CHƯƠNG IV: TÍNH HIỆU QUẢ - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Đối với vùng đất trống: Cần tiến hành làm các thủ tục đất đai như quyền sử dụng đất để sớm đưa đất vào sản xuất ngay tránh lãng phí tài nguyênđất.
Đối với vùng đãđ ược trồng cao su tiểu điền của các hộ dân: Tiến hành các công đoạn tiếp theo của cây cao su như chăm sóc, tổ chức khai thác sản phẩm mủ đúng kỹ thuật. Cần phải có ý kiến của người dân nếu muốn chuyển đổi diện tích cây cao su tiểu điền này sang đại điền.
Đối với những khu vực có rừng trồng của các chủ sử dụng đất khác:
tiến hành làm các thủ tục thanh lý chuyển đổi những diện tích rừng kém hiệu quả. Các diện tích có rừng chưa đến tuổi khai thác, tiến hành vạch kế hoạch để hoạch định thời gian chuyển đổi. Đối với các diện tích đã đến tuổi khai thác thì tiến hành làm các hồ sơ thiết kế, lựa chọn thời gian khai thác thích hợp để thi công sau chuyển đổi.
Đối với các diện tích rừng trồng của người dân: cần có sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng đất với các tập đoàn, công ty trên cơ sở định hướng của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới để xác định phương thức tham gia, liên kết sản xuất.
Ưu tiên tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất hiện tại cùng tham gia liên kết sản xuất với các công ty.
- Khuyến khích tích tụ đất đai, dồn điền đổi thửa để tạo vùng trồng rừng cao su tập trung, có diện tích đủ lớn, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cơ giới hóa vào phát triển rừng trồng cao su.
- Khuyến khích người dân trồng cây cao su trên những diện tích nương rẫy bỏ hoang hóa để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tránh lãng phí.
2. Giải pháp về khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Về công tác giống:
Vấn đề nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng cao su được xem là mối quan tâm hàng đầu của các chủ rừng cũng như các cấp ngành liên quan. Không có giống được cải thiện thì không thể đưa năng suất rừng cao su lên cao.
Chu kỳ kinh doanh cây cao su diễn ra trên 25 năm nên công tác giống rất quan trọng, quyết định thành bại của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh, phát triển và sản lượng sau này. Vì thế cần lựa
chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và cần thử nghiệm trên các loại đơn vị đất trên địa bàn để khuyến cáo và cung cấp giống phù hợp.
Các giống cao su nên trồng cho khu vực huyện A Lưới có các đặc điểm khó gãyđổ, chịu rét, ít bị bệnh về nấm đó là: RRIM712, RRIM600, GT1 với tỷ lệ diện tích trồng là 55%, mỗi loài <20%; RRIC100, RRIC121, PB255, PB260, PB312, RRIV, RRIV3, LH82/92 với 40% diện tích, mỗi giống <10% diện tích19.
Về công tác kỹ thuật:
Bên cạnh công tác giống cây trồng, các biện pháp lâm sinh như phương thức trồng, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng cây cao su.. cũng cần được quan tâm đầu tư.
Cây cao su được trồng trên địa bàn huyện A Lưới vào năm 2002 đến năm 2006 theo dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp nhưng chỉ thực hiện trên hai xã Hương Nguyên, Hồng Hạ và từ năm 2007 đến nay cây cao su được trồng thêm tại các xã A Roàng, Hương Lâm, A Đớt. Nhưng với lực lượng khuyến Nông mỏng, quen thuộc với phương thức trồng cây cao su tiểu điề n, nay thêm phương thức trồng tập trung đại điền, vì thế cần có các đợt tập huấn cho các bộ chuyên trách. Hoặc thông qua thu hút các nguồn nhân lực có kỹ thuật cao từ các tập đoàn, công ty cao su sẽ giúp cho huyện thực hiện thành công dự án phát triển cây cao su.
Khi có nguồn nhân lực kỹ thuật tốt thì cần tập huấn cho các cán bộ xã, thôn trưởng, các hộ dân tham gia cao su cách trồng, chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật nhằm tăng năng suất, kéo dài thời gian khai thác mủ. Cần có các đợt tập huấn cho các cán bộ huyện, xã, trưởng nhóm các hộ trồng cao su để họ tiếp cận cách quản lý theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, mang tính khoa học.
3. Giải pháp về chính sách ưu đãi, thu hút:
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển cây cao su.
- Đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSDĐ nhằm tạo động lực để các chủ rừng an tâm sản xuất, mạnh dạn đầu tư lâu dài, phát triển mở rộng cây cao su về quy mô diện tích cũng như năng suất chất lượng.
- Ngoài ra, Huyện cần có các chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế khác ở trong và ngoài tỉnh để tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển cây cao su, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
- Huyện cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức được cây cao su là một cây công nghiệp hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao để người d ân đưa cây cao su vào cơ cấu cây trồng tại địa phương.
19 Theo Quyết định số 82/QĐ-CSVN ban hành ngày 29/1/2008 của Tập đoàn Cao su Việt Nam.
- Phát triển cây cao su cần kết hợp nhiều hình thức, đa dạng cách trồng nhưng phải lồng ghép giữa cao su đại điền với cao su tiểu điền. Doanh nghiệp cần giữ vai trò là bàđỡ trong nhân dân, giúp nhân dân thực hiện các quy định kỹ thuật, giống, đào tạo khai thác và thu mua sản phẩm, tức là cả đầu vào và đầu ra, giúp người trồng cao su yên tâm sản xuất. Do đó vai trò của địa phương trong việc lãnhđạo là rất quan trọng.
Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển cây cao su.
4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm:
Phát triển thị trường trên địa bàn cần chú trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Đồng thời, từng bước phát triển thị trường khác như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chuyển giao công nghệ.
4.1. Đẩy mạnh và xác lập hệ thống của các kênh lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua việc tạo lập mối liên kết ổn định cùng cơ cấu lợi ích hợp lý giữa các chủ thể.
- Đây là giải pháp có tính cấp bách vừa là giải pháp mang tính lâu dài.
Giải pháp này hạn chế được những rủi ro, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường đồng thời góp phần thúc đẩy và trực tiếp hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao.
- Xác lập hệ thống kênh lưu thông cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với các huyện và các tỉnh lân cận.
Thông qua đó để mở rộng thị trường, phối hợp với tỉnh khai thác những thị trường truyền thống có tính bền vững cao.
- Tạo ra hệ thống lưu thông hàng hóa đa tầng kết hợp với đơn tầng nhằm tăng độ phủ kín địa bàn và hạn chế tối đa các kênh lưu thông trung gian. Nên việc xây dựng các nông trường và nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện là cần thiết để tạo cơ hội cho sản phẩm của cây cao su tiếp cận với thị trường thuận tiện nhất.
4.2. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường
- Đẩy mạnh việc liên kết thị trường là giải pháp quan trọng để tạo ra thị trường ổn định trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn biến động.
Giải pháp này sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin, hỗ trợ năng lực hoạt động Marketing còn non kém của các doanh nghiệp, quá trình liên kết thị trường cần phát triển theo các hướng sau:
+ Đối với thị trường trong nước:
Ưu tiên lập các mối quan hệ giữa thị trường huyện với các thị trường các huyện và các tỉnh thông qua hệ thống giao thông.
Tổ chức nghiên cứu thị trường và các hoạt động xúc tiến với các thị trường tỉnh ngoài.
Nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương đến khai thác nguồn hàng sản xuất trên địa bàn đưa đi tiêu thụ tại các thị trường khác.
+ Đối với thị trường nước ngoài: huyện cần phối hợp với ngành thương mại Tỉnh tạo lập các mối quan hệ song phương và đa phương. Cần đảm bảo cho nông dân bán được nông sản, mua vật tư phân bón phục vụ sản xuất , cung ứng đầy đủ hàng tiêu dùng thiết yếu với giá cả hợp lý.
5. Giải pháp về vốn, tín dụng và nguồn nhân lực:
5.1. Giải pháp huy động vốn:
Vốn đầu tư giữ vai trò quyết định để quy hoạch phát triển cây cao su trở thành hiện thực, góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển KT -XH giai đoạn 2011 - 2020. Để tạo được nguồn vốn, huyện cần đa dạng hóa hình thức huy động, cần tạo môi trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong giai đoạn 2011-2015, huyện cần số vốn 642 tỷ đồng cho phát triển cây cao su, để huy động được nguồn vốn này, huyện cần tập trung vào các hình thức huy động sau:
5.1.1. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp và cá nhân:
- Khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động phát triển cây cao su.
-Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
- Thực hiện xã hội hóa, huy động mạnh mẽ sức dân và một phần nguồn vốn viện trợ phi chính phủ cho công tác phát triển cây cao su.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư, khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn phát triển cây cao su.
5.1.2. Huy động nguồn vốn đầu tư từ các địa phương khác trong cả nước:
-Tạo điều kiện thuận lợi (giá thuê đất, chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế thông thoáng...) cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
- Tranh thủ tối đa nguồn vốn TW, vốn ODA để đầu tư hệ thống hạ tầng cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện.
- Áp dụng chính sách tài chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của nhà nước, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, hướng ưu tiên vào chế biến nông sản xuất khẩu.
- Thủ tục cho vay cần được cải tiến đơn giản hơn, có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay, nâng hạn mức cho vay, đồng thời kéo dài thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây cao su để người dân có điều kiện thâm canh, nâng cao năng suất rừng.
5.1.3. Nguồn ngân sách:
Huy động tối đa nguồn vốn ngân sách một cách hiệu quả, vốn ưu đãi của trung ương cho huyện biên giới. Nguồn này ưu tiên tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng.
5.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những lợi thế so sánh để phát triển thương mại trên địa bàn, là nhân tố hàng đầu để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo số liệu thống kê năm 2009 của phòng Thống kê huyện, dân số năm 2009 là 43.262 người. Đặc biệt, người dân A Lưới vừa cần cù lại vừa chịu khó, đây là một trong những thế mạnh. Tuy nhiên lực lượng này khi tham gia phát triển cây cao su cần có đủ kiến thức và kỹ năng để tiếp cận phương thức sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, lực lượng này phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng chăm sóc và khai thác từ các cán bộ khuyến nông, kỹ thuật.
- Đối với quản lý Nhà nước trên địa bàn:
Trong điều kiện kinh tế thị trường, với quy mô sản xuất lớn về phát triển cây cao su đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tâm, đủ tầm và thích ứng với tình hình nhiệm vụ, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng được điều này, huyện cần phối hợp với các đơn vị có chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị kiến thức mới cho cán bộ quản lý để nâng cao năng lực quản lý phát triển cây cao su theo giai đoạn phát triển mới của thời kỳ 2011- 2020.
- Đào tạo nguồn nhân lực là công việc thường xuyên và có tính chiến lược lâu dài. Nhân lực chất lượng cao vừa là nguồn lực vừa là động lực thúc đẩy dự án cây cao su phát triển. Vì vậy, chính quyền các cấp cần có chính sách thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các nơi ngoài địa bàn, kết hợp phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.
6. Giải pháp về các hình thức liên doanh, liên kết:
6.1 Đối với diện tích cao su tiểu điền:
Các hộ dân bỏ vốn đầu tư 100% thì sản phẩm s ẽ được doanh nghiệp thu mua theo giá thỏa thuận giữa hai bên; Bên cạnh đó người dân được doanh nghiệp hổ trợ về mặt kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác.
Nếu các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư thì việc cung cấp vật tư, phân bón, thu mua sản phẩm cần có ký kết giữa doanh nghiệp và hộ dân. Các bên thực hiện nghiêm hợp đồng đã ký kết.
6.2 Đối với diện tích cao su đại điền:
Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động ở địa phương nhằm tạo công ăn việc làmổn định cho người dân địa phương;
Người dân địa phương khi được tuyển dụng làm công nhân của doanh nghiệp sẽ được hưởng lương và các chế độ chính sách đầy đủ theo quy định luật hiện hành, bên cạnh đó còn được nâng cao nghiệp vụ qua các đợt tập huấn nghiệp vụ;
Người dân địa phương nhận khoán trồng, chăm sóc, khai thác sẽ được hưởng tiền công theo các hạng mục mình nhận khoán. Bên cạnh đó người dân được trồng xen các loài cây nông nghiệp theo quy định của doanh nghiệp.
7. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
7.1 Về nhân lực và cơ sở hạ tầng:
Để thực hiện phát triển cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới cần nguồn nhân lực lớn khoảng 3.000 công nhân.
Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ KNKL và cán bộ lâm nghiệp ở các xã vùng sâu, vùng xa; Chú trọng các hoạt động đào tạo và khuyến lâm cho người nghèo,đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình thông qua các lớp đào tạo nghề tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, chủ động thực hiện có hiệu quả công tác phát triển và sơ chế sản phẩm từ cây cao su;
Các khu vực đưa vào quy hoạch gần các trục đường quan trọng của huyện như Quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh, là huyện chưa có điểm thu mua sản phẩm mủ cao su vì thế cần đầu tư một nhà máy chế biến mủ cao su ở trong khu Công nghiệp ACo đã được quy hoạch. Bên cạnh đó cần đầu tư 5 nông trường cao su ở các khu vực có diện tích cây cao su tập trung để thuận tiện cho công tác thu gom giảm chi phí vận chuyển.
Xây dựng hệ thống đường liên lô là 310km; đường lô là 133km và hàng rào bảo vệ là 207km. Ngoài ra cần phải xây dựng các công trình phụ như vườn giống, …
7.2 Về nâng cao hiệu quả cho cây cao su:
Nâng cao năng suất vườn cây: các yếu tố về giống, mật độ cây trồng, đầu tư đúng, đủ ngay từ đầu sẽ giúp rút ngắn được thời gian c hăm sóc, năng suất tăng nhanh ngay trong những năm đầu. Ngoài ra việc gia tăng cường độ cạo, rút ngắn thời gian kinh doanh nhằm thay đổi giống mới một cách kịp thời cũng là biện pháp có hiệu quả. Cần có kế hoạch thanh lý và trồng lại những vườn cây có chất lượng kém, ít hiệu quả nhằm nâng cao năng suất bình quân cũng như tạo nguồn gỗ cao su xuất khẩu.
Đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng của ngành, bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao su. Với giống cao su mủ - gỗ, chu kỳ kinh doanh từ 15-20 năm, trong một vòngđời cây có thể cho đến 150-200 ster gỗ cao su tươi, nếu qua chế biến có thể cho từ 12- 16 m3 gỗ thành phẩm có giá trị cuối cùng khoảng 15-20 ngàn USD .
Gia tăng tính hàng hóa của sản phẩm trồng xen trong những năm đầu cũng là biện pháp nhằm gia tăng giá trị sản xuất/ha cao su.