần dần xã hội sẽ xóa bỏ những định kiến đối với người đồng tính đã tồn tại bấy lâu, không còn bị phân biệt đối xử. Khi ấy, người đồng tính sẽ không còn mặt cảm tội lỗi, không còn phải che đậy và sẽ được sống thật với giới tính của mình, không còn áp lực tâm lý, và những gánh nặng về công ăn việc làm...
Không còn những suy nghĩ tiêu cực hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật do người đồng tính gây ra.
Khi có một gia đình thật sự, được kết hôn với tình yêu mà người đồng giới đã lựa chọn, họ không còn bị xã hội lên án và kỳ thị. Họ sẽ không còn khó khăn khi tìm kiếm bạn đời vì họ có thể công khai mà không gặp một trở ngại nào, từ đó sẽ không bị dụ dỗ và rơi vào cảm bẫy do người khác gây ra cho họ, người đồng tính sẽ không còn là đối tượng để người khác lừa gạt và thực hiện những hành vi bất chính.
Khi được pháp luật thừa nhận hợp thức hóa hôn nhân, người đồng tính sẽ được sống thật với tình yêu và bản chất giới tính của mình, không còn bị pháp luật, gia đình và xã hội ngăn cấm, nên người đồng tính sẽ không còn phải đi thay đổi giới tính. Hạn chế tình trạng chuyển đổi giới tính bừa bãi mà luật pháp ngăn cấm như người viết đã đề cập ở phần trên, theo nghị định 88/2008/NĐ-CP.
Hơn nữa, họ nên có quyền được kết hôn với người mình yêu. Ở Việt Nam theo khoản 5, điều 10, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới. Kết quả là bất kể họ có yêu nhau chân thành, bền vững đến mấy đi chăng nữa, nhưng vì không có giấy phép đăng ký kết hôn nên họ không có quyền hợp pháp trong việc quyết định tương trợ cho nhau phòng khi một trong hai không còn khả năng về mặt tài chính, y tế … hay không thể tự trao quyền thừa kế tài sản cho người bạn đời của mình.
Theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định, khi không phải là vợ chồng hợp pháp theo pháp luật thì sẽ không có quyền thừa kế tài sản hợp pháp của vợ (chồng) theo pháp luật (chỉ có thể thừa kế theo di chúc). Và nếu như những vấn đề về gia đình phát sinh, họ cũng không được luật hôn nhân và gia đình đứng ra giải quyết. Không có sự thừa nhận của pháp luật, họ không được hưởng đầy đủ những quyền lợi hôn nhân như những cặp vợ chồng bình thường khác. Thật là không công bằng khi tất cả những người dị tính luyến ái được sống hạnh phúc bên cạnh những người mình yêu còn những người đồng tính luyến ái thì không thể. Nếu ai đó không thể sống đúng với xu hướng tính dục của mình, không thể được kết hôn với người mình yêu, anh ta hay cô ta không thể được coi như một con người hoàn toàn như đúng nghĩa của nó. Chúng ta luôn phấn đấu cho một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Thế nhưng bình đẳng ở đâu khi mà những người xung quanh chúng ta không thể được hưởng những quyền cơ bản của con người như chúng ta.
Một số người phản đối hôn nhân đồng giới và có ý kiến cho rằng đồng tính luyến ái là
“ trái với tự nhiên”. Nhưng tự nhiên rất phong phú và hoàn toàn không phụ thuộc vào quan niệm của con người. Dù con người quan niệm thế nào thì trong tự nhiên bao giờ cũng có đa số và thiểu số khác biệt, dị biệt. Luôn luôn có đa số người thuận tay phải và có một số ít người thuận tay trái (mà đến bây giờ khoa học vẫn chưa có lời giải đầy đủ).
Thường thì các loài cây muốn ra quả thì hoa cái phải được thụ phấn từ hoa đực. Nhưng
cũng có một ít loài cây lưỡng tính có thể tự kết trái. Động vật có vú thì thường sống trên cạn, nhưng cá voi là động vật có vú lại sống dưới nước. Chẳng lẽ như vậy là trái lẽ tự nhiên? Hiện tượng đồng tính luyến ái không chỉ xảy ra ở loài người mà còn ở khá nhiều loài vật khác. Phải chăng những con vật đó cũng đua đòi, ăn chơi, vi phạm đạo đức? Vấn đề là ở chỗ, con người thường quen coi những gì giống với số đông, thuộc về số đông, được số đông thừa nhận như là “quy luật” (cả tự nhiên lẫn xã hội). Vì vậy, những gì khác với số đông thì bị coi là trái quy luật và thường không được chấp nhận, nhất là ở những nơi có nhiều thành kiến.
Mặt khác, cứ cho đồng tính là trái với tự nhiên đi, vậy thì chúng ta phải xem xét lại “ tự nhiên” nghĩa là gì và liệu rằng có phải tất cả những thứ thuộc về tự nhiên đều tốt. Ví dụ như bão lụt, thiên tai, bệnh tật, cái chết… đều là những cái rất tự nhiên, nhưng thử hỏi, chúng có tốt không? Hoặc những thứ do chính bàn tay và khối óc do con người tạo ra như áo quần, thuốc men, máy tính, máy giặt… tất cả những thứ này đều không thuộc về tự nhiên, thế tại sao chúng ta vẫn cần đến chúng. Vì thế chắc chắn không thể suy luận một cách bừa bãi rằng những gì trái với tự nhiên đều xấu, đều vô giá trị.
Hơn hết, dù cho pháp luật không thừa nhận hôn nhân hợp pháp cho người đồng tính thì những người đồng tính vẫn sẽ sống chung dù bất cứ hình thức nào kể cả không hợp pháp, công khai hoặc lén lút, họ vẫn có thể tổ chức đám cưới truyền thống vì nó không trái pháp luật, dù đó vẫn không được pháp luật thừa nhận vì không được đăng ký kết hôn.
Mà như vậy càng gây rối xã hội, vì cấm nhưng vẫn làm, và không có cơ sở để xử lý.
Điển hình một đám cưới gần đây của đôi bạn đồng tính trẻ đã gây xôn xao dư luận. Tóm lược nội dung vụ việc:
Đám cưới của hai bạn trẻ đồng tính nữ Quang Minh và Thùy Linh được tổ chức linh đình ngày 14/12/2010 vừa qua, khiến không ít người bị sốc.
Trước đó, Q.M và T.L đã quen và yêu nhau được khoảng hơn 1 tháng. Tuy thời gian không dài, nhưng họ yêu nhau thắm thiết. "Cô dâu", hiện đang học tại trường Quốc tế Raffles Hà Nội, còn
"chú rể" đang làm giám đốc dự án của một công ty truyền thông quảng cáo ở Hà Nội. Sau đám cưới, cặp đôi này về chung sống cùng với bố mẹ.
Ảnh chụp đám cưới của đôi đồng tính nữ
Đám cưới được tổ chức hoành tráng, những người đến dự đám cưới hôm đó chủ yếu là các bạn trẻ, một số người cũng thuộc thế giới thứ ba (người đồng tính). Mọi người đều ủng hộ, cảm thông và động viên cho hạnh phúc của cặp đôi đặc biệt này. Mẹ của chú rể cũng có mặt trong ngày hạnh phúc của con mình.70
Xung quanh đám cưới xã hội có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, có người cảm thông nhưng cũng có không ít người phản đối. Thậm chí có người cho rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu cho dư luận, cần xử lý.
Theo nhận xét cá nhân người viết, bản chất của hôn nhân là sự tự nguyện để đi đến hạnh phúc lâu dài về sau giữa một người nam và một người nữ. Xét về khía cạnh này thì đương nhiên giữa đôi bạn trẻ này là sự tự nguyện trong tình yêu giữa những người đồng tính với nhau. Nhưng về mặt luật pháp thì sự tự nguyện để đi đến hôn nhân này hoàn toàn bị nghiêm cấm. Theo khoản 5, Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 hiện hành cấm việc kết hôn giữa những người đồng giới với nhau và đương nhiên về mặt pháp luật tư cách vợ chồng của họ không được thừa nhận vì không được đăng ký kết hôn. Đám cưới đồng tính là một nét văn hóa bình thường, chẳng có gì là trái với tự nhiên cả. Trên thực tế, dù có chấp nhận hôn nhân đồng tính hay phủ nhận nó, những người đồng tính vẫn là những cặp đôi sống hạnh phúc bên nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự chấp nhận kết hôn hay không chỉ là hành động hợp pháp cho cuộc sống của những người đồng tính. Cũng như sự kết hợp của các đôi dị tính, họ cũng có những gam màu sắc thái tình cảm trong cuộc sống lứa đôi thì những người đồng tính cũng giống họ vậy thôi. Không nên lên án sự bền chặt hay đổ vỡ của các cặp đồng tính, vì là con người ai cũng có sự
70http://www.doisongphapluat.com.vn/story.aspx?id=7828&lang=vn&zone=36&zoneparent=0
nhầm lẫn hoặc sai lầm và cũng giống như các cặp đôi dị tính, người đồng tính cũng không ngoại lệ. Sự hợp tan trong cộng đồng người đồng tính cũng nằm trong quy luật đó thì tại sao dư luận cho rằng người đồng tính đua đòi và không chín chắn?.
Từ việc hai bạn trẻ đồng tính tổ chức đám cưới chúng ta phải xem xét và nhìn nhận hiện tượng này một cách nghiêm túc dù việc tổ chức đám cưới của họ đã ít nhiều tạo ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội. Nhưng suy cho cùng đó cũng là một hiện tượng, một "nhu cầu" có thực. Nói một cách rộng hơn thì người đồng tính cũng là con người, họ có quyền được sống, được đối xử bình đẳng, được hưởng mọi quyền lợi như những người bình thường khác. Họ chỉ là những người "khiếm khuyết" về mặt giới tính và xã hội nên có cái nhìn rộng lượng hơn với họ.
Từ đám cưới của cặp đôi đồng tính này, chắc chắn sau này sẽ còn nhiều đám cưới đồng tính diễn ra nếu các bậc cha mẹ chấp nhận giới tính thật của con em mình, và họ nên hiểu rằng không phải là những đứa con hư khiến họ phải xấu hổ. Vì đồng tính cũng đơn giản là một giới tính không có gì đáng xấu hổ.
Vì những lý do mà người viết đã phân tích, Nhà nước nên nhìn nhận lại một cách toàn diện vấn đề có nên chấp nhận hôn nhân cho người đồng tính hay không. Theo thống kê hiện nay nhiều nước tiến bộ trên thế giới đã cho phép người đồng tính kết hôn. Nhà nước và xã hội cần thấy rằng đồng tính luyến ái bẩm sinh không có hại cho cộng đồng vì không lây lan, chỉ thuộc một số người hạn chế, không hề đe dọa sự tồn tại của giống loài.
Các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định rằng, xã hội nào cũng có hiện tượng tình dục đồng giới, biểu hiện đồng tính luyến ái như nhau. Tỉ lệ người đồng tính luyến ái gần như không thay đổi ở mọi xã hội, thời đại. Họ chiếm khoảng 3-5% dân số mỗi quốc gia, tỉ lệ này gồm cả người có quan hệ luyến ái với người cùng giới ở mức độ thỉnh thoảng. 71 Vì vậy, sẽ không có chuyện người đồng tính thống trị hết xã hội, họ mãi mãi chỉ là người thiểu số.
71http://www.scribd.com/doc/20428123/iSEE-ICS-Hoi-Dap-Ve-Dong-Tinh-Luyen-Ai