TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG IV: TÍNH HIỆU QUẢ - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Là cơ quan chủ trì tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển cây cao su trên cơ sở quy hoạch đã phê duyệt.

Thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các cá nhân và hộ gia đình theo quyđịnh của pháp luật.

Xét duyệt kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp xã, chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các giải pháp phát triển trồng cây cao su; quản lý bảo vệ, chăm sóc và khai thác chế biến sản phẩm từ cây cao su.

2. Đối với phòng Tài chính Kế hoạch

Thực hiện phân bổ vốn hợp lý và ưu tiên vốn cho đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại theo từng năm và theo từng giai đoạn phát triển

Xây dựng kế hoạch dự toán và phương án phân bổ ngân sách đầu tư phát triển cây cao su trên địa bàn huyện, thẩm định và quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển cây cao su thuộc thẩm quyền.

Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện tổ chức vận động thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển vào cây cao su.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện giám sát và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cây cao su, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền để có hướng chỉ đạo kịp thời.

3. Đối với phòng Tài nguyên Môi trường

Xác định và quy hoạch quỹ đất lâu dài cho phát triển cây cao su phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đẩy mạnh công tác kiểm tra về môi trường cùng với các ban ngành đánh giá đầy đủ về tác động môi trường của các dự án để có biện pháp kiến nghị xử lý ngay từ đầu hình thành các dự án.

Lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định kế hoạch sử dụng đất để phát triển cây cao su cấp xã.

Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng tham gia phát triển cây cao su thuộc thẩm quyền của UBND huyện.

Theo dõi, cập nhật, quản lý các hồ sơ tài liệu, bản đồ về quỹ đất đầu tư phát triển cây cao su; tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; đánh giá đề xuất các giải pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với các dự án phát triển cây cao su có hiệu quả.

4. Đối với các xã và thị trấn

Tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển cây cao su trên địa bàn của mình.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cây cao su h àng năm trên địa bàn xã; quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất quy hoạch phát triển cây cao su ở địa phương;

Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cây cao su, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về rừng, tạo điều kiện để cây cao su phát triển tốt tại địa phương.

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn huyện được phê duyệt là cơ sở pháp lý cho việc hình thành vùng là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển nông ngiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo hướng nông thôn mới, đồng thời góp phần nâng cao tăng trưởng kinh tế giải quyết khó khăn về đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Từng bước đưa A Lưới trở thành huyện có nền kinh tế-xã hội phát triển bền vững.

2. Kiến nghị

- Các cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét và phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới đến năm 2020.

- Sớm công bố quy hoạch để nhân dân biết và cùng thực hiện quy hoạch.

- Huyện sớm xây dựng các chương trình: xúc tiến phát triển cây cao su, kêu gọi đầu tư, hợp tác đầu tư, huy động mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển cây cao su, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tận dụng mọi hỗ trợ của trung ương, của các ban ngành, của các địa phương khác đối với huyện A Lưới phục vụ cho công tác phát triển cây cao su trên địa bàn đến năm 2020./.

ĐƠN VỊ TƯ VẤN UBND HUYỆN A LƯỚI

Mục lục

MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I:TÌNH HÌNH CƠBẢN VÙNG QUY HOẠCH...5

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ...5

1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ...5

2 Địa hìnhđịa thế ...5

3 Khí hậu...5

4 Chế độ thủy văn...7

5 Đất đai...8

II KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI...10

1 Dân số, lao động...10

2 Thực trạng kinh tế...10

3 Cơsở hạ tầng...12

4 Văn hóa xã hội...13

III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT:...15

1 Hiện trạng sử dụng đất được phân theo mục đích sử dụng:...15

2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng:...16

CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU...20

I.TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở VIỆT NAM:...20

1.Giai đoạn trước năm 1990:...20

2.Giai đoạn sau năm 1990 đến nay:...21

3.Diễn biến thị trường cao su thiên nhiên những năm gần đây...23

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN TỈNH THỪA THIÊN HU..27

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A L ƯỚI28 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU...30

I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN...30

1. Mục tiêu ...30

2. Nội dung thực hiện...30

3. Phương pháp thực hiện...30

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆNA LƯỚI (GIAI ĐOẠN 2011- 2020) ...33

1. Quan điểm, mục đích quy hoạch:...33

2. Quy hoạch đất trồng cao su tại huyện A Lưới...34

3. Xây dựng bản đồ quy hoạch đất trồng cao su tại huyện A Lưới...44

CHƯƠNG IV: TÍNH HIỆU QUẢ- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...51

Một phần của tài liệu Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)