Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng đến chi đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước quảng bình (Trang 41 - 44)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng đến chi đầu tư xây dựng cơ bản

2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số năm 2015 có khoảng 925.350 người. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 kmở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 kmở phía Tây, chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào…

Tỉnh Quảng Bình nằm vị trí trung lộ của cả nước, lại nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia như đường Quốc lộ số 1 A, Đường Hồ Chí Minh xuyên Việt, đường sắt Bắc Nam, đường biển và đường thuỷ, có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hòn La và sông Gianh, cảng hàng không Đồng Hới thuận lợi cho giao lưu và hội nhập quốc tế. Tài nguyên Quảng Bìnhđa dạng, phong phú và nhiều chủng loại quý hiếm, trong đó vùng rừng núi với diện tích trên 8.050 km2, vùng gò đồi gần 1.700 km2, bờ biển dài 116 km với vùng đặc quyền kinh tế trên 20.000km2, nguồn nhân lực dồi dào, thông minh, cần cù, sáng tạo, Quảng Bình có cơ sở để phát triển nông nghiệp toàn diện, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch...

Có thể nói Quảng Bình hội đủ điều kiện để thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Quảng Bình hội nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và theo kịp với nhịp độ phát triển chung của cả nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội:

Những năm qua, cùng với xu thế đổi mới và mở cửa của cả nước, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đãđạt được những thành tựu đáng kể. Quy mô kinh tế không ngừng được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, các lĩnh vực văn hoá xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế của tỉnh đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch… đặc biệt chú trọng phát triển ngành du lịch.

Năm 2016, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội trong nước thuận lợi hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình căng thẳng ở biển Đông, thị trường thu hẹp, sức mua vẫn còn yếu, hậu quả nặng nề của trận lụt lịch sử năm 2016 làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức trong và ngoài nước; sự nỗ lực, cố gắngcủa các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 vẫn duy trì sự ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Kinh tế của tỉnh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, năng suất lúa, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay; sản xuất công nghiệp tuy vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng tăng trưởng cao hơn cùng kỳ và đạt kế hoạch đề ra; Chương trình nông thôn mới được quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt; du lịch Quảng Bình đã có bước phát triển vượt bậc, lượt khách du lịch đến Quảng Bìnhđạt 2,716 triệu lượt, tăng 97,5% SCK; thu ngân sách tăng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư; đã tổ chức thành công chuỗi các hoạt động kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư; công bố Nghị định của Chính phủ về thành lập thị xã Ba Đồn; Thành phố Đồng Hới được công nhận đô thị loại II; lĩnh vực văn hóa, xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

dân ổn định và có bước cải thiện; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế và ảnh hưởng nặng nề của bão lụt năm 2016 đã làm cho một số chỉ tiêu có tăng trưởng nhưng chưa đạt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ đọng thuế còn lớn; các công trình trọng điểm còn thiếu vốn; cơ sở lưu trú, các dịch vụ giải trí còn thiếu, thời gian lưu trú thấp; các dự án đầu tư FDI vào tỉnh còn hạn chế; văn hóa, xã hội có chuyển biến nhưng còn chậm; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy, cờ bạc, số đề, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng còn diễn ra; giải quyết việc làm, đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp còn khó khăn.

2.1.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2016

* Các chỉ tiêu kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5% (kế hoạch cả năm tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ 7,1%); giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5% (kế hoạch cả năm tăng 3,0%, thựchiện cùng kỳ 3,9%);giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10%

(kế hoạch cả năm tăng 10%, thực hiện cùng kỳ 9,5%);giá trị sản xuất dịch vụ tăng 8,7% (kế hoạch cả năm tăng 10%, thực hiện cùng kỳ 8,1 %); Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,8%; dịch vụ chiếm 42,6% (kế hoạch 20,5% - 36,8% - 42,7%); Sản lượng lương thực đạt 29,9 vạn tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ, vượt 8,7% KH (kế hoạch 27,5 vạn tấn, thực hiện cùng kỳ 27,4 vạn tấn);

Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.360 tỷ đồng, đạt 107,2% KH (dự toán cả năm 2.200 tỷ đồng, thực hiện cùng kỳ 2.108 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người đạt 25,2 triệu đồng (kế hoạch 25 triệu đồng);

* Các chỉ tiêu xã hội

Giải quyết việc làm cho 3,33 vạn lao động, đạt 104,1% KH, bằng 106,1% so với cùng kỳ (KH cả năm 3,2 vạn lao động; thực hiện cùng kỳ 3,14 vạn lao động); tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,5% so với năm 2015 (kế hoạch giảm 3,5%); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 75,5% (KH 75%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm0,8% (KH giảm 1,5%); Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 99,4% xã, phường thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

trấn (KH đạt 99,4%); tỷ lệ lao động qua đào tạo 56,1%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 33,1% (kế hoạch: 56%; trong đó qua đào tạo nghề 33%);

* Các chỉ tiêu về môi trường

Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 92,1% (kế hoạch 92%); tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 80,3% (KH 80%); tỷ lệ che phủ rừng 67,8% (kế hoạch 70%).

Trong 17 chỉ tiêu chủ yếu, có 14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch gồm: giá trị sản xuất dịch vụ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng và tỷ lệ che phủ rừng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước quảng bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)