Trong các cơ quan sinh dưỡng của cây Tràm, lá và cành nhỏ có tinh dầu còn thân già và rễ không chứa tinh dầu. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào trọng Hưng khi nghiên cứu tinh dầu của cây Tràm ở vùng Bình Trị Thiên.
Trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành giải phẫu và đếm số lượng túi tinh dầu ở các cành nhỏ từ cành mang lá non, cành mang lá bánh tẻ, cành mang lá già và cành nhỏ không mang lá. Qua đó chúng tôi thấy số lượng túi tinh dầu trên một lát cắt giảm dần từ cành non, cành bánh tẻ, cành già số lượng túi tinh dầu rất ít hoặc không có và cành không mang lá thì không thấy sự hiện diện của túi tinh dầu.
Điều này có thể lí giải: do túi tinh dầu được hình thành ở lớp nhu mô vỏ của cành, khi cành còn non lớp nhu mô này dày, một số tế bào của nhu mô có khả năng biến đổi thành túi dự trữ tinh dầu (do sự hình thành của túi tinh dầu ở Tràm theo kiểu li tiêu bào). Khi cành càng già thì tốc độ tăng trưởng của túi tinh dầu này giảm dần, các tế bào nhu mô khác sinh trưởng mạnh lấn áp túi tinh dầu nên kích thước của nó ngày càng nhỏ rất khó quan sát hoặc bị tiêu biến vì thế số lượng túi tinh dầu cũng giảm.
A B
C D Hình 14. Lát cắt ngang ở cành (4X)
A. Cành mang lá non B. Cành mang lá bánh tẻ C. Cành mang lá già D. Cành già không mang lá
Đối với lá, khi giải phẫu chúng tôi thấy rằng: Cả phần cuống lá và phiến lá đều chứa tinh dầu. Tuy nhiên ở phần cuống lá số lượng túi tinh dầu không lớn và có xu hướng giảm dần từ lá non đến lá già. Điều này là do: (1) khi lá già vùng gây rụng sẽ thành lập, trước khi vùng này được thành lập thì các chất quan trọng của lá sẽ được thủy giải và được chuyên trở vào thân, các túi tinh dầu không còn chức năng dự trữ có thể bị tiêu biến vì vậy tinh dầu trong các túi ở cuống cũng sẽ giãm.
(2) Cùng với sự lớn lên của tuổi lá thì số bó libe của cuống lá cũng tăng về số lượng và kích thước, chèn ép làm giảm độ dày lớp nhu mô do đó lá càng già thì cuống lá càng ít túi tinh dầu.
Ở lá, phiến lá là nơi chứa tinh dầu nhiều nhất và chủ yếu của cây Tràm. Khi giải phẫu và đếm số lượng túi tinh dầu chúng tôi thấy rằng: lát cắt ở các vị trí khác nhau (đầu lá, giữa lá và cuối lá) ở rìa phiến lá thì số túi tinh dầu xấp xỉ nhau. Ở giữa phiến lá cũng cho kết quả tương tự. Kết quả được trình bày ở Bảng 2,
Bảng 3.
Bảng 2: Số túi tinh dầu trung bình của một lát cắt ở rìa phiến lá
Lá non Lá bánh tẻ Lá già
Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 1 Cây 2 Cây 3
Đầu lá 16 17 17 11 12 12 8 10 11
Giữa lá 16 18 16 12 13 13 9 11 11
Cuối lá 18 17 17 10 13 14 9 12 12
Bảng 3:Số túi tinh dầu trung bình của một lát cắt ở giữa phiến lá
Lá non Lá bánh tẻ Lá già
Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 1 Cây 2 Cây 3
Đầu lá 20 16 18 10 15 17 10 12 12
Giữa lá 22 17 17 10 14 16 9 13 13
Cuối lá 20 17 17 10 16 17 10 13 13
Điều này cũng có nghĩa là: khi xác định được số túi tinh dầu của một lát cắt bất kì ở rìa lá và số túi tinh dầu của một lát cắt bất kì ở giữa lá thì có thể xác định được số lượng túi tinh dầu của một lát cắt ở nửa bên lá. Số túi tinh dầu của một lát cắt ở nửa bên lá bằng tổng số túi tinh dầu của một lát cắt của rìa phiến lá và số túi tinh dầu của một lát cắt ở giữa phiến lá. Do chưa thể xác định chiều dài mỗi lát cắt nên chưa so sánh số túi tinh dầu trên một lát cắt ở rìa phiến lá với giữa phiến lá vì vậy không so sánh được sự phân bố túi tinh dầu ở rìa lá và giữa lá.
Khi khảo sát cấu tạo giải phẩu và đếm số lượng túi tinh dầu ở nửa bên phải và nửa bên trái phiến lá Tràm chúng tôi thấy rằng số lượng túi tinh dầu trên một lát cắt ở hai bên phiến lá xấp xỉ bằng nhau (
Bảng 4).
Bảng 4. Số túi tinh dầu trung bình ở hai bên lá Tràm của một lát cắt.
Lá non Lá bánh tẻ Lá già
Nghiệm
thức Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải
Cây 1 25 26 38 40 29 31
Cây 2 28 28 35 34 36 38
Cây 3 33 32 40 39 49 48
Cây 4 32 31 41 41 41 40
Cây 5 29 29 32 32 43 42
TB 29,4 29,2 37,2 37,2 39,6 39,8
Ở cả ba loại lá thì đều cho thấy số lượng túi tinh dầu trên một lát cắt ở hai bên lá tương đối xấp xỉ nhau. Như vậy cho thấy sự phân bố túi tinh dầu ở hai bên lá là đối xứng. Điều này có liên quan đến sự đính nghiêng của lá theo kiểu hai bên phải/trái. Kết quả này cũng phù hợp với nghiêng cứu của Đào Trọng Hưng khi nghiên cứu cây Tràm ở vùng Bình Trị Thiên. Từ kết quả này, khi xác định được số túi tinh dầu trên một lát cắt của một nửa lá, thì có thể dễ dàng xác định số túi tinh dầu trên một lát cắt ngang qua lá.
Qua kết quả giải phẫu và đếm túi tinh dầu trong lát cắt ngang của các cơ quan dinh dưỡng, chúng tôi thấy túi tinh dầu được hình thành ở cuống lá, phiến lá, cành nhỏ mang lá nhưng không được hình thành ở rễ. Số lượng túi tinh dầu ở cuống lá thì ít và biến động không theo quy luật nhất định. Đồng thời cuống lá có kích thước rất nhỏ so với phiến lá nên chúng tôi thống nhất chỉ khảo sát mật độ túi tinh dầu ở phiến lá.
Ở cành nhỏ mang lá số lượng túi tinh dầu ít và có xu hướng giảm dần từ cành mang lá non đến cành mang lá già, cành không mang lá thì không có túi tinh dầu.
Điều đó chứng tỏ trong thân già không có túi tinh dầu. Mặc khác, số lượng túi tinh
dầu của một lát cắt ở cành rất thấp so với lát cắt ở phiến lá nên việc khảo sát mật độ túi tinh dầu chúng tôi không thực hiện ở cành.
Từ những kết quả khảo sát về vị trí phân bố của túi tinh dầu trong cây Tràm.
Túi tinh dầu chủ yếu được hình thành ở phiến lá, những cơ quan khác thì không có tinh dầu (rễ, thân già) hoặc có rất ít (cành nhỏ). Do đó, việc xác định mật độ túi tinh dầu chúng tôi chỉ khảo sát ở lá mà không khảo sát ở các cơ quan khác vì chúng tôi đủ cơ sở để xác định mật độ túi tinh dầu ở lá.