CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
3. Phân theo độ tuổi
2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý và nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của công ty
2.5.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu bao gồm 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
2.5.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này nhằm xác định sơ bộ các yếu tố phản ánh đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty, từ đó xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi phục vụ quá trình điều tra nghiên cứu. Nghiên cứu này được tiến hành bởi 2 bước sau:
- Nghiên cứu sơ bộ định tính: Nhằm mục đích xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Công ty CP thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa trên quan điểm đánh giá từ phía các nhân viên trong công ty. Dựa trên cơ sở lý thuyết về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả xác định được các yếu tố ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời xây dựng được thang đo sơ bộ phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ tiếp theo. Kết quả của bước này là các câu hỏi của tác giả đưa ra đã được điều chỉnh lại về ngôn từ, đồng thời được bổ sung thêm một số câu.
- Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Sau khi đã xây dựng được thang đo sơ bộ thông qua bước nghiên cứu định tính sơ bộ đã đề cập ở trên, tác giả tiến hành điều tra thử nghiệm với 15 cán bộ quản lý và nhân viên trong công ty CP thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa, kết quả là các câu hỏi đã được điều chỉnh.
2.5.1.2. Nghiên cứu chính thức
- Thu thập số liệu và chọn mẫu điều tra
Để thu thập thông tin cho đề tài, bảng câu hỏi đã được thiết kế có hai phần chính.
Phần đầu của bảng hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về cá nhân của người được phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, trình độ,… Phần hai của bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về nội dung điều tra, khảo sát. Thang đo 5 - point Likert đã được sử dụng để lượng hóa sự lựa chọn của đối tượng điều tra đối với mỗi một tiêu chí, trong đó:
+ 1 điểm được xem là Rất không đồng ý + 2 điểm là không đồng ý
+ 3 điểm là Không có ý kiến + 4 điểm là đồng ý
+ 5 điểm là rất đồng ý
Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp để thu thập các số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra này. Việc thu thập số liệu được thực hiện trên cơ sở phát phiếu trực tiếp cho đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên công ty CP thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa.
- Xác định kích thước mẫu
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988), theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đa biến đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.
Với thang đo chất lượng nguồn nhân lực mà đề tài sử dụng, có tất cả 5 biến độc lập trong mô hình, nên số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể tác giả phát phiếu điều
tra phòng vấn cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty. Sau khi nhập dữ liệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ để dùng xử lý số liệu là 150 phiếu.
- Quy trình thực hiện nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2. 2. Tóm tắt quy trình nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận về NNL
và nâng cao chất lượng NNL
Xác định sơ bộ các yếu tố phản ánh hiệu quả nâng cao chất lượng NNL của công ty
(Thang đo sơ bộ)
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha Xây dựng thang đo
việc nâng cao chất lượng NNL
- Nghiên cứu tài liệu để xây dựng bảng câu hỏi - Điều tra thử 15 đối tượng
- Điều chỉnh bảng câu hỏi - Xây dựng thang đo chính thức
Thu hẹp dữ liệu (nhóm dữ liệu thành các nhân
tố chính)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến
chất lượng NNL - Phân tích hồi quy
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL của công ty
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0. Sau khi xem xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, các số liệu được xử lý bằng máy tính theo các chỉ tiêu tương ứng.
Sau khi được làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích dựa trên các kiểm định dưới đây:
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như:
giá trị trung bình (mean), sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis).
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Qua đó, các biến quan sát có tương quan biến tổng Item-total correlation < 0,3 thì bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6.
+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO Nếu trị số KMO từ 0,5 à 1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
Nếu trị số KMO < 0,5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
+ Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị số Eigenvalue - là đại lượng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, trị số Eigenvalue > 1 thì việc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa.
+ Hệ số tải nhân tố (factor loading): Là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Tiêu chuẩn quan trọng đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng 0,5, những biến không đủ tiêu chuẩn này sẽ bị loại.
- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
2.5.2. Đặc điểm cơ bản của cán bộ công nhân viên được điều tra Kết quả điều tra 150 cán bộ nhân viên của công ty cho kết quả như sau:
Bảng 2. 12. Đặc điểm cơ bản của cán bộ công nhân viên được điều tra
Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%)
Tổng số CBCNV được điều tra 150 100