2.1. Giới thiệu chung về địa bàn, phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
+ Vị trí địa lý
Thị xã Cẩm Phả là một thị xã Công nghiệp nằm dọc quốc lộ 18A, cách Thành phố Hạ Long 30 km, có diện tích tự nhiên 48.645,8 ha, chiếm 7,96%
diện tích toàn tỉnh.
Thị xã có tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc 20053'57' đến 21013'25''; kinh độ Đông 107010'00'' đến 107024'50''.
Có vị trí tiếp giáp:
Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên;
Phía Đông giáp huyện Vân Đồn;
Phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long;
Phía Tây giáp thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ.
Thị xã có 13 phường và 3 xã. Dân số trung bình năm 2010 là 177.528 người; trong đó thành thị là 169.172 người, nông thôn 6.356 người. Mật độ dân số là 517,23 người/km2.
Cẩm Phả là đô thị loại III, nằm trong hành lang kinh tế động lực Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn - Móng Cái. Có tài nguyên phong phú đa dạng nhất là khoáng sản than, du lịch sinh thái biển và tài nguyên biển, là trung tâm công nghiệp nằm liền kề với thành phố Hạ Long là cầu nối giữa các trung tâm kinh tế - dịch vụ - du lịch lớn của Tỉnh với khu vực miền Đông tỉnh Quảng Ninh.
+ Địa hình, địa mạo
Đại hình Cẩm Phả tương đối đa dạng và phức tạp bao gồm vùng đồi núi và đồng bằng ven biển và được chia thành 5 dạng địa hình như sau:
- Đại hình núi:
Núi thấp và trung bình: Phân bố ở hầu hết các phường xã với diện tích khoảng 27.300 ha, chiếm khoảng 70%, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh nên đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành độ dày của tầng đất mịn.
Khu vực núi đất dốc trên 250: Chiếm khoảng 65% diện tích đất đồi núi, mức độ chia cắt mạnh đến trung bình, tầng đất mịn thông thường mỏng.
Khu vực núi thấp dốc dưới 250: Mức độ chia cắt yếu trung bình, tầng đất mịn thường dày.
- Địa hình vùng đồi:
Phân bố ở phía Tây đường quốc lộ 18A, thuộc 2 xã Cộng Hòa và Cẩm Hải, địa hình thường có dạng đồi gò, bát úp với độ cao trung bình từ 20 - 100 m, dưới chân đồi thường có dạng địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của các cửa sông bao quanh như sông Voi Bé và sông Voi Lớn.
- Đại hình thung lũng:
Dọc theo các sông suối nhỏ nằm tiếp giáp với chân núi, hàng năm thường xuyên được bồi lắng phù sa vào mùa mưa đã tạo nên những dải đất bằng phẳng, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình đồng bằng ven biển:
Là vùng đất thấp tiếp giáp với vùng đồi gò thuộc xã Cộng Hòa và Cẩm Hải thường xuyên được bồi đắp bởi 2 sông Voi Bé và Voi Lớn tạo nên giải đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ với vùng gò đồi, vùng này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Đại hình núi đá vôi:
Địa hình này phân bố ở các phường Quang Hanh, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Thạch...
+ Khí hậu
Thị xã Cẩm Phả chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu thị xã được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00 C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36,60 C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50 C (tháng 1). Nền nhiệt độ được phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200 C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau).
- Lượng mưa bình quân hàng năm 2144,5 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7,8,9. Các tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm do đó lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm.
- Nắng: Trung bình số giờ nắng giao động từ 1.500 - 1.700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.
- Gió: Thị xã Cẩm Phả thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam.
Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2 - 4 m/s, đạt cấp 5 - cấp 6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của con người.
Gió Đông Nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc đọ gió trung bình đạt từ cấp 2 đến cấp 3. Gió thổi từ Vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi
nước tạo nên không khí ẩm, mát mẻ.
+ Thủy văn
Chế độ thủy văn của các sông, ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ.., các song suối thường ngắn và dốc.
Sông Diễn Vọng dài khoảng 14,5 km bắt nguồn từ sườn phía Đông của cánh cung Đông Triều - Móng Cái, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ ra vịnh Hạ Long. Lưu lượng nước trong năm chỉ đạt 2,91 m3/s, lưu lượng cức đại là 0,04 m3/s.
Sông Mông Dương và sông Đồng Mỏ bắt nguồn từ dãy Bằng Dải chảy theo hướng Nam và hướng Đông rồi đổ ra biển. Hai con sông này có lưu lượng nước nhỏ.
Ngoài các con sông chính, chảy qua thị xã Cẩm Phả và địa phận các xã ven biển có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông Thác Thầy. Sông Voi Lớn và sông Voi Bé chảy qua địa phận xã Cộng Hòa thường xuyên gây ảnh hưởng đến chế độ triều.
Nhìn chung, sông suối chảy qua địa phận thị xã Cẩm Phả có diện tích lưu vực nhỏ, độ dài sông ngắn, có lượng nước không nhiều và phân bố không đồng đều trong năm. Các sông này về mùa mưa thường mang một lượng phù sa bồi đắp vùng bãi ven sông, tạo nên những giải đất phù sa màu mỡ, đồng thời cũng dễ gây ngập úng cho các vùng thấp trũng.
+ Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của thị xã hiện có 5 đập nước tự chảy (Khe Cả, Đồng Cầu, Ruộng Bồng, Đồng Cói, Tân Tiến) tổng dung tích 2,01 triệu m3, năng lực tưới cho 120 ha và 6 hồ chứa nước dùng bơm tưới (Ao Cói, Cống Đá, Ông Trúc, Yên Ngựa, Đầm Đá, Rừng Miếu) với dung tích 1,02 m3. Nhìn chung hệ thống thủy lợi thị xã Cẩm Phả chủ yếu là các hồ, đập nhỏ nên khả
năng cung cấp tưới tiêu cho các loại cây trồng, nhất là vùng chuyên canh lúa còn hạn chế.
+ Thủy triều
Cẩm Phả là thị xã ven biển, phía Nam giáp Bái Tử Long có nhiều núi đá tạo thành bức Bình Phong chắn sóng, hạn chế tốc độ gió khi có bão. Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông (biên độ triều 2 - 3 m), cao nhất là 4,1 m và thấp nhất là 0,7 m.
+ Tình trạng xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn do tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Về mùa khô, nước sông cạn nên thường gây ra các hiện tượng xâm nhập mặn nội đồng gây ảnh hưởng đến sản xuất làm nhiễm mặn nguồn nước và đất.
* Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất
- Nhóm đất phù sa (P): Chủ yếu ở vùng trũng, thấp, được bồi đắp bởi phù sa của sông và phù sa biển có diện tích 459 ha, chiếm 1,34% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã, phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Mông Dương, Dương Huy, Cộng Hòa.
- Đất Gơlây (GL): Diện tích 30,1 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã Cộng Hòa và phường Quang Hanh.
- Đất vàng đỏ (Fv): Diện tích 26.405,64 ha, chiếm 78,65% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các phường xã. Đất vàng đỏ được hình thành trên các loại đất mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng lớp hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.
- Đất tác nhân (NT): Đất tác nhân là loại đất đã bị biến đổi sâu sắc hoặc bị chôn vùi do tác động của con người, sự di chuyển hoặc xáo trộn lớp đất
mặt, đào và đắp, đã làm thay đổi đặc điểm của đất so với ban đầu hiện có của nó.
- Đất cát (C): Diện tích 724,21 ha chiếm 2,16% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã phường: Cẩm Sơn, Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Đông, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Hải, Mông Dương, Cộng Hòa. Đất được hình thành ven biển, ven các con sông chính do sự bồi đắp.
- Đất mặn: Diện tích 1.554,9 ha, chiếm 4,62% diện tích tự nhiên, phân bố ở phường Mông Dương, xã Cẩm Hải, Cộng Hòa. Nhóm đất này hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển lắng đọng trong môi trường nước biển.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV): Diện tích 175,6 ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên. Phân bố ở phường Mông Dương. Đất nằm ở độ cao 700 - 900 m, đại hình cao, dốc, hiểm trở nên xói mòn mạnh.
- Đất có tầng sét loang lổ (L): Diện tích 236,5 ha, chiếm 0,7% diện tích tự nhiên phân bố cở các xã phường: Dương Huy, Cẩm Phú, Cẩm Sơn. Nhóm đất này hình thành trên các loại mẫu chất phù sa cổ, phù sa cũ hoặc trên các nền đá mẹ khác nhau. Hình thái phẫu diện thường xuất hiện tầng tích sét loang lổ, đôi khi xuất hiện kết vón với các mức độ khác nhau.
+ Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thị xã bao gồm các sông chính như hệ thống sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Voi Lớn, sông Voi Bé và còn có 28 hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác trong thị xã. Thị xã có nhà máy nước Diễn Vọng lấy nước từ hồ Cao Vân và sông Diễn Vọng để xử lý, cung cấp nước cho toàn thị xã.
- Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn có trữ lượng lớn, phía Bắc vùng đồi núi có chất lượng tốt, nhân dân sử dụng nước bằng cách đào và khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Vùng thấp và ven biển nước bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn nên ít được sử dụng trong sinh hoạt.
+ Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất của thị xã là 21.165,94 ha, chiếm 93,67 diện tích tự nhiên, gồm:
- Rừng sản xuất 18.939,76 ha.
- Rừng phòng hộ 2.226,18 ha.
Diện tích đất rừng chủ yếu là rừng gỗ non chưa có trữ lượng và rừng tre nứa, rừng ngập mặn chủ yếu là rừng phòng hộ bao gồm cây sú vẹt, độ che phủ rừng đạt 45,6%.
+ Tài nguyên biển
Cẩm Phả là thị xã ven biển, có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnh Bái Tử Long từ phường Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ. Tiềm năng kinh tế biển khá đa dạng, nhất là các cảng và dịch vụ cảng biển, du lịch biển - ven biển và thủy sản, cùng với các dãy núi đá, hang động có cảnh quan kỳ thú là điểm du lịch phục vụ nhu cầu khách trong nước và quốc tế.
+ Tài nguyên khoáng sản
- Than đá: Tài nguyên khoáng sản lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá và phân bố dọc theo quốc lộ 18A và 18B. Tổng tiềm năng ước tính trên 1 tỷ tấn.
Trữ lượng có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo báo cáo của ngành than), qua thăm dò than khai thác hầm lò đạt độ sâu -300 m, sản lượng than khai thác trên địa bàn thị xã chiếm 50 - 55% trên địa bàn toàn quốc, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu, thuận tiện cho xuất khẩu.
- Đá vôi: Phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh và các dãy núi đá vôi ngoài Vịnh, có trữ lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, trữ lượng khai thác hàng năm đạt 270.000 m3.
- Đất sét: Là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất gạch ngói được tập trung nhiều ở trên địa bàn phường Quang Hanh và xã Cộng Hòa.
- Nước Khoáng: Là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, có thể phát triển khai thác với quy mô lớn, tập trung ở phường Quang Hanh, chứa nhiều nguyên tố vi lượng có ích, phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng.
+ Tài nguyên Du lịch
Thiên nhiên ưu đãi cho Cẩm Phả lợi thế để phát triển ngành du lịch dịch vụ. Nằm cạnh vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long kết hợp với hang Vũng Đục, Đảo Rều, Đền Cửa Ông và suối khoáng nóng Quang Hanh, hàng năm thu hút một lượng khách du lịch khá lớn. Vào đầu năm với lễ hội đền Cửa Ông có tới hàng trăm ngàn lượt khách đến thăm quan vãn cảnh và du lịch văn hóa.
Với tài nguyên nước khoáng nóng sẽ tạo điều kiện để Cẩm Phả phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái vào các ngày nghỉ cuối tuần. Cầm Phả cùng với Hạ Long, Yên Tử, Vân Đồn, Móng Cái sẽ tạo nên một tua du lịch hấp dẫn và lý thú.
+ Tài nguyên nhân văn
Hiện nay trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Giao, Sán Dìu, Hoa,...Cộng đồng các dân tộc trong thị xã với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hóa phong phú, có nhiều nét độc đáo và nhiều bản sắc dân tộc.
+ Môi trường thị xã
Cẩm Phả là thị xã vừa có đồi núi, vừa có biển với nhiều hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một cảnh quan kỳ thú bên cạnh vịnh Bái Tử Long. Phía Bắc đường 18A là những moong than đang ngày đêm hoạt động nhịp nhàng, phía Nam là biển cả với những khu di tích, khu du lịch và những cảng biển lớn, góp phần hình thành một thị xã công nghiệp hiện đại trong tương lai.
Tuy nhiên mâu thuẫn về môi trường ở Cẩm Phả có thể thấy rõ giữa ngành than với các ngành du lịch, nông nghiệp và lâm nghiệp. Cẩm Phả là vùng tập trung nhiều mỏ than lộ thiên và hầm lò lớn, trong vùng có nhiều nhà máy cơ khí, nhà máy sàng tuyển than và các cảng biển xuất than đan xen giữa các khu đô thị đông đúc vì thế tác động mạnh đến cảnh quan môi trường ở Cẩm Phả bao gồm:
- Khu bãi thải nam Đèo Nai: Đổ thải gần QL 18A từ trung tâm thị xã đến Cầu 20, vì thế khu vực này không còn cây mọc tự nhiên, gây mất mỹ quan cho khu vực, đồng thời là nguồn gây bụi, gây ô nhiễm lâu dài.
- Sông Mông Dương: Là con sông chính của Cẩm Phả, trước đây thuyền bè đi lại trên sông để vào khu vực Mông Dương. Từ năm 1987 do khai thác than tự do làm cho đất đá từ các lộ vỉa, bãi thải theo suối Khe Chàm đổ ra bồi lấp dòng sông, gây ngập lụt vào mùa mưa. Hai bên bờ sông cây cối và động vật không phát triển được vì nước thải và đất đá từ các mỏ đổ xuống.
- Khu vực Nam Khe Sim: Do tác động của quá trình khai thác than nhiều năm nên khu vực này trở thành sườn đồi trơ trụi, nhiều chỗ bị đào bới để khai thác và làm đường vì thế làm xấu cảnh quan môi trường khu vực, đồng thời là nguồn gây bụi và bồi lấp lớn trong khu vực.
- Các cảng tiêu thụ than nằm rải rác dọc bờ biển thị xã, ảnh hưởng chủ yếu của các cảng tới môi trường là bụi than từ các kho than và quá trình rót than xuống phương tiện. Tuy nhiên với việc quy hoạch giảm bớt số lượng cảng xuất than sẽ tạo điều kiện cải thiện cảnh quan môi trường khu vực các cảng, đồng thời trồng các cây xanh cách ly.
- Cẩm Phả tập trung nhiều nhà máy cơ khí lớn, ảnh hưởng của các nhà máy này tới môi trường tuy không lớn nhưng cũng cần phải sử lý nước thải, trồng cây xanh cách ly để cải thiện môi trường khu vực.
Để khắc phục tình trạng ONMT hàng năm các công ty than đã tiến
hành trồng cây xanh trên các khu vực đã khai thác than xong và ven đường chở than, nhưng diện tích còn hạn chế. Thời gian tới đây thị xã sẽ thực hiện các dự án cấp thoát nước, xây dựng khu đô thị mới theo quy hoạch, phủ xanh đất trống đồi trọc để cải thiện môi trường trên địa bàn thị xã và các khu vực lân cận.
* Thực trạng phát triển kinh tế xã - hội
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan xong dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, UBND thị xã Cẩm Phả cùng với lợi thế và tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế thị xã phát triển ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 - 2010 (GDP) đạt 14,3% tăng 13% - 14%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.055 USD/người/năm (gần 37 triệu đồng/năm).
+ Thực trạng dân số lao động: Năm 2010 dân số thị xã có 177.528 người, trong đó dân số của các xã 7.816 người, phường có 169.712 người;
mật độ dân số bình quân 517,23 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thị xã ở mức 0,1%. Nguồn lao động thị xã tương đối dồi dào, lao động trong độ tuổi của thị xã năm 2010 là 84.324 người, chiếm 47,41% tổng dân số;
trong đó lao động phi nông nghiệp 12.238 người, chiếm 15,64% số lao động;
lao động nông nghiệp 6.114 người, chiếm 7,25% tổng số lao động; số hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia 118 hộ chiếm 0,45%.
+ Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Về sản xuất nông nghiệp: Thực hiện chương trình sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hóa giai đoạn 2000 - 2010, thị xã đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời đã trợ giá giống để đưa một số giống cây, con có giá trị, năng suất chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hóa góp phần thúc đẩy kinh tế phát