3.1. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT
3.1.2. Giải pháp giảm thiểu tình trạng ONMT do khai thác than tại thị xã Cẩm Phả
Đề án tác giả sử dụng phương pháp kế thừa qua tài liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng để tiến hành phân tích và đánh giá, nhưng để khách quan hơn tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phát 205 phiếu thăm dò tới đại diện chính quyền địa phương, đại diện hộ gia đình, đại diện công nhân trong các Công ty than tại các địa bàn có hoạt động khai thác than. Kết quả phản ánh về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm được tổng hợp qua biểu đồ sau:
100.0
15.7
21.5
45.2
7.0 5.0 5.3
0 0.3 10 20 30 40 50 60 70 80 90
% 100
Tổng số phiÕu
Phun n-ớc Giảm ô tô
chở than
Thay ô tô
bằng tàu
Xe chạy chËm
Trồng cây Dời đ-ờng giao thông khái khu
d©n c-
Khác
Hình 3.1: Đồ thị đề xuất giải pháp giảm thiểu ONMT của nhân dân Qua quá trình tổng hợp số liệu điều tra 205 phiếu thăm dò, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT do khai thác than tại Thị xã
Cẩm Phả, cụ thể như sau:
3.1.2.1. Đối với môi trường không khí
a) Đối với các phương tiện vận chuyển vật liệu cho công trình
- Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trường xây dựng, trên trục giao thông, Ban quản lý công trình (BQLCT) phải có biện pháp thường xuyên phun nước, hạn chế một phần bụi, đất cát có thể bị gió cuốn và phát tán vào không khí. Phun rửa xe trước khi ra khỏi công trường, tổ chức phun nước các tuyến đường vận chuyển đất đá, số lần phun nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng ngày và từng mùa, phải giữ cho mặt đường luôn ẩm, lượng nước cần thiết là 1 - 2 lít /m2 mặt đường.
Ngoài ra cần phải phủ kín bạt để hạn chế phát tán bụi từ các xe vận chuyển cát, đá, sỏi, đất, xi măng, nguyên vật liệu xây dựng... Khi bốc dỡ nguyên vật liệu cần trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bị ảnh hưởng sức khoẻ công nhân.
- Không sử dụng các phương tiện vận tải đã quá cũ, không được phép lưu hành.
- Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện máy móc, sử dụng nhiên liệu phù hợp với thiết kế của động cơ. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nhiên liệu và kiểm soát các thông số của phương tiện. Chấp hành nghiêm chỉnh về kiểm tra định kỳ đăng kiểm lại các phương tiện vận chuyển.
- Không để phương tiện vận chuyển vào các giờ cao điểm, khi học sinh đến trường và khi bà con đi làm.
b) Công tác khoan nổ mìn trong khai thác lộ thiên và hầm lò
- Công tác chuẩn bị nổ mìn cần tuân thủ theo TCVN 4586-97 về vật liệu nổ. Yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ. Chọn sử dụng loại vật liệu nổ có khả năng hạn chế ô nhiễm bụi như thuốc nổ an toàn
Amônit 6B, P113 (hoặc thuốc nổ của Việt Nam có đặc tính tương đương đối với lò đá) và AH1 (đối với đào lò than), đây là những loại vật liệu nổ đã được thực tế kiểm nghiệm đảm bảo độ an toàn cao và ít phát sinh bụi. Tiến hành các vụ nổ theo đúng các quy định về sử dụng vật liệu nổ đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép.
- Đảm bảo chế độ thông gió mỏ, thường xuyên kiểm tra lưu lượng gió, kiểm tra hàm lượng khí độc trong hầm lò bằng máy đo hàm lượng khí CH4.
- Sử dụng phương tiện khoan trong hầm lò có hệ thống dập bụi bằng nước và sử dụng các túi nước làm bua nổ mìn cần bố trí trước khu vực nổ, khi mìn nổ, túi nước sẽ nổ làm giảm thiểu bụi ở khâu này.
- Chống bụi lò đá bằng màn sương nước với hệ thống bơm nước tạo bọt phun sương.
c) Giảm thiểu bụi đất trên tuyến đường vận tải than ra cảng tiêu thụ - Hiện nay thị xã Cẩm Phả có 3 tuyến đường chính vận chuyển than tiêu thụ bằng phương tiện vận tải ô tô đó là tuyến đường Cọc 6 vận chuyển than tiêu thụ ra Cảng 10 tháng 10 và tuyến đường Mông Dương vận chuyển than tiêu thụ tới cảng Khe Dây và Cảng km 6 phường Quang Hanh. Cả 3 tuyến đường này rất nhiều xe ô tô cỡ lớn vận chuyển than có tải trọng từ 30 đến 55 tấn tập trung tại các công ty than lớn như Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Mông Dương, Nam Quảng Lợi. Chính vì vậy cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các công ty than trong khu vực tiến hành sửa chữa, nâng cấp và thường xuyên tưới nước trên tuyến đường vận chuyển đi qua khu dân cư đảm bảo nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn cho phép và không để đường lầy lội.
- Xe vận chuyển than, dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được phủ vải bạt che chắn cẩn thận, tránh rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển và rửa xe thường xuyên để tránh mang bùn bẩn trong công trường khi cắt qua đường
quốc lộ 18A.
- Làm ẩm đường vận chuyển: dùng xe phun tưới nước thường xuyên, đều đặn trên các tuyến đường trong khai trường và đường vận chuyển trong mỏ.
Các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí (chủ yếu là giảm ô nhiễm bụi) dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của nhân dân có thể kể đến như:
tăng cường xe phun nước trên đường vận chuyển than, thay thế phương thức vận chuyển bằng ô tô sang vận chuyển đường sắt, bằng băng tải than, các phương tiện vận chuyển nên giảm tốc độ khi đi ngang qua các khu dân cư, cơ quan quản lý cần kiểm tra việc thực hiện che phủ bạt trước khi xe rời khai trường hoặc xưởng xuất than, xây dựng đường vận chuyển than ra khỏi khu dân cư...
3.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải, độ rung, tiếng ồn từ máy phát điện
Sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (< 0,3%) để chạy máy phát điện, nâng cao ống khói để pha loãng khí thải trước khi phát tán vào không khí.
+ Kiểm tra sự cân bằng của các máy phát điện khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn các chi tiết, thường kỳ kiểm tra dầu bôi trơn cho các máy.
+ Máy phát điện được đặt nơi thoáng gió, phải có tủ gắn lớp vật liệu cách âm xung quanh, lắp ống giảm thanh, đệm cao su và lò xo chống rung cho chân máy.
+ Trang bị các vật dụng cá nhân như bịt tai và có chế độ ca, kíp thích hợp để tránh cho công nhân làm việc lâu quá trong khu vực có tiếng ồn cao.
3.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
Đầu tư xây dựng ngay đường thoát nước thải trong khu vực khai thác
(nước mỏ, nước từ phương tiện cơ giới, từ thiết bị, …) vào bể lắng sau đó mới đưa vào hệ thống thoát nước thải chung. Đơn vị khai thác than phải xây dựng hệ thống thoát nước công trường, hệ thống thu gom nước mặt như hố ga để lắng cặn các chất lơ lửng đảm bảo theo TCVN trước khi thải vào nguồn nước mặt tại khu vực.
Lượng nước thải của công nhân xây dựng trên công trường, hầm lò, giếng và xây dựng nhà ở tập thể sẽ được tập trung vào hệ thống các bể tự hoại, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 sẽ thấm hút vào đất.
Phương án này sẽ sử lý tốt tình trạng ONMT tại khu vực khai thác, rác và nước thải sinh hoạt không ảnh hưởng tới khu dân cư.