MỤC TI ÊU, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

I. MỤC TI ÊU, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

- Đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của mô hình phát triển cây cao su;

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện;

- Xác định quy mô diện tích và sự phân bố các hạng thích hợp của đất đai đối với cây cao su;

- Đề xuất phương án quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới.

2. Nội dung thực hiện

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, và tình hình dân sinh kinh tế;

- Xây dựng bản đồ phân hạng đất trồng cao su;

- Xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn2010-2020;

- Xây dựng phương án quy hoạch phát triển cây cao su.

3. Phương pháp thực hiện 3.1 Phương pháp chung

- Phương pháp kế thừa và phân tích các tài liệu đã có: Trên cơ sở thu thập các tài liệu đã có, tiến hành phân tích đánh giá độ tin cậy của tài liệu và kế thừa những tài liệu có độ tin cậy cao. Qua đó, dự báo khả năng tăng trưởng của các lĩnh vực kinh tế, dân số, lao động để bố trí các loại đất hợp lý.

- Phương pháp lấy ý kiến của dân: Phối hợp cán bộ khuyến nông của xã tiến hành họp dân các thôn, ban cốt cán của UBND Xã, phòng Nông ngiệp huyện để phổ biến chủ trương của Nhà nước về công tác quy hoạch sử dụng đất.

Thu thập các thông tin về tình hình dân sinh kinh tế thông qua các số liệu, phỏng vấn trực tiếp từ người dân. Qua đó tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của người dân và cùng họ xây dựng các ý tưởng về quy hoạch đất trồng cao su.

- Phương pháp khảo sát thực địa: Cùng với cán bộ khuyến nông, địa chính xã, thôn trưởng và người dân địa phương, chúng tôi đã tiến hành:

 Phúc tra hiện trạng rừng, khoanh vẽ diện tích đất trống và đất khác bằng phương pháp khoanh vẽ theo dốc đối diện kết hợp khoanh vẽ theo tuyến điều tra.

 Điều tra nông hoá thổ nhưỡng, xác định phát sinh học của đất thông qua phẫu diện hình thái.

 Điều tra thu thập các dữ liệu khí tượng, thuỷ văn, dân sinh kinh tế, mạng lưới giao thông của huyện.

 Phương pháp chồng ghép bản đồ, nội suy.

3.2 Phương pháp chi tiết

a. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thừa kế số liệu: Các số liệu được thừa kế trong đợt này là: Số liệu hiện trạng rừng của dự án 32 thuộc chi cục Kiểm lâm thực hiện năm 2008; Số liệu hiện trạng sử dụng đất huyện A Lưới năm 2010; Số liệu hiện trạng của dự án phát triển Lâm nghiệp của Phân viện điều tra Trung trung bộ thực hiện năm 2008; số liệu niêm giám thống kê huyện A Lưới năm 2009.

- Kiểm chứng hiện trạng: Dùng ảnh vệ tinh chạy giải đoán ảnh để tiến hành chọn tuyến điều tra, chọn ô điều tra, khoanh vẽ đối diện để kiểm chứng lại các bản đồ thừa kế. Đánh giá độ chính xác của các loại hiện trạng. Chủ yếu tập trung cho vùng có hiện trạng cho phép phát triển cây cao su theo Thông tư hướng dẫn 58.

- Chồng ghép bản đồ: Sau khi kiểm chứng các loại dữ liệu bản đồ đã có, tiến hành hiệu chỉnh các vị trí có sai khác ngoài thực địa. Chồng ghép các bản đồ để đưa ra bản đồ hiện trạng phục vụ cho công tác quy hoạch.

b. Phương pháp điều tra, xây dựng bản đồ phân hạng đất trồng cao su

Phương pháp khoanh vùng điều tra

Do thời gian thực hiện công trình có hạn chế, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, phương pháp khoanh vùng tiềm năng phục vụ cho công tác điều tra được áp dụng. Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật và các đối tượng được trồng cao su quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 58/2009/TT- BNNPTNT về việc Hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp, các vùng tiềm năng được xác định sau khi loại trừ những vùng hoàn toàn không thích hợp cho việc quy hoạch trồng cây cao su. Vùng loại trừ cụ thể là:

- Vùng có độ cao trên 700m

- Vùng đất và rừng có chức năng phòng hộ, đặc dụng - Đất có rừng tự nhiên là rừng sản xuất

Căn cứ vào Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá chất lượng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2009, quy mô diện tích trung bình cần đào một phẫu diện cho hạng mục điều tra, đánh giá điều kiện

thổ nhưỡng là 30 ha. Tỷ lệ phẫu diện chính, phụ là 1:4. Căn cứ trên tổng diện tích vùng tiềm năng cần điều tra, số lượng các loại phẫu diện được tính như bảng dưới đây:

Loại phẫu diện Số lượng

- Tổng số phẫu diện điều tra 550 Trong đó :

+ Phẫu diện chính 110

+ Phẫu diện phụ (thăm dò) 440

- Số mẫu đất phân tích 30

Phương pháp điều tra phu din

Công tác điều tra được thực hiện tập trung ở vùng tiềm năng.

- Điều tra thực địa: theo tuyến và theo mạng lưới phẫu diện đã dự kiến.

Tuyến điều tra và mạng lưới phẫu diện dự kiến được chuẩn bị dựa trên các tài liệu và bản đồ đã thu thập được (bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ giao thông...) kết hợp với kiến thức điều tra thực địa sao cho thuận lợi quan sát và đỡ gặp khó khăn trong đi lại.

- Mô tả phẫu diện đất, lấy mẫu phân tích đất theo hướng dẫn trong Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất. Căn cứ vào các yếu tố chính trong phân hạng đất trồng cao su (Quy trình kỹ thuật cao su), chỉ có một chỉ tiêu cần phân tích phục vụ cho việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng đất trồng cao sulà hàm lượng mùn của tầng đất mặt. Phương pháp phân tích được áp dụng là phương pháp Tiurin.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn nhân tốvà bản đồ đơn vị đất đai - Phương pháp nội suy và mô hình hóa bằng kỹ thuật GIS với các phần mềm chuyên dụng (ArcView, MapInf o) để xây dựng các bản đồ đơn nhân tố;

- Phương pháp chồng xếp bản đồ đơn nhân tố để xây dựng Bản đồ Đơn vị đất đai.

Phương pháp xây dựng bản đồphân hạng đất trng cao su

- Phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế: Phương pháp này sử dụng cấp hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích hợp đất đai

- Các điều kiện hạn chế được áp dụng theo bảng phân loại mức độ giới hạn các yếu tố chủ yếu trong phân hạng đất trồng cao su quy định tại Quy trình kỹ thuật cao su 2004.

c. Phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch pháttriển cây cao su:

Phương pháp tổng hp dliu

- Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;

- Các dữ liệu về khí hậu: lượng mưa, bão, tiểu vùng khí hậu của huyện;…

- Các dữ liệu về nguyện vọng của người dân, các chủ sử dụng đất khác trên địa bàn huyện; …

- Các dữ liệu các bản đồ cơ sở đã được xây dựng: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bản đồ đơn vị đất đai; Bản đồ phân hạng đất trồng cao su; Các bản đồ quy hoạch, sử dụng đất trên địa bàn huyện;…

Phương pháp phân tích các dữ liệu đã có: Phân tích các số liệu ảnh hưởng đến việc quy hoạch phát triển cây cao su để đưa ra giải pháp quy hoạch thích hợp nhất.

Phương pháp chồng ghép bản đồ: Để tránh sự chồng chéo giữa các dự án; tránh những khu vực dễxảy ra bão;…

Một phần của tài liệu Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)