Mật độ túi tinh dầu

Một phần của tài liệu Khảo sát cấu tạo giải phẫu và sự phân bố túi tinh dầu của cây tràm (melaleuca cajuputii powell) ở giai đoạn trưởng thành (Trang 40 - 45)

Từ kết quả khảo sát sự phân bố túi tinh dầu ở lá, kết quả đo chiều dài, diện tích lá và đếm số lượng túi tinh dầu chúng tôi đã xác định được mật độ túi tinh dầu ở lá non, lá bánh tẻ, lá già của cây Tràm trong tháng 11/2010 và tháng 03/2011 được trình bày trong Bảng 5 và Bảng 6.

Bảng 5 Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở lá Tràm trong tháng 11/2010 Tuổi Lá non Lá bánh tẻ Lá già

3 4404ab 3336b 2923bc

5 6938c 3407b 3093c

6 3742a 3657b 1869a

7 561abc 3545b 2844bc

9 6446c 3244b 2294abc

15 6122bc 2202a 2093ab

20 5340abc 3539b 3194c

Giá trị trung bình  SD. Các giá trị có các chữ cái a, b, c trong cùng 1 cột là khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05).[1]

Ở tháng 11/2010, mật độ túi tinh dầu ở lá non thay đổi giữa các độ tuổi khác nhau. Cây Tràm ở các độ tuổi: 5, 6, 9 năm tuổi thì mật độ túi tinh dầu trong lá non sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong khi mật độ túi tinh dầu ở lá bánh tẻ, chỉ riêng cây Tràm 15 năm tuổi thì mật độ túi tinh dầu sai khác có ý nghĩa thống kê so với những cây ở độ tuổi khác. Mật độ túi tinh dầu ở lá già cũng có sự khác nhau giữa các độ tuổi. Cụ thể là mật độ túi tinh dầu trong lá già ở cây Tràm 5, 6 và 20 năm tuổi sai khác có ý nghĩa thống kê.

Tháng 11/2010

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

3 5 6 7 9 15 20 Tuổi

Mt đ túi tinh du (cái/cm2)

Lá non Lá bánh tẻ Lá già

Sơ đồ 1. Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở các độ tuổi khác nhau của cây Tràm ở tháng 11/2010

Sơ đồ 1 cho thấy, mật độ túi tinh dầu trong lá non là cao nhất tiếp đến là lá bánh tẻ và mật độ túi tinh dầu ở lá già là thấp nhất. Khi xét mật độ túi tinh dầu ở lá non, chúng tôi thấy Tràm 5 năm tuổi có mật độ túi tinh dầu cao hơn Tràm 3 năm tuổi và Tràm 6 năm tuổi, nhưng Tràm 7 năm tuổi thì mật độ lại tăng lên điều này chứng tỏ mật độ túi tinh dầu có sự biến động lớn ở những cây Tràm nhỏ hơn 7 năm tuổi. Trong khi đó, mật độ túi tinh dầu ở những cây Tràm trên 7 năm tuổi có xu hướng ổn định hơn, sự biến động mật độ không đáng kể. Mật độ túi tinh dầu ở lá già cũng biến động tương tự như ở lá non, tuy nhiên biến động này không lớn như ở lá non. Riêng mật độ túi tinh dầu ở lá bánh tẻ thì khá ổn định qua các độ tuổi.

Bảng 6. Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở lá Tràm trong tháng 03/2011 Tuổi Lá non Lá bánh tẻ Lá già

3 3793a 2636a 2743a

5 6506b 2718a 2692a

6 3499a 2750a 1834b

7 5961b 2963a 2742a

9 6357b 2244a 2552a

15 5954b 2478a 2497a

20 6379b 2951a 2571a

Giá trị trung bình  SD. Các giá trị có các chữ cái a, b, c trong cùng 1 cột là khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Duncan, p < 0,05). [2]

Ở tháng 03/2011, xét về mật độ túi tinh dầu thì lá non của cây Tràm 3 và 6 năm tuổi sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong khi mật độ lá già thì cây Tràm 6 năm tuổi sai khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên mật độ lá bánh tẻ ở các độ tuổi của cây Tràm thì sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Tháng 03/2011

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

3 5 6 7 9 15 20 Tuổi

Mt đi tinh du (cái/cm2)

Lá non Lá bánh tẻ Lá già

Sơ đồ 2. Mật độ túi tinh dầu (cái/cm2) ở các độ tuổi khác nhau của cây Tràm ở tháng 03/2011

Khi khảo sát mật độ túi tinh dầu ở tháng 03/2011 cho thấy: đối với những cây Tràm dưới 7 năm tuổi thì mật độ túi tinh dầu ở lá non cũng có sự biến động lớn.

Mật độ túi tinh dầu ở lá non của những cây 5 năm tuổi tăng so với cây 3 năm tuổi nhưng cây Tràm 6 năm tuổi mật độ này lại giảm xuống. Trong khi đó, mật độ túi tinh dầu ở lá bánh tẻ và lá già lại khá ổn định, sự biến động mật độ không đáng kể.

Nhìn chung, cũng tương tự như khi khảo sát mật độ ở tháng 11/2010, mật độ túi tinh dầu trong lá non là cao nhất và thấp nhất là mật độ túi tinh dầu trong lá già

Từ số liệu mật độ túi tinh dầu trong lá qua 2 đợt khảo sát chúng tôi nhận thấy:

Mật độ túi tinh dầu trong lá non cao nhất, thấp hơn là mật độ ở lá bánh tẻ và thấp nhất là trong lá già [3]. Đối với lá non, những cây Tràm dưới 7 năm tuổi thì mật độ túi tinh dầu có sự biến động lớn, mật độ túi tinh dầu tăng cao nhất ở cây Tràm 5 tuổi và thấp nhất ở cây Tràm 6 tuổi, cây trên 7 tuổi thì sự biến động về mật độ túi tinh dầu không lớn. Đối với lá bánh tẻ và lá già thì mật độ túi tinh dầu ít biến động và có xu hướng dần ổn định qua các độ tuổi.

Qua kết quả khảo sát về mật độ túi tinh dầu trong lá của cây Tràm ở Hòa An có thể nói số lượng túi tinh dầu trong lá được hình thành và ổn định sớm trong quá trình phát sinh của lá. Cùng với sự dãn ra về diện tích lá là sự dãn ra về mật độ túi tinh dầu. Về sự biến động mật độ giữa các loại lá tương đối phù hợp với kết quả của Đào Trọng Hưng khi nghiên cứu cây Tràm ở Bình Trị Thiên năm 1995. Tuy nhiên mật độ túi túi tinh dầu của tất cả các loại lá Tràm ở Trung tâm Hòa An, mà chúng tôi khảo sát đều cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Đào Trọng Hưng. Điều này có thể là do cây Tràm sinh trưởng ở hai vùng đất khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường khác nhau nên mật độ túi tinh dầu khác nhau.

Trong đề tài, chúng tôi khảo sát mật độ túi tinh dầu ở mùa mưa (tháng 11/2010) và mùa khô (03/2011). Sau khi so sánh số liệu chúng tôi nhận thấy: mật độ túi tinh dầu trong lá non giữa hai mùa không có biến động lớn [4]. Trong khi đó, mật độ túi tinh dầu ở lá bánh tẻ và lá già có sự biến động lớn, mật độ túi tinh dầu trong lá bánh tẻ ở mùa mưa cao hơn so với mùa khô [5]. Kết quả được trình bày ở Sơ đồ 3, Sơ đồ 4, Sơ đồ 5.

Lá non

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

3 5 6 7 9 15 20 Tuổi

Mt đ túi tinh du (cái/cm2)

Lá non mùa mưa Lá non mùa khô

Sơ đồ 3. Mật độ túi tinh dầu ở lá non ở mùa mưa và mùa khô

Lá già

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

3 5 6 7 9 15 20 Tuổi

Mt đi tinh du (cái/cm2)

Lá già mùa mưa Lá già mùa khô

Sơ đồ 4. Mật độ túi tinh dầu trong lá già ở mùa mưa và mùa khô.

Lá bánh tẻ

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

3 5 6 7 9 15 20 Tuổi

Mt đ túi tinh du (cái/cm2)

Lá bánh tẻ mùa mưa Lá bánh tẻ mùa khô

Sơ đồ 5. Mật độ túi tinh dầu trong lá bánh tẻ ở mùa mưa và mùa khô Mật độ túi tinh dầu ở lá non biến động không đáng kể giữa hai mùa (mưa và khô) là do: ở lá non các loại mô đều mới hình thành (bao gồm mô tiết), thêm vào đó thời gian để lá non chuyển sang dạng lá bánh tẻ tương đối ngắn nên tác động của môi trường là không đáng kể. Mật độ túi tinh dầu ở lá bánh tẻ, lá già có sự khác biệt lớn giữa hai mùa có lẽ là do quá trình hình thành túi tinh dầu chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường như: độ ngập nước, lượng mưa, nhiệt độ, pH, EC… Mặc khác, thời kì ra hoa (tháng 11) và thời kì phát triển của quả (tháng 3) của cây Tràm cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành túi tinh dầu.

Một phần của tài liệu Khảo sát cấu tạo giải phẫu và sự phân bố túi tinh dầu của cây tràm (melaleuca cajuputii powell) ở giai đoạn trưởng thành (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)