Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Tình hình phát triển NTTS nước lợ của huyện Quảng Xương giai đoạn 2006-2010
3.4.1 Phát triển theo chiều rộng
3.4.1.1 Quy mô hộ và diện tích NTTS nước lợ trên địa bàn huyện
Huyện Quảng Xương gồm 40 xã, 1 thị trấn; trong đó có 7 xã có phát triển NTTS nước lợ với diện tích nuôi hiện nay là 830 ha. Các xã NTTS nước lợ thuộc phía Nam của huyện. Việc NTTS nước lợ của Huyện phát triển mạnh ở 3 xã Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Khê do 3 xã này nằm tiếp giáp với đê sông Hoàng có điều kiện tự nhiên, nguồn nước phù hợp với NTTS nước lợ.
Năm 2006
45%
24%
17%
14%
Xã Quảng Trung Xã Quảng Chính Xã Quảng Khê Các xã khác
Năm 2010
48%
23%
17%
12%
Xã Quảng Trung Xã Quảng Chính Xã Quảng Khê Các xã khác
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu diện tích NTTS nước lợ của các xã được điều tra (2006-2010)
Diện tích nuôi nước lợ của 3 xã này năm 2006 chiếm 86%, năm 2010 tăng lên 88% diện tích NTTS nước lợ của toàn Huyện. Trong 3 xã thì diện tích nuôi nước lợ của Quảng Trung chiếm đa phần, năm 2006 chiếm tới 45%
tổng diện tích nuôi nước lợ, năm 2010 tăng lên 48% tổng diện tích nuôi nước lợ của toàn Huyện, tăng cơ cấu diện tích là do năm 2008 xã mở rộng thêm 20 ha nuôi nước lợ và do diện tích nuôi nước lợ của Huyện năm 2009 giảm 41 ha do giải phóng mặt bằng.
Số hộ và diện tích NTTS nước lợ phân theo địa bàn của Huyện qua các năm nghiên cứu thể hiện trong Bảng 3.6.
Từ Năm 2006 đến năm 2007 diện tích nuôi không có biến động nhiều (tăng 9ha). Năm 2008 diện tích nuôi của huyện là 815 ha tăng 3,2% so với năm 2007, năm 2009 diện tích nuôi giảm 41 ha chỉ còn 774 ha. Đến năm 2010 diện tích nuôi lại được phục hồi và hơn năm 2008 1 ha từ đó ta thấy được bình quân tốc độ phát triển NTTS nước lợ của huyện qua 5 năm tăng 1,6%.
Sự biến động này là do việc giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, cải tạo khu neo đậu tàu thuyền và việc đầu tư cơ sở hạ tầng (làm cống) cho phát triển NTTS của huyện tại 2 xã Quảng Châu (8 ha) và Quảng Phú (33 ha).
Còn 25 ha diện tích NTTS nước lợ tăng lên năm 2008 của huyện là do 2 xã Quảng Trung, Quảng Khê, trong đó xã Quảng Trung tăng 20 ha, Quảng Khê tăng 5 ha. Hai xã này nằm trong đê, bà con nuôi nước lợ theo hình thức QCCT: có bổ sung thêm giống nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời có đầu tư cải tạo thuỷ vực nước lợ nhằm tăng sản lượng. Diện tích tăng này chủ yếu là do việc bà con thấy được hiệu quả kinh tế cao của ngành mang lại, đặc biệt là hình thức nuôi quảng canh cải tiến với đối tượng nuôi là tôm sú mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây. Do đó, những diện tích đất lúa gần khu NTTS nước lợ có năng suất thấp, chất lượng kém đã được chuyển đổi sang NTTS nước lợ.
Quy mô diện tích NTTS nước lợ bình quân chung của toàn Huyện năm 2006, 2007 là 4,73 ha/hộ, năm 2008 tăng lên 0,04 ha/hộ, năm 2009 còn 4,69 ha/hộ và đến năm 2010 tăng lên 4,82 ha/hộ. Quy mô của các hộ nuôi là khá cao, với mục đích sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường. Theo Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại thì đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu của phát triển kinh tế hộ trong nền sản xuất nông nghiệp hội nhập, tạo tiền đề cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tóm lại, qua nghiên cứu phát triển NTTS nước lợ theo chiều rộng của huyện chúng tôi thấy rằng huyện có truyền thống NTTS lâu đời, đã trải qua các giai đoạn phát triển từ sơ khai đến phát triển mạnh mẽ (giai đoạn 1998- 2000) với đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cua biển mang lại hiệu quả kinh tế cao và giai đoạn có thể nói là thoái trào trong NTTS nước lợ của huyện (2002-2005) cũng với đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cua biển song hiệu quả nuôi giảm dần: năng suất thấp, tôm bị bệnh chết hàng loạt, ô nhiễm môi trường.v.v.. Từ thực tiễn, UBND huyện Quảng Xương, Phòng Kỹ thuật của Sở Thuỷ sản (cũ) đã nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm cùng với bà con vùng nuôi xác định hướng phát triển cho NTTS nước lợ: Nhà nước hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, trang bị kiến thức KHKT cũng như có cán bộ kỹ thuật giúp dân về quy trình kỹ thuật nuôi; dân chủ động trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho đầm nuôi của nhà, cải tạo đầm nuôi sau mỗi vụ, tăng cường nguồn thức ăn cho vật nuôi, bảo vệ môi trường nước, .v.v. với hình thức nuôi quảng canh cải tiến, đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cua biển. Đến nay theo nhận định của cán bộ kỹ thuật huyện cũng của Sở Nông nghiệp và PTNT thì NTTS nước lợ của huyện đang trên đà phát triển theo hướng bền vững; tổng diện tích NTTS nước lợ của huyện là 774 ha với 165 hộ, bình quân diện tích NTTS nước lợ/hộ cao 4,69 ha/hộ, năng suất nuôi bình quân đối với con tôm là 0,58 tấn/ha, đối với cua là 0,42 tấn/ha.
3.4.1.2 Phát triển theo chiều rộng của các hộ điều tra
Theo kết quả điều tra, 100% đất nuôi nước lợ của các hộ từ đất thầu của xã (vùng diện tích trồng lúa năng suất thấp của các hộ nông dân, xã đứng ra cho các hộ có nhu cầu NTTS thuê lại, xã trả lại tiền hoa lợi từ đất của các hộ nông dân theo thoả thuận chung), thời gian thầu tính 5 năm/lần theo nhiệm kỳ của UBND xã, được thuê tiếp tục nếu hộ có nhu cầu. Các hộ nuôi nước lợ chỉ
chuyên NTTS nước lợ, không có các hoạt động canh tác nông nghiệp khác, đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú và cua.
Với 100 hộ được điều tra ở 3 xã chiếm 58,14% tổng số hộ NTTS nước lợ của Huyện, có tổng diện tích nuôi nước lợ năm 2010 là 544,7 ha, chiếm 66,75 % tổng diện tích nuôi nước lợ trong toàn Huyện, được chia thành 677 đầm, trung bình 1 đầm có diện tích 0,8 ha và trung bình 1 hộ có diện tích nuôi là 5,44 ha cao hơn bình quân chung trong toàn huyện. Cụ thể, diện tích NTTS nước lợ bình quân theo 3 quy mô nhỏ, trung bình và lớn lần lượt là 2,99 ha/hộ, 4,88 ha/hộ, 8,33 ha/hộ.
Trong các hộ được điều tra có duy nhất 1 trường hợp gia đình anh Nguyễn văn Quang, thôn 5, xã Quảng Khê mới bắt đầu nuôi với diện tích nuôi là 2 ha, vào năm 2007.
Khi được hỏi có đầu tư mở rộng diện tích trong thời gian tới, thì chỉ có 2 hộ, chiếm 2% tổng số hộ điều tra trả lời có mở rộng thêm, còn 98% số hộ điều tra còn lại trả lời không mở rộng thêm diện tích, mặc dù họ rất mong muốn, bởi theo các hộ thì NTTS nước lợ hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, song quỹ đất dành cho NTTS nước lợ không còn, thiếu vốn, không có người quản lý, nguồn nước ô nhiễm…
Nguồn vốn hiện nay của các hộ điều tra chủ yếu là vốn tự có, chỉ có 25 hộ được vay vốn Ngân hàng, chiếm 25% tổng số hộ điều tra, với tổng vốn vay là 1.130 triệu đồng. 75% số hộ còn lại có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được vì tiếp cận nguồn vốn vay khó, thủ tục rườm rà, tiền vay ngân hàng được ít.
Bảng 3.7: Cơ cấu vốn đầu tư ban đầu của các hộ điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT
Quy mô So sánh
(lần) Nhỏ TB Lớn Nhỏ/
TB
TB/
Lớn
Nhỏ/
Lớn
I Bình quân/hộ
1 Diện tích Ha/hộ 2,99 4,88 8,33 0,61 0,59 0,36 2
Vốn đầu tư ban đầu Trđ/hộ 73,12 96,15 137,35 0,76 0,70 0,53 - Đầu tư TSCĐ ban đầu Trđ/hộ 8,56 11,99 20,38 0,71 0,59 0,42 - Tiền tu sửa cống, bờ đầm Trđ/hộ 44,81 51,03 61,91 0,88 0,82 0,72 - Tiền thuê đất (5 năm) Trđ/hộ 15,38 26,45 43,94 0,58 0,60 0,35 - Chi khác Trđ/hộ 4,37 6,69 11,12 0,65 0,60 0,39
II Bình quân/ha
Vốn đầu tư ban đầu Trđ/ha 24,42 19,72 16,50 1,24 1,20 1,48 - Đầu tư TSCĐ ban đầu Trđ/ha 2,86 2,46 2,45 1,16 1,00 1,17 - Tiền tu sửa cống, bờ đầm Trđ/ha 14,97 10,46 7,44 1,43 1,41 2,01 - Tiền thuê đất (5 năm) Trđ/ha 5,14 5,42 5,28 0,95 1,03 0,97 - Chi khác Trđ/ha 1,46 1,37 1,34 1,06 1,03 1,09
III Số hộ điều tra 32 34 34
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ)
3.4.2 Phát triển theo chiều sâu của các hộ điều tra 3.4.2.1 Vốn cho sản xuất của các nhóm hộ nuôi nước lợ
Vốn là đầu vào quan trọng trong sản xuất kinh doanh, quyết định đến cách thức và mức đầu tư của các hộ, qua đó cùng với yếu tố khác sẽ cho năng suất và hiệu quả khác nhau. NTTS nước lợ với đặc thù là mức đầu tư ban đầu rất lớn, phục vụ cho việc thuê đất, đắp bờ, kè bờ, làm cống, cải tạo đầm, mua máy móc trang thiết bị. Ngoài chi phí ban đầu, hàng năm các hộ đều phải chi phí để mua giống, thức ăn, nhiên liệu, hoá chất, cải tạo đầm, sửa chữa máy móc,….
* Đầu tư ban đầu theo quy mô hộ
Vốn đầu tư ban đầu của các hộ điều tra bao gồm: tiền tu sửa cống, bờ đầm; chi phí thuê đất; tài sản cố định và chi khác được thể hiện ở biểu đồ 3.3 và bảng 3.7.
Theo kết quả điều tra (biểu đồ 3.3) chi phí tu sửa cống, kè bờ đầm ban đầu là lớn nhất, chiếm 61,29% trong cơ cấu vốn đầu tư ban đầu của các hộ điều tra. Thông thường mỗi hộ có 1 cống lớn có đường kính từ 0,8-1m, kiên cố bằng bê tông để điều tiết nước ra, vào; còn lại là cống cấp và thoát của các đầm bằng sành, sứ loại cỡ to có đường kính từ 20-40 cm; cống cấp là loại cống lấy nước vào được đặt cao hơn cống thoát là cống thoát nước ra của đầm. Kè bờ đầm ban đầu tốn nhiều công sức và tiền của nhất của hộ, trung bình một hộ có khoảng 7 đầm, tổng chiều dài bờ đầm của mỗi đầm khoảng 1,2 km; bờ đầm của các hộ được đắp bằng đất, có chiều rộng khoảng 50-70 cm đối với bờ trong và 1-1,2m đối với bờ đầm vòng ngoài; trung bình khoảng 2 năm các hộ be bờ lại 1 lần, đảm bảo bờ không bị lở, sụt. Theo kết quả điều tra hộ có quy mô nhỏ có mức chi phí tu sửa cống, kè bờ đầm ban đầu là 14,97 triệu đồng/ha, gấp 1,43 lần hộ có quy mô trung bình và 2,01 lần hộ có quy mô lớn với mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này là do mỗi hộ dù ở quy mô nào
đều phải thuê lao động để kè bờ đầm, làm cống chính để điều tiết nước, các chi phí khác còn lại không đáng kể, dẫn tới khi tính trên ha hộ quy mô nhỏ phải chịu chi phí đầu tư cao hơn các hộ còn lại.
61,29%
11,71% 5,97%
21,03%
- Đầu tư TSCĐ ban đầu - Tiền tu sửa cống, bờ đầm - Tiền thuê đất (5 năm) - Chi khác
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư ban đầu của các hộ điều tra
Chi phí thuê đất đứng thứ hai, chiếm 21,03% trong cơ cấu vốn đầu tư ban đầu của hộ. Thời gian thuê đất là 5 năm một lần, chi phí thuê đất bao gồm phí thuê đất và tiền thuế. Đất NTTS của các hộ được hình thành từ những diện tích lúa có năng suất, chất lượng thấp, xã thuê lại của các hộ, khoanh vùng và chia lô, sau đó cho các hộ đấu thầu để NTTS nước lợ. Đất nuôi nước lợ được chia theo vùng trong đê và ngoài đê dọc theo tuyến đê sông Hoàng;
giá thuê tuỳ từng chân đất, thường giá thuê đất trong đê cao hơn giá thuê đất ngoài đê, do NTTS ngoài đê rủi ro cao hơn; phần đất trong đê nếu đất gần cống cấp, gần đê có nguồn nước, nguồn lợi tự nhiên dồi dào, đất màu mỡ thì giá thuê đất cao và trong khoảng từ 5,5 – 6 triệu đồng/ha, còn phần đất xa vùng lấy nước, nguồn lợi tự nhiên kém thì giá thuê sẽ thấp hơn, thậm chí còn thấp hơn cả giá thuê đất ngoài đê, giá thuê trong khoảng từ 4,7 – 5 triệu đồng/ha. Theo kết quả điều tra hộ có quy mô trung bình có chi phí thuê đất/ha là 5,42 triệu đồng/ha, gấp 1,05 lần so với hộ có quy mô nhỏ và 1,03 lần so với hộ có quy mô lớn với mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này, không có sự chênh lệch nhiều giữa 3 quy mô về phí thuê đất, phần diện tích trong và ngoài
đê, đất mầu mỡ và đất kém hầu như chia đều cho cả 3 quy mô, giá thuê từng chân đất cũng không chênh nhau nhiều.
Chi phí mua sắm tài sản cố định đứng thứ 3, chiếm 11,79% trong cơ cấu vốn đầu tư ban đầu của hộ. Tài sản cố định của các hộ bao gồm: nhà trông coi, thuyền, máy bơm. Tuỳ quy mô diện tích, số đầm, khoảng cách nhà ở, chân đất, nguồn nước mà hộ có mức đầu tư khác nhau. 100% hộ điều tra có nhà trông coi, thuyền và máy bơm. Nhà tạm để trong coi đầm và chăm sóc thuỷ sản nuôi, nhà tạm chiếm 54% giá trị trong cơ cấu TSCĐ của các hộ điều tra. Tuy nhiên, tuỳ từng diện tích nuôi, khoảng cách nhà ở và đầm nuôi mà hộ đầu tư nhà trông coi, giá trị khoảng từ 4-15 triệu đồng/nhà. Chỉ có 5% hộ điều tra thuộc Quảng Khê, Quảng Chính hộ có quy mô nhỏ dưới 2,5 ha, nhà ở gần khu nuôi thường chỉ ra đầm cho ăn và tối ra trông đầm; còn 95% hộ điều tra ở tại đầm để trông coi và chăm sóc. Thuyền của hộ nuôi dùng để cho ăn, thăm nuôi, rải vôi, enzim,.v.v. Tuỳ từng quy mô diện tích, số đầm mà hộ đầu tư từ 1-2 thuyền, thường thì hộ có quy mô lớn có 2 thuyền. Máy bơm là tài sản không thể thiếu của mỗi hộ dùng để điều tiết nước, đặc biệt đối với hộ xa nguồn nước. Do đặc thù độ mặn của nuôi nước lợ mà khấu hao máy bơm lớn, khoảng 3-5 năm phải thay máy mới một lần. Theo kết quả điều tra hộ có quy mô nhỏ có mức đầu tư TSCĐ/ha là 2,86 triệu đồng/ha, gấp 1,16 lần so với hộ có quy mô trung bình và hộ có quy mô lớn với mức ý nghĩa thống kê 1%.
Điều này cũng là do những máy móc thiết bị, nhà trông coi mỗi hộ nuôi đều phải có, mức độ đầu tư chênh lệch giữa các quy mô là không đáng kể, nên hộ có quy mô nhỏ phải gánh chịu chi phí tính trên ha cao hơn hộ quy mô khác.
Các loại chi khác chiếm 5,97% trong tổng mức đầu tư ban đầu của hộ.
Chi khác bao gồm: vôi, vi sinh để xử lý đầm; lao động để rải vôi, cày, tháo nước; thuê cán bộ kỹ thuật tư vấn; vó thu hoạch; chi phí nhiên liệu…Theo kết quả điều tra hộ có quy mô nhỏ có chi khác/ha là 1,46 triệu đồng/ha, gấp 1,06
lần so với hộ có quy mô trung bình và 1,09 lần so với hộ có quy mô lớn với mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này chứng tỏ các hộ đã học hỏi kinh nghiệm của nhau, cũng như được tư vấn theo yêu cầu kỹ thuật để cải tạo đầm nên chi phí tính trên ha có mức chênh lệch không đáng kể.
Qua sự so sánh mức đầu tư ban đầu như vậy, cho thấy các hộ có quy mô nhỏ có sự đầu tư ban đầu/ha hơn so với các hộ khác. Điều này dễ hiểu, dù ở quy mô nào thì ban đầu các hộ đều phải tu sửa cống, kè bờ đầm; chi phí thuê đất không có sự chênh lệch lớn giữa các chân đất và phần đất tốt, xấu được chia đều cho cả 3 quy mô; mức đầu tư TSCĐ không có sự sai khác là bao: do mỗi hộ đều cần có ít nhất 1 máy bơm để điều tiết nước, 1 thuyền để thăm đầm, nhà tạm để trông coi; phải thuê ít nhất 4 công lao động để cải tạo đầm và thuê cán bộ kỹ thuật để tư vấn. Nên sự sai khác mức đầu tư ban đầu/ha giữa là do dù quy mô nhỏ thì hộ vẫn phải có những mức đầu tư tối thiểu như trên và quy mô nhỏ hộ có điều kiện cả về thời gian, vốn để đầu tư;
còn hộ quy mô trung bình và lớn thì diện tích lớn với mức đầu tư như trên nhưng khi tính trên ha thì ít hơn hộ có quy mô nhỏ.
* Vốn vay hiện nay theo quy mô hộ
100% số hộ điều tra khi mới bắt đầu nuôi đều phải vay vốn, mức vay từ 30-70 triệu đồng/hộ từ nhiều nguồn vay ngân hàng, tư nhân, người thân khác để trang trại chi phí ban đầu. Cho đến thời điểm hiện nay thì số hộ được vay vốn từ ngân hàng rất ít 24%, vay từ người thân 11%, vay từ tư nhân 21%; số hộ phải vay của tư nhân với lãi suất cao (6%/tháng/1triệu) thời gian vay khoảng 2-3 tháng, vì số tiền để lại cho chi phí vụ mùa tiếp theo đa số đã bị chủ hộ tiêu hết do vướng tệ nạn xã hội (đánh bài, lô đề…), vì vậy các chủ hộ thường vay dấu gia đình, do đó trong đề tài nay chúng tôi chỉ phân tích lãi vốn vay từ ngân hàng. Có 24% số hộ vay vốn từ ngân hàng với mức vay từ