Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường 1 Bộ máy quản lý của Công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường (Trang 25 - 27)

- Ứng dụng: là vật liệu xây dựng dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là loại vật liệu xây trong các công trình nhà cao tầng.

2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường 1 Bộ máy quản lý của Công ty.

* Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

* Hội đồng Quản trị (HĐQT): là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. HĐQT thay mặt cổ đông quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT.

* Ban kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm do Đại hội đồng cổ đông bầu ra..

* Ban Giám đốc (BGĐ): gồm có một Tổng Giám đốc và ba Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trước HĐQT về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh và chuyên môn cao trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Tổng Giám đốc của Công ty là Ông Kiều Văn Mát (Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc).

* Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động,

tiền lương và công tác quản trị hành chính, sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương, xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng.

* Phòng tài chính kế toán: Quản lý công tác tài chính, kế toán , thống kê của Công ty, thực hiện công tác kế toán của các Công ty, đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất, tổng hợp, phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty, kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo hàng tháng.

* Phòng kinh tế kỹ thuật: tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc và Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý vận hành Nhà máy, quản lý, thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình.

* Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh doanh toàn Tổng công ty và trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w