Phân tích doanh thu bán hàng

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bảo hiểm quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 45)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ 24

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

4.1.1 Phân tích doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng năm 2008 đạt 2.151.991 ngàn đồng, sang năm 2009 là 4.882.234 ngàn đồng tăng 2.730.243 ngàn đồng tương đương với mức tăng tương đối 126,8%. Doanh thu bán hàng mang lại nguồn doanh thu lớn trong tổng doanh thu, chiếm tỷ trọng 99%. Năm 2010 doanh thu bán hàng đạt 6.759.373 ngàn đồng với mức tăng tuyệt đối là 1.877.139 ngàn đồng và mức tăng tương đối là 38,4% so với năm 2009., chiếm tỷ trọng 99,9% trong tổng doanh thu..

Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để Công ty hoạt động, trang trải các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo nghiệp vụ và địa bàn, việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của Công ty , biết được nghiệp vụ nào, địa bàn nào có doanh thu cao, nghiệp vụ nào có nhu cầu cao trên thị trường, nghiệp vụ nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất.

4.1.1.1 Doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ

Để thấy rõ được sự biến động của doanh thu trong từng nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu tỷ trọng của từng loại nghiệp vụ trong tổng doanh thu Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới năm 2008 chiếm tỷ trọng cao nhất (44,84%) trong tổng doanh thu. Tiếp đến là doanh thu bảo hiểm kỹ thuật (30,39%), chiếm tỷ trọng thứ ba là doanh thu bảo hiểm con người (11,64%), thứ tư là doanh thu từ bảo hiểm tài sản (7,68%). Năm 2009 tuy có sự thay đổi về tỷ trọng các loại doanh thu nhưng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới vẫn đứng vị trí số một (42,62%). Đứng thứ hai là doanh thu bảo hiểm kỹ thuật (28,27%), tiếp đến là doanh thu bảo hiểm tài sản (13,00%), đứng thứ tư là doanh thu từ bảo hiểm con người. Năm 2010 tỷ trong doanh thu của các nghiệp vụ giống như năm 2009, không có sự thay đổi đáng kể.

GVHD: Th.s Trần Quế Anh 38 SVTH: Trần Thanh Hải

Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm con người Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm tàu thuyền Bảo hiểm hàng hóa Bảo hiểm hỗn hợp

Hình 2: Tỷ trọng các loại doanh thu theo nghiệp vụ qua 3 năm 2008-2010

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

GVHD: Th.s Trần Quế Anh 39 SVTH: Trần Thanh Hải Bảng 3: DOANH SỐ BÁN HÀNG THEO NGHIỆP VỤ NĂM 2008-2010

ĐVT: 1000đ

(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)

Năm Chênh lệch

2009/2008

Chênh lệch 2010/2009 Nghiệp vụ

2008 Tỷ trọng

2009 Tỷ trọng

2010 Tỷ trọng

Số tiền % Số tiền %

Bảo hiểm xe cơ giới 965.000 44,84 2.081.000 42,62 2.686.851 39,75 1.116.000 115,6 1.605.851 77,2 Bảo hiểm kỹ thuật 654.000 30,39 1.380.000 28,27 1.720.936 25,46 726.000 111,0 340.936 24,7 Bảo hiểm con người 250.576 11,64 600.000 12,29 910.488 13,47 349.424 139,4 310.488 51,7 Bảo hiểm tài sản 165.078 7,68 634.784 13,00 1.049.055 15,52 469.706 284,5 414.271 65,3 Bảo hiểm tàu thuyền 98.147 4,56 169.783 3,48 351.487 5,20 71.636 73,0 181.704 107,0 Bảo hiểm hàng hóa 12.365 0,57 5.742 0,12 10.139 0,15 (6.623) -53,6 4.397 76,6 Bảo hiểm hỗn hợp 6.825 0,32 10.925 0,22 30.417 0,45 4.10 60,1 19.492 178,4 Tổng cộng 2.151.991 100,0 4.882.234 100,0 6.759.373 100,0 2.730.243 126,8 1.877.139 38,4

Qua bảng số liệu (bảng 3) ta thấy tổng doanh thu bán hàng từ các nghiệp vụ năm 2009 tăng cao so với năm 2008. Đặc biệt năm 2010 hầu hết doanh thu đều tăng mạnh. Doanh thu từ các nghiệp vụ có sự chênh lệch đáng kể, doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kỹ thuật là rất lớn, mức tăng của hai nghiệp vụ này quyết định mức tăng trong tổng doanh thu bán hàng, cụ thể:

Doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới năm 2009 đạt 2.081.000 ngàn đồng tăng 1.116.000 ngàn đồng so với năm 2008 (965.000 ngàn đồng), với mức tăng tương đối là 115,65%. Doanh thu năm 2010 đạt được 2.686.851 ngàn đồng tăng 1.605.851 ngàn đồng so với năm 2009 (2.081.000), với mức tăng tương đối 77,2%. Doanh thu tăng mạnh nguyên nhân chính là sự ra đời của Quyết định số 23 của Bộ tài chính ngày 29/4/2007 về chế độ BHBB TNDS chủ xe cơ giới và Thông tư liên tịch của Bộ tài chính - Bộ công an số 16/2007 ngày 07/11/2007 hướng dẫn việc phối hợp thực hiện chế độ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đã tạo điều kiện pháp lý để bảo hiểm phát triển. Trong doanh thu bảo hiểm xe cơ giới thì chủ yếu thu từ bảo hiểm xe gắn máy và bảo hiểm xe ôtô. Ngày này các xe có phân khối lưu thông trên đường đều bắt buộc phải có bảo hiểm. Đặc biệt là xe ôtô, môtô, xe gắn máy. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi để cho Công ty Bảo hiểm khai thác mở rộng nghiệp vụ bảo hiểm này.

Doanh thu từ bảo hiểm kỹ thuật chủ yếu là bảo hiểm xây dựng lắp đặt, năm 2008 doanh thu đạt 654.000 ngàn đồng, sang năm 2009 là 1.380.000 ngàn đồng tăng 284,54% so với năm 2008. Doanh thu từ bảo hiểm kỹ thuật năm 2010 đạt được 1.720.936 ngàn đồng, tăng 24,7% tương đương 340.936 ngàn đồng so với năm 2009. Nhóm nghiệp vụ kỹ thuật bao gồm các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm máy móc xây dựng, bảo hiểm đổ vỡ máy móc... Đây là nhóm nghiệp vụ mới phát triển nên công ty đã chú trọng phát triển nghiệp vụ này.

Các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp, bảo hiểm con người năm 2009 đạt 600.000 ngàn đồng tăng 139,45% so với năm 2008, năm 2010 tăng 51,7%( 310.488 ngàn đồng) so với năm 2009. Do việc cạnh tranh gay gắt nên các công ty bảo hiểm đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm y tế chất lượng cao, có thể khám bệnh và điều trị tại bệnh viện với đội ngũ bác sĩ nổi tiếng đã thu hút được nhiều người tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm tài sản gồm: bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm rủi ro tài sản. Doanh thu bảo hiểm tài sản năm 2008 là 165.078 ngàn đồng, 2009 là 634.784 ngàn đồng tăng 469.706 ngàn đồng so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.049.055 ngàn đồng, tăng 65,3% so với năm 2010. Doanh thu từ nghiệp vụ này tuy có tăng qua ba năm nghiên cứu nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu.

Bảo hiểm tàu thuyền gồm: bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm tàu ven sông biển, bảo hiểm du thuyền. Doanh thu bảo hiểm tàu thuyền năm 2008 đạt 98.147 ngàn đồng, năm 2009 là 169.783 ngàn đồng tăng 73,0% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh thu từ bảo hiểm tàu thuyền đạt 351.487 ngàn đồng tăng 181.704 ngàn đồng so với năm 2009. Nguyên nhân do tình hình kinh tế ngày càng phát triển, các loại tàu, thuyền ngày càng nhiều dẫn đến việc mua bảo hiểm ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ này còn thấp.

Chỉ riêng bảo hiểm hàng hoá gồm: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường bộ. Doanh thu bảo hiểm hàng hóa năm 2009 đạt 5.742 ngàn đồng, giảm 53,56% so với 2008 (12.365 ngàn đồng), năm 2008 doanh thu từ nghiệp vụ này không cao nên công ty không chú trọng nhiều vào bảo hiểm hàng hoá, chính vì thế và doanh thu này giảm trong năm 2009. Tuy nhiên năm 2010 công ty đã chú trọng và phát triển nghiệp vụ này nên doanh thu tăng 4.397 ngàn đồng tương ứng 76,6% so với năm 2009. Bởi vì năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính công ty mới đi vào hoạt động nên sợ nhiều rủi ro xảy ra, chưa đầu tư nhiều vào nghiệp vụ này

Bảo hiểm hỗn hợp gồm: bảo hiểm tiền, bảo hiểm trộm cướp, bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng, bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân, bảo hiểm lòng trung thành, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu.

Năm 2008 đạt 6.825 ngàn đồng, năm 2009 là 10.925 ngàn đồng tăng 4.100 ngàn đồng. Năm 2010 là 30.417 ngàn đồng tăng 178,4% so với năm 2009.

Nhìn chung tổng doanh thu bán hàng từ các nghiệp vụ qua 3 năm đều tăng đáng kể. Điều này cho thấy được sự phát triển không ngừng của công ty. Công ty đã thực hiện tốt công tác quảng cáo hình ảnh, thương hiệu MIC cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm và xây dựng hệ thống thông tin để quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt, công ty đã chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ

cán bộ CNV và những chính sách khuyến khích các đại lý bảo hiểm nhằm nâng cao doanh thu. Tuy nhiên, do nền kinh tế phát triển và tính cạnh tranh gay gắt của thị trường nên công ty không tránh khỏi việc biến động doanh thu của từng nhóm nghiệp vụ qua các năm. Vì vậy, tùy theo những thời điểm biến động của thị trường mà công ty có những biện pháp và chiến lược để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình.

4.1.1.2 Doanh thu bán hàng theo địa bàn

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội Chi nhánh Cần Thơ phụ trách địa bàn 07 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Là doanh nghiệp mới ra đời nên việc khai thác giành thị phần tương đối khó khăn.

GVHD: Th.s Trần Quế Anh 43 SVTH: Trần Thanh Hải Bảng 4 : DOANH THU BÁN HÀNG THEO ĐỊA BÀN

ĐVT: 1000đ

Năm Chênh lệch

2009/2008

Chênh lệch 2010/2009 Địa bàn

2008 Tỷ trọng (%)

2009 Tỷ trọng (%)

2010 Tỷ trọng (%)

Số tiền % Số tiền %

Cần Thơ 1.095.148 50,89 2.273.168 46.56 3.058.616 45.25 1.178.020 107,6 785.448 34,6 Hậu Giang 663.889 30,85 1.073.115 21,98 1.277.522 18,90 409.226 61,6 204.407 19,0 Vĩnh Long 278.898 12,96 1.002.810 20,54 1.533.026 22,68 723.912 259,6 530.216 52,9

Cà Mau 65.851 3,06 437.448 8,96 650.927 9,63 371.594 564,3 213.479 48,8

Khu vực khác 48.205 2,24 95.693 1,96 239.282 3,54 47.488 98,5 143.589 150,1

Tổng cộng 2.151.991 100,0 4.882.234 100,0 6.759.373 100,0 2.730.243 126,8 1.877.139 38,4 (Nguồn: phòng kế toán tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy doanh thu theo địa bàn chiếm tỷ trọng lớn nhất là Cần Thơ. Qua 3 năm doanh thu trên địa bàn cần Thơ chiếm gần 50%

trong tổng doanh thu bán hàng. Năm 2008 đạt 1.095.148 ngàn đồng, sang năm 2009 doanh thu là 2.273.168 ngàn đồng, tăng 1.178.020 ngàn đồng so với năm 2008, với mức tương đối 107,6%. Nguyên nhân do Công ty triển khai thành công loại hình bảo hiểm tai nạn quân nhân nhóm 01 tại Quân khu 9. Đến năm 2010 doanh thu tại địa bàn Cần Thơ đạt được 3.058.616 ngàn đồng , tăng 34,6%

(785.488 ngàn đồng) so với năm 2009. Qua 3 năm tỷ trọng doanh thu ở địa bàn Cần Thơ tuy có giảm nhưng nguồn doanh thu không ngừng tăng lên đã chứng tỏ được tiềm lực và sự hoạt động tốt của Công Ty.

Tiếp đến là doanh thu trên địa bàn Hậu Giang và Vĩnh Long. Đây là 2 tỉnh tiếp giáp rất gần trung tâm của TP. Cần Thơ, nơi mà chi nhánh đặt trụ sở hoạt động. Doanh thu trên địa bàn Hậu Giang năm 2008 là 663.889 ngàn đồng, năm 2009 là 1.073.115 ngàn đồng, tăng 61,6% so với năm 2008. Năm 2010 doanh thu đạt được 1.227.552 ngàn đồng tăng 204.407 ngàn đồng so với năm 2009.

Nguyên nhân là Hậu Giang là vùng kinh tế mới, đặc biệt là thành phố Vị Thanh, nhờ điều kiện thuận lợi nên doanh thu từ Hậu Giang tăng dần qua ba năm.

Còn tại Vĩnh Long doanh thu năm 2008 đạt 278.898 ngàn đồng, năm 2009 là 1.002.810 ngàn đồng, tăng 259,6% so với năm 2008. Năm 2010 đạt được 1.553.026 ngàn đồng tăng 530.216 ngàn đồng (52,9%) so với năm 2009. Năm 2009 và 2010 công ty có chiến lược mở rộng khai thác ở các địa bàn lân cận, nhất là Hậu Giang và Vĩnh Long và đạt được kết quả tốt.

Doanh thu tại Cà Mau tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng còn thấp, năm 2008 là 65.851 ngàn đồng, năm 2009 là 437.448 ngàn đồng tăng 371.954 ngàn đồng so với năm 2008. Năm 2010 doanh thu đạt 650.427 ngàn đồng tăng 48,8%

so với năm 2009. Tuy doanh thu tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp, Công ty cần mở rộng đi sâu vào địa bàn để đạt doanh thu cao hơn. Sắp tới Công ty sẽ mở thêm phòng giao dịch tại Sóc Trăng để có thể đẩy mạnh, khai thác nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở xa địa bàn Cần Thơ.

Doanh thu tại các khu vực khác như: Long An, An Giang, Tiền Giang, tăng đều qua ba năm, tuy nhiên lượng tăng không cao. Năm 2008 doanh thu tại các khu vực khác là 48.205 ngàn đồng, năm 2009 là 95.693 ngàn đồng tăng 47.488

ngàn đồng. Năm 2010 doanh thu đạt 239.282 ngàn đồng tăng 143.589 ngàn đồng so với năm 2009.

Nhìn chung, doanh thu theo từng địa bàn qua các năm đều tăng, chứng tỏ Công ty được sự quan tâm hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, sự quan tâm sâu sát của Ban Tổng Giám đốc, và sự nỗ lực, nhiệt tình, năng động của cán bộ CNV.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bảo hiểm quân đội chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)