3.1. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT
3.1.3. Xây dựng chương trình quản lý và giám sán môi trường
Chương trình quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường và có thể dự đoán được các biến đổi môi trường, từ đó có biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra.
1- Tổ chức và nhân sự a) Tổ chức thực hiện
Phương thức quản lý và nâng cao nhận thức môi trường:
+ Phổ biến cho các bên liên quan về quy chế và những hướng dẫn cần thiết để triển khai công tác bảo vệ môi trường.
+ Phối hợp giữa các cơ quan chức năng về môi trường của địa phương để giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường.
+ Cung cấp thông tin về môi trường cho các bên liên quan của dự án:
chủ thầu, người lao động trên công trường, nhóm cư dân bị tác động.
Việc thực hiện chương trình quản lý môi trường phải tuân thủ các quy định của Việt Nam.
Chương trình quản lý môi trường phải do đơn vị sau đây thực hiện:
+ Các công ty than: Phải giữ mối liên hệ với các cơ quan có liên quan và một số cơ quan khác ở cấp quốc gia, tỉnh, thị xã, thực hiện chương trình quản lý môi trường của mình dưới sự giám sát, kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Quảng Ninh. Phòng an toàn các công ty ít nhất phải có từ 3 đến 5 cán bộ chuyên trách được đào tạo về lĩnh vực môi trường để giám sát, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
+ Trong quá trình thực hiện quản lý cần có sự tham gia của chuyên gia tư vấn môi trường từ một tổ chức được công nhận trong nước. Chuyên gia môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức và cán bộ có liên quan để họ thực hiện công tác quản lý môi trường.
Các chuyên gia tư vấn môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn cho các công Công ty than về vấn đề môi trường như kiểm tra tại chỗ và giám sát trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo rằng các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ.
- Các công ty than có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu ONMT, các điều khoản và cam kết với các ngành chức năng.
- Công tác giảm thiểu ONMT đòi hỏi các Công ty khai thác than phải thực hiện cụ thể, tỉ mỉ cho từng công đoạn khai thác, vận chuyển, chế biến than,…
b) Tổ chức cho quan trắc và báo cáo môi trường + Trong quá trình khai thác:
Giám sát kỹ thuật: Trong quá trình khai thác, phải tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ONMT sẽ được tiến hành bởi Giám sát kỹ thuật của các Công ty than. Giám sát kỹ thuật trong quá trình xây dựng phải tổ chức quan trắc môi trường và báo cáo về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu.
Trong quá trình thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường cần được thực hiện ít nhất 06 tháng /lần để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu. Báo cáo về quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu sẽ được trình lên Tập đoàn Công nghiệp than để phê chuẩn và báo cáo Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra, giám sát thực hiện.
Chuyên gia tư vấn môi trường: Chuyên gia tư vấn sẽ trợ giúp kỹ thuật cho các Công ty than và Cán bộ môi trường trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường. Chuyên gia tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị và trình Báo cáo môi trường định kỳ 3 tháng /lần lên Tập đoàn than và báo cáo Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh (Báo cáo này là báo cáo về công tác môi trường hàng năm của Dự án khai thác). Chuyên gia tư vấn cũng lập Báo cáo Quản lý môi trường cuối cùng để được xem xét và phê chuẩn khi kết thúc xây dựng. Tư vấn cũng có trách nhiệm đào tạo cho các Công ty than về giám sát kỹ thuật.
Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thuộc Bộ TN&MT sẽ xem xét và đề nghị Bộ TN&MT phê chuẩn báo cáo tuân thủ các biện pháp giảm thiểu, báo cáo quản lý môi trường định kỳ và báo cáo cuối cùng vào cuối giai đoạn xây dựng.
+ Trong giai đoạn vận hành
- Quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước và các biến động vật lý.
Các Công ty than: Trách nhiệm giám sát chất lượng không khí, nước và các biến động vật lý tại các hệ thống thoát nước tại khu vực dự án. Tất cả các kết quả quan trắc sẽ được báo cáo định kỳ lên Sở TN &MT tỉnh Quảng Ninh.
Cán bộ môi trường chuyên trách: Chịu trách nhiệm giám sát chất lượng môi trường tại khu vực khai thác than và kiểm soát việc thực hiện các biện
pháp giảm thiểu thuộc về cán bộ môi trường chuyên trách. Cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm đào tạo thường xuyên về quan trắc và giám sát, quản lý dữ liệu với tần suất 03 tháng /lần cho các đơn vị vận hành hệ thống. Cán bộ môi trường cũng chịu trách nhiệm kiểm tra hiện trường và giám sát trong suốt quá trình khai thác để đảm bảo các đơn vị vận hành tuân thủ đầy đủ các thủ tục đề ra, và chất lượng môi trường.
Chuyên gia Tư vấn môi trường: Tư vấn sẽ giám sát và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các Công ty than và Cán bộ môi trường trong việc thực hiện công tác quản lý môi trường, chuẩn bị và đệ trình các Báo cáo (Báo cáo môi trường định kỳ, Báo cáo quản lý môi trường hàng năm) để gửi lên Sở TN
&MT Quảng Ninh. Tư vấn, đào tạo về môi trường và nâng cao năng lực cho Công ty than và Cán bộ môi trường để họ có đủ khả năng thực hiện công tác quản lý môi trường.
Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh xem xét duyệt Kế hoạch tuân thủ giảm thiểu môi trường và Báo cáo Quản lý môi trường hàng năm đệ trình UBND tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp than xem xét phê chuẩn.
3.1.3.2. Chương trình giám sát môi trường a) Giám sát chất thải
Nội dung chương trình quan trắc, địa điểm, tần suất và các chỉ tiêu quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành và đi vào sản xuất khai thác than được khái quát trong bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1: Chi tiết chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn sản xuất khai thác than
STT Chương trình quan trắc môi trường
I Môi trường không khí
* Vị trí quan trắc
- Một số điểm tại khu vực khai thác than hầm lò và lộ thiên
STT Chương trình quan trắc môi trường
- Một số điểm khu vực sàng tuyển tại các Công ty than
- Một số điểm dân cư gần khu vực khai thác nhất (đầu hướng gió) - Một số điểm dân cư gần khu vực khai thác nhất (cuối hướng gió) - Một số điểm trên tuyến đường vận chuyển than ra Cảng
* Thông số quan trắc: bụi, tiếng ồn, SO2, NO2, CO, CH4 (trong các lò)
* Tần suất quan trắc: 4 lần /năm (3 tháng một lần)
* Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937-1995, TCVN 5937-1995 II Môi trường nước
- Nước thải
* Vị trí quan trắc
- Mẫu nước tại các cửa lò
- Nước thải từ khu sàng tuyển than và các moong khai thác lộ thiên - Nước thải sau khi đã qua bể lắng (hoặc bể sử lý)
* Thông số quan trắc: pH, BOD5, COD, Cd, Hg,...
* Tần suất quan trắc: 4 lần /năm (3 tháng một lần)
* Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942-1995, TCVN 6773-2000, TCVN 6774-2000 - Nước mặt
* Vị trí quan trắc
- Các tuyến, Sông, Suối tại khu vực khai thác than thải ra (đầu nguồn và cuối nguồn sau khi đã chảy qua mỏ)
* Thông số quan trắc: pH, BOD5, COD, Cd, Hg, ...
* Tần suất quan trắc: 4 lần /năm (1 lần /1 quý)
* Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng
Ghi chú: Vị trí các điểm lấy mẫu nước được lựa chọn theo mùa để đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường sẽ được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án, kéo dài theo các giai đoạn
từ khi thi công đến giai đoạn đi vào sản xuất khai thác, khai thác theo cơ chế phản hồi. Cơ chế phản hồi điều chỉnh, bổ sung trong quá trình quan trắc, giám sát môi trường như sau:
Hình 3.2: Sơ đồ các bước trong cơ chế phản hồi, điều chỉnh, bổ sung Những vấn đề môi trường đối với các dự án khai thác than lộ thiên và hầm lò chủ yếu tập trung vào giai đoạn thi công và giai đoạn sản xuất. Các tác động môi trường có thể xảy ra ở đây khá đa dạng với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, việc giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn này là rất quan trọng với mục đích kiểm tra lại những vấn đề môi trường đã được dự báo, những kết quả thực thi các giải pháp giảm nhẹ tác động, xác định những thông số môi trường vượt ngưỡng cho phép, trên cơ sở đó điều chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường vùng dự án.
Trong giai đoạn này chủ dự án tổ chức giám sát môi trường theo nhiều nội dung, với các đối tượng khác nhau, chủ yếu bao gồm: Các hệ sinh thái;
Triển khai thực thi các giải pháp giảm nhẹ tác động
Giám sát môi trường
Báo cáo tới các cơ quan của Nhà nước và công chúng
Không thích hợp Thích hợp
Xem xét lại các giải pháp giảm nhẹ
Tư vấn của cơ quan môi trường và công chúng
Thực thi các giải pháp giảm nhẹ được lựa chọn
Tiếp tục
Chất lượng môi trường không khí; Chất lượng môi trường nước và một số vấn đề khác.
Giám sát sự biến đổi dòng chảy của các Sông
Đối tượng giám sát: Chế độ dòng chảy của sông Diễn Vọng, Sông Voi Lớn và Sông Voi Bé.
Vị trí giám sát, quan trắc: Các điểm đầu nguồn, cuối nguồn, đoạn giữa các Sông.
Nội dung giám sát: Sự biến đổi hướng dòng chảy chính, mực nước, tình hình xói sâu, xói ngang, sạt lở bờ Sông.
Tần suất giám sát: Trong năm đầu tiên 1 tháng /lần vào mùa lũ, 2 tháng /lần vào mùa khô. Trong các năm tiếp theo 2 tháng /lần vào mùa lũ, 3 tháng /lần vào mùa khô cho đến khi kết thúc việc thi công và những năm đầu của giai đoạn vận hành.
Nhân lực phục vụ giám sát, quan trắc: Cán bộ chuyên trách về môi trường của Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh.
Kinh phí chi trả: Do Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN.
Quan trắc môi trường không khí
Đối tượng giám sát và quan trắc: ONMT không khí tại khu vực thi công dự án và tại các khu dân cư ven tuyến vận chuyển than.
Chỉ tiêu quan trắc: Bụi, các chất khí thải CO, NO2, SO2, CH4. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937-1995, TCVN 5937-1995.
Vị trí quan trắc: Một số khu vực khai thác than hầm lò và lộ thiên, Công ty tuyển than Cửa Ông, sân công nghiệp, nhà sàng tuyển than, ven đường tại phường Mông Dương, Cẩm Phú, Quang Hanh nơi có rất nhiều xe vận chuyển than bằng ô tô có trọng tại lớn tiêu thị tại Cảng Khe Dây, Cảng 10 tháng 10,
Cảng Km 6.
Tần suất quan trắc: Trung bình 3 tháng /lần vào đầu mỗi quý trong năm cho đến khi kết thúc việc thi công dự án (5 năm).
Nhân lực phục vụ quan trắc: Tổ giám sát chuyên trách thuộc công ty.
Kinh phí quan trắc: Do Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN chi trả.
b) Giám sát môi trường xung quanh + Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
Đối tượng quan trắc: Mức ồn khu vực các khu dân cư dọc theo tuyến vận chuyển than và nguyên vật liệu.
Vị trí quan trắc: Khu dân cư sát đường vận chuyển than tại phường Mông Dương, Cẩm Phú, Quang Hanh nơi có tuyến đường vận chuyển than ra Cảng tiêu thụ.
Tần suất quan trắc: Tương tự như quan trắc môi trường không khí.
Chỉ tiêu quan trắc tiếng ồn: Leq, Lmax, Lmin. Tiêu chuẩn so sánh:
TCVN 5949-1998.
Nhân lực phục vụ quan trắc: Tổ giám sát môi trường chuyên trách thuộc công ty và thuê cơ quan tư vấn.
Kinh phí quan trắc: Do Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN chi trả.
Trong quá trình quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn đều kèm theo việc đo các yếu tố vi khí hậu tại mỗi điểm quan trắc.
+ Quan trắc môi trường nước
Đối tượng giám sát và quan trắc: Các sông Diễn Vọng, Sông Voi Lớn và Sông Voi Bé.
- Chất lượng nước mặt (các nguồn nước chảy và thủy vực nước đứng).
Vị trí quan trắc nước mặt: Các điểm đầu nguồn, cuối nguồn, đoạn giữa
các Sông.
Chỉ tiêu quan trắc nước mặt: Chất rắn lơ lửng, NH4, pH, DO, COD, BOD5. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942-1995, TCVN 6773-2000, TCVN 6774-2000.
Tần suất quan trắc: Trung bình 3 tháng /lần vào đầu mỗi quý trong năm đầu tiên; 6 tháng /lần vào tháng 2 (mùa khô) và tháng 8 (mùa mưa) trong các năm tiếp theo cho đến khi kết thúc việc thi công dự án.
Nhân lực phục vụ quan trắc: Tổ giám sát môi trường chuyên trách thuộc Công ty và thuê cơ quan tư vấn.
Kinh phí quan trắc: Do Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN chi trả.
c. Giám sát khác
Định kỳ hàng năm phải tiến hành giám sát hiện tượng sạt lở đất đá, bồi lắng và kiểm tra địa chấn nổ mìn do khai thác.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Thị xã Cẩm Phả được biết đến là một thị xã công nghiệp của than, nhiệt điện và du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh. Bên cạnh sự tích cực về bộ mặt kinh tế, những năm gần đây, các dấu hiệu khủng hoảng trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ngày càng rõ nét, đặt ra cho thị xã Cẩm Phả nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Cụ thể:
- Tình trạng ONMT không khí nghiêm trọng, nhất là bụi và tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng, các số liệu phân tích cho thấy các chỉ tiêu môi trường đều vượt quá ngưỡng cho phép. Tiếng ồn và bụi được người dân phản ánh ô nhiễm rất nghiêm trọng, không đảm bảo sức khoẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân và kiến nghị cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm đồng bộ từ phía chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản. Do phải sống chung với ô nhiễm tiếng ồn và bụi kéo dài, người dân ở khu vực dự án thường mắc các bệnh về đường hô hấp, thường xuyên mất ngủ và mắc một số bệnh khác như: các bệnh về mắt, viêm phổi, da, bệnh nặng tai...
- Chất lượng môi trường nước Cẩm Phả tiếp tục bị suy giảm do ảnh hưởng các chất phát thải của hoạt động khai thác, chế biến than, sản xuất nhiệt điện và các hoạt động kinh tế khác.
- Diện tích rừng bị tàn phá nặng nề do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là khai thác gỗ chống lò, mở rộng mặt bằng khai thác lộ thiên phục vụ khai thác than, xây dựng, dân dụng, làm nương rẫy và nạn cháy rừng....dẫn tới độ che phủ rừng trong khu vực còn rất thấp. Ảnh hưởng không tốt tới hệ sinh thái và làm mất cần bằng đa dạng sinh học tại khu vực.
Ô nhiễm bụi trong quá trình khai thác than gây ảnh hưởng xấu đến năng suất nông nghiệp như hạn chế quá trình quang hợp của cây trồng, quá
trình sinh trưởng của vật nuôi và cây trồng. Nguồn nước chứa các chất thải nguy hại ngấm vào trong đất sẽ làm biến đổi thành phần đất, tác động xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hoạt động khai thác than, chủ yếu là do các hoạt động đào bới trong khai thác làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc các tầng đất, suy giảm chất lượng đất nghiêm trọng, phá huỷ hệ sinh thái đất. Từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của Cẩm Phả, làm giảm năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp,…
Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng ONMT do khai thác than và những tác động của nó sản xuất nông nghiệp, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT nước, không khí, đất và xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường tại Thị xã Cẩm Phả. Đề tài tin rằng nếu thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục, giảm thiểu ONMT và tăng năng suất nông nghiệp của Thị xã Cẩm Phả.
2. Khuyến nghị
Trước hiện trạng môi trường Cẩm Phả bị ô nhiễm và hủy hoại thì các công ty than cần phải có chủ trương và xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn trong toàn ngành và có thể coi đây là chiến lược quan trọng phát triển ngành than bền vững lâu dài. Nội dung của chiến lược bao gồm các vấn đề sau:
+ Trang bị hệ thống cân, đo, đong, đếm hiện đại có độ chính xác và an toàn cao cho các khâu cung ứng vật tư, nhiên liệu, động lực...Phát động phong trào CNVC giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và bảo vệ môi trường. Có biện pháp bao che các bãi than thành phẩm đồng thời có biện pháp điều hành sản xuất và tiêu thụ hợp lý để giảm tồn kho than. Qui hoạch công tác đổ thải đất đá hợp lý, sao cho diện tích đổ thải và chi phí là tối ưu. Trồng cây xanh ở các khu đất trống để hạn chế tác hại của mưa gió. Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở các đơn vị khai thác than. Tiến