1.1. Cấu tạo giải phẫu của lá
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu của cuống lá
Cuống lá hình máng xối cạn, từ ngoài vào trong có cấu tạo giống cấu tạo sơ cấp của thân gồm: biểu bì, nhu mô, mô nâng đỡ, mô dẫn truyền. Trên lát cắt ngang cuống lá có cấu tạo đối xứng lưỡng diện như ở phiến. Hệ thống dẫn gồm các bó
mạch xếp riêng biệt. Trong cuống lá gồm 5 đến 7 bó libe gỗ, kích thước của bó libe gỗ ở giữa lớn nhất và giảm dần ở hai bên.
Hình 7: Cấu tạo cuống lá Tràm (4X)
1. Biểu bì; 2. túi tinh dầu; 3. bó gỗ; 4. bó libe; 5. tế bào nhu mô; 6. gân chính Khi quan sát cầu tạo giải phẫu cuống lá, chúng tôi thấy trong cuống lá có sự hiện diện của túi tinh dầu. Túi tinh dầu được hình thành ở nhu mô.
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của phiến lá
Hình 8. Lát cắt ngang lá cây Tràm (10X)
1. Biểu bì 2. Lục mô khuyết 3. lục mô hình hàng rào 4. Túi tinh dầu 5. Gân lá (mô dẫn truyền)
Quan sát cấu tạo giải phẫu của các cơ quan sinh dưỡng của cây Tràm chúng tôi nhận thấy lá là cơ quan chứa tinh dầu chủ yếu của cây Tràm. Điều này phù hợp với nhận định của Đào Trọng Hưng (1995):
- Biểu bì có lớp cutin dày ở cả hai mặt lá để hạn chế quá trình thoát hơi nước.
- Lá dày, xếp nghiêng kiểu hai mặt trái/phải. Tỷ lệ các mô tương đối đồng đều giữa hai mặt lá.
- Lục mô hình hàng rào phát triển ở hai bên lá, mỗi bên gồm 2 lớp tế bào dài chiếm gần một nửa chiều ngang của phiến lá.
- Lục mô khuyết gồm nhiều lớp tế bào to, xếp vô trật tự và có nhiều khoảng gian bào.
- Các túi tinh dầu nằm ở ranh giới tiếp giáp giữa mô dậu và mô khuyết và phân bố tương đối đều ở hai mặt lá. Ở mô gỗ không có túi tinh dầu.
- Gân lá gồm nhiều bó libe gỗ xếp khít nhau, giống nhau về hình dạng, kích thước bó gỗ ở giữa to nhất.
1.2. Cấu tạo giải phẫu của cành
Hình 9. Lát cắt ngang cành (10X)
- Ở phía ngoài cùng là mô che chở sơ cấp gồm biểu bì và nhu mô
- Lớp màng giấy có màu xám là mô sube nhu bì. Lớp này ở những đoạn thân và cành già thì sẽ bong tróc ra.
- Tượng tầng sube nhu bì nằm dưới lớp màng giấy là mô phân sinh thứ cấp, lớp này phân cắt cho ra bên ngoài là mô sube tạo ra những tế bào được tẩm suberin hình thành vỏ giấy, cho vào trong là những lớp nhu mô.
-Kế đến là những lớp tế bào nhu mô. Trong lớp nhu mô có sự hiện diện của túi tinh dầu (nhưng số lượng ít).
- Lớp cương mô gồm các sợi cương mô xếp thành bó.
- Tượng tầng libe – gỗ là mô phân sinh, khi tế bào phân cắt tạo ra mô gỗ thứ cấp ở bên trong và mô libe thứ cấp ở bên ngoài ngay sát tượng tầng
- Phía trong gỗ thứ cấp là gỗ sơ cấp và libe sơ cấp - Phần tủy gồm nhu mô tủy xen lẫn sợi cương mô.
1.3. Cấu tạo giải phẫu của rễ
Lát cắt ngang qua rễ của cây Tràm cho thấy lát cắt có dạng tròn, đối xứng qua một trục, miền vỏ dày hơn miền trụ trung tâm
+ Nếu lát cắt ngang qua vùng lông hút thì bên ngoài là tầng lông hút, bên ngoài tế bào không có cutin bao phủ, một số tế bào biểu bì mọc dài thành lông hút.
Nếu lát cắt ngang qua vùng cao hơn, lông hút rụng vách tế bào bên dưới tẩm suberin và lớp tồn tích tầng lông hút, tầng tẩm suberin gồm một lớp tế bào với vách dày tẩm suberin với kích thước tế bào to.
+ Bên dưới miền vỏ là tế bào nhu mô sơ cấp, các tế bào có kích thước đồng đều xếp chừa đạo.
+ Nội bì
+ Chu luân là một lớp tế bào nằm dưới lớp nội bì.
+ Tiếp đến gồm các bó libe gỗ xếp xen kẽ nhau + Tủy nhỏ nằm ở phía trong của các bó mạch
Hình 10. Lát cắt ngang của rễ (4x)
Khi quan sát cấu tạo giải phẩu của rễ chúng tôi thấy ở rễ không chứa túi tinh dầu. Vì vậy trong đề tài này chúng tôi tập trung giải phẫu lá để xác định mật độ túi tinh dầu.
Trong lúc giải phẫu chúng tôi nhận thấy những bộ phận non như cành non, lá non khó giải phẫu hơn những bộ phận còn lại, khi giải phẫu mẫu thường bị bể hoặc dập. Đối với cành chúng tôi chỉ giải phẫu ở những cành mang lá già, đoạn cành già hơn chúng tôi không giải phẫu vì những đoạn cành này không chứa túi tinh dầu hoặc có rất ít.
Trong quá trình nhuộm mẫu, mẫu của những cơ quan càng già thì thời gian ngâm trong dung dịch javen càng lâu. Mẫu lá non hoặc cành non thường ngâm trong dung dịch javen 15 phút nếu ngâm lâu hơn mẫu sẽ bị vụn, mẫu lá già hoặc cành già ngâm trong dung dịch javen khoảng 20 nếu chỉ ngâm trong thời gian ngắn sẽ không tẩy hết nội dung tế bào, khó quan sát cấu tạo giải phẫu của mẫu.
Mẫu được giải phẫu trong ngày hoặc trữ lạnh, khi quan sát thấy màu sắc rõ và đẹp hơn mẫu ngâm trong dung dịch FAA.