Những biểu hiện tích cực của giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Sài Gòn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học sài gòn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 26 - 41)

2.2. Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay

2.2.1. Những biểu hiện tích cực của giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Sài Gòn hiện nay

2.2.1.1. Ý thức trong việc học tập các môn khoa học giáo dục đạo đức mới

Trước hết, giáo dục đạo đức là công tác quan trọng trong giáo dục sinh viên trường Đại học Sài Gòn nhất là công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. Hằng năm, theo

Năm học Số sinh viên Tỉ lệ (%)

Năm 1 100 25

Năm 2 100 25

Năm 3 100 25

Năm 4 100 25

Tổng cộng 400 100,0

sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã thực hiện “tuần lễ sinh hoạt công dân”

cho sinh tân sinh viên. Qua chương trình này, sinh viên sẽ được giáo dục về truyền thống của dân tộc, của nhà trường, bên cạnh đó tân sinh viên còn được giáo dục về pháp luật, ý thức công dân, tìm hiểu tình hình trong nước và quốc tế... Chính điều đó đã góp phần tạo thêm niềm tin của tân sinh viên khi đặt bước chân đầu tiên khi học tập tại trường.

Sau đó, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua việc giảng dạy và học tập các môn khoa học ở trường như các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo Đức học, Mỹ học, Pháp luật đại cương,... Việc học tập và nghiên cứu các môn này sẽ giúp cho sinh viên trang bị những kiến thức cơ bản về các nguyên lý, học thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, về đạo đức cách mạng, về cái đẹp, về ý thức pháp luật,... Cũng chính những bộ môn khoa học này trang bị cho sinh viên về hành trang pháp lý, nắm đƣợc những nội dung cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và mối quan hệ ứng xử giữa người với người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ.

Là một trường đa ngành nghề trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có ngành sƣ phạm của Đại học Sài Gòn đào tạo ra các thế hệ cán bộ, giáo viên trẻ nhiệt huyết với nghề nghiệp “trồng người”. Chính vì điều kiện thuận lợi đó, sẽ càng làm cho người giáo viên sư phạm tương lai có thêm tâm huyết với nghề ngay từ khi ngồi trên giảng đường. Nói như vậy không có nghĩa là các ngành ngoài sư phạm không xem trọng trong công tác giáo dục đạo đức. Bởi vì, nhà trường luôn tạo điều kiện học tập và nâng cao giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trong các bộ môn khoa học như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam (Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam), Đạo đức học, Mỹ học, Pháp luật đại cương...luôn được triển khai ở các ngành của trường đang đào tạo (Xem Biểu đồ 2.1 và 2.2)

Biểu đồ 2.1: Sinh viên ngoài sư phạm đánh giá các môn khoa học có tác dụng đến niềm tin, đạo đức và bản lĩnh

Biểu đồ 2.2:Sinh viên sư phạm đánh giá các môn khoa học có tác dụng đến niềm tin, đạo đức và bản lĩnh

Kết quả trưng cầu ý kiến của sinh viên ngoài sư phạm trường Đại học Sài Gòn khi đƣợc hỏi về tác động của bộ môn khoa học trong giáo dục đạo đức thì có 59% sinh viên cho biết bộ môn khoa học này giáo dục bản lĩnh, đạo đức niềm tin, thậm chí, còn có ý kiến khác cho rằng những môn khoa học này còn có tác động đến tƣ duy, thay đổi thế giới quan của chính sinh viên để từ đó họ có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống . Đối với sinh viên sư phạm thì tỉ lệ này là 64%, tỉ lệ này cao hơn so với sinh viên ngoài sư phạm.

(Xem Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Tác động của môn khoa học chính trị đến sinh viên sư phạm và ngoài sư phạm

Các môn khoa học trên trang bị cho sinh viên thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ, vững tin vào chủ nghĩa xã hội mà đất nước đang hướng đến. Vì chỉ khi tin vào đường lối của Đảng, sinh viên mới ra sức hành động và học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng.

Chính vì vậy, tầm quan trọng và vai trò của người Thầy càng quan trọng hơn nữa, phương pháp dạy học, tiếp cận của người Thầy trong việc “truyền lửa” vào từng bài giảng để sinh viên có thể hiểu, tiếp thu dễ dàng nhất từ đó tri thức mới thực sự là của họ. Bác Hồ khẳng định rằng: Học phải đi đôi với hành. Theo Bác: Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lí luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng. Chính vì vậy, muốn giáo dục đạo đức, chủ yếu là đạo đức cách mạng hiện nay cho sinh viên thì ngoài những bài trong sách vở, trên giảng đường thì giảng viên còn phải giúp sinh viên áp dụng

những vấn đề đó vào cuộc sống thông qua những ví dụ thiết thực, gần gũi với cuộc sống và học tập của sinh viên giúp cho sinh viên ý thức cao trong việc học tập và nghiên cứu các môn khoa học này là thiết thực và lôi cuốn đông đảo sinh viên ngày càng yêu thích các môn học này.

Nhƣ vậy, học tập các môn lý luận chính trị là rất quan trọng, chỉ khi học tập tích cực các môn khoa học chính trị thì sinh viên mới có thế giới quan tiến bộ. Cũng qua trƣng cầu ý kiến khi đc hỏi: “Bạn có tâm trạng gì khi thấy Việt Nam còn nghèo và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới ?” thì kết quả (Hình 2.4)

Biểu đồ 2.4: Tâm trạng của sinh viên Đại học Sài Gòn khi biết Việt Nam còn nghèo và lạc hậu

Nhắc lại câu truyện người Nhật, sau chiến tranh Nhật trở nên kiệt quệ, đất nước biến thành đống tro tàn bởi hai quả bom nguyên tử, những ngày này thế giới lại chứng kiến tinh thần tự cường dân tộc của mình. Người Nhật biết băn khoăn, tủi hổ khi thấy đất nước mình nghèo nàn, người Nhật nhìn vào đó để nổ lực xây dựng lại đất nước. Cuối cùng, Nhật trở thành cường quốc kinh tế. Qua biểu đồ ta thấy được 66,5% sinh viên trường Đại học Sài Gòn cảm thấy băn khoăn và 10,25%. Chính điều này, sẽ giúp cho bản thân sinh viên biết nổ lực phấn đấu trong học tập và cuộc sống. Góp phần vào xây dựng nước nhà phát triển

2.2.1.2. Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Với sinh viên, những điều họ được học từ giảng đường chỉ phát triển về mặt lý thuyết để cung cấp cho sinh viên những giá trị, những chất liệu để hình thành nhân cách.

Chính hoạt động thực tiễn mới giúp sinh viên khẳng định nhân cách của mình. Vì vậy, môi trường giáo dục hiệu quả nhất chính là đưa sinh viên hòa mình vào các phong trào thi đua chính trị - xã hội thực tiễn, qua đó những giá trị đạo đức mà sinh viên tiếp thu sẽ trở nên sâu sắc, bền vững và trở thành phẩm chất nhân cách của họ.

Trong những năm qua, tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trường Đại học Sài Gòn đã tổ chức nhiều hoạt động tích cực vì cộng đồng để sinh viên tham gia, qua đó góp phần xây dựng, bồi dưỡng giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam (Xem Biểu đồ 2.5)

Biểu đồ 2.5: Sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn- Hội

Năm 2014-2015, Đoàn - Hội đã tổ chức nhiều hoạt động chính trị - xã hội vì cộng đồng để sinh viên tham gia, qua đó góp phần xây dựng, bồi dƣỡng những giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên. Một con số tự hào khi có đến 42,2% sinh viên đƣợc khảo sát cho biết, năm học 2014-2015 vừa qua, họ tham gia vào hoạt động hiến máu nhân đạo, chính điều này phản ánh tinh thần yêu thương “đồng bào” cùa sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Điều này càng ý nghĩa hơn khi không chỉ hiến máu cứu người, mà trường ta có một đội ngũ “ ngân hàng máu sống” luôn trong tƣ thế sẵn sàng để cho đi giọt máu của mình. Với sinh viên, những điều họ được học trên giảng đường chỉ giúp họ phát triển về mặt lý thuyết để cung cấp cho sinh viên những giá trị, chất liệu để hình thành nhân cách.

Chính hoạt động thực tiễn mới giúp sinh viên khẳng nhân cách của mình. Vì vậy, môi trường giáo dục hiệu quả nhất trong việc giáo dục đạo đức chính là đưa sinh viên hòa mình vào các phong trào thi đua, hành động chính trị - xã hội để qua đó, sinh viên góp phần xây dựng và bồi dưỡng nhân cách, những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống như yêu nước nồng nàn, có trách nhiệm với cộng đồng, nhân ái, bao dung. Ngoài ra, các hoạt động nhƣ

“mùa hè xanh” được sinh viên trường ta tham gia rất nhiệt tình.

Hè 2014-2015 vừa qua, các tình nguyện viên xung kích đến tỉnh Đăk Nông và đạt nhiều thành công. Bên cạnh đó, các hoạt động thiện nguyện cũng đƣợc các bạn sinh viên trường tham gia rất nhiệt tình. Sinh viên trường ta đã phát huy được tinh thần xung kích của người thanh niên cộng Sản “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những hành động của sinh viên trường ta không vì động cơ vật chất nhưng lại mang lại lợi ích kinh tế. Động cơ tham gia của sinh viên đơn giản chỉ vì muốn đƣợc cống hiến sức trẻ của mình. Từ môi trường này, từng lớp sinh viên đã trưởng thành, am hiểu thực tiễn, có tấm lòng nhân văn, nhân ái vì cộng đồng. Cùng với việc học tập, các phong trào cũng đƣợc sinh viên hưởng ứng một cách tích cực và càng ngày phát triển thành truyền thống của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

2.2.1.3. Về nhu cầu phấn đấu vào Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua khảo sát, kết quả là có 50% sinh viên có phấn đấu trở thành người Đảng viên (Xem Biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6: Nguyện vọng vào Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên

Sinh thời, Hồ chủ tịch đã căn dặn Đảng phải bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trong và cần thiết. Thực hiện lời dạy của bác, Đảng ta luôn quan tâm và đào tạo những Đảng viên, nhất là những Đảng viên trẻ, nhằm bổ sung lực lƣợng, tăng sức chiến đấu, và đảm bảo tính kế thừa trong Đảng. Cũng từ lời căn dặn đó, những người thanh niên ƣu tú nhƣ Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng kim Giao, Nguyễn Văn Giá và rất nhiều người trẻ tuổi đã đứng vào hàng ngũ Đảng để cống hiến cho đất nước, con người Việt Nam. Trong thời bình, niềm tin vào Đảng, khát khao được đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản vẫn “cháy bỏng” trong ý chí của những đoàn viên thanh niên trẻ tuổi.

Qua khảo sát, 50% sinh viên trường Đại học Sài Gòn có nguyện vọng tha thiết phấn đấu trở thành một đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, đƣợc đứng trong hàng ngũ của những người chung lý tưởng cách mạng, theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã chọn.

Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là những người

yêu nước, sống có văn hóa, vì cộng đồng, nổ lực rèn luyện trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có tri thức, có kỹ năng lao động. Đảng viên là người có phẩm chất, nhân cách và tri thức tốt, vì chỉ có như vậy mới đem tài trí, sức lực của mình “phụng sự” cho nước nhà trong tương lai, là những người luôn mang trong mình khát vọng cống hiến, khát vọng xây dựng phát triển nước nhà, đó chính là những người chèo lái “con tàu” mang tên Việt Nam vươn xa ra thế giới. Mục tiêu sống của sinh viên trường Đại học Sài Gòn là để được cống hiến và vào Đảng là để cống hiến nhiều hơn, góp sức mình vào hào khí dân tộc, xây dựng cho cộng đồng và xã hội. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận những sinh viên không có ý chí vào Đảng là không muốn cống hiến cho đất nước. Mà chúng ta rất tự hào khi hầu hết các bạn đều có ý chí vương lên, phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội. Qua đó có thể khẳng định rằng sinh viên của Đại học Sài Gòn rất có ý chí quyết tâm xây dựng nước nhà giàu đẹp Như Bác Hồ đã từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em.

Thông qua các phong trào Đoàn, Hội, các giá trị đạo đức đƣợc sinh viên tiếp thu, và từng bước chuyển thành nếp sống của chính bản thân mình, tạo cơ sở và tiền đề tốt đẹp cho sự hoàn thiện nhân cách, phẩm chất trong họ.

2.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho sinh viên

Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, toàn cầu hóa đang làm cho xã hội ngày càng đổi mới. Gia đình cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Dưới tác động của các điều kiện mới như văn hóa, kinh tế, xã hội... gia đình cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình văn hóa, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.

Với mỗi con người Việt Nam, gia đình luôn là vị trí vững chắc cho mỗi người và không gì có thể thay thế được. Nhân cách, đạo đức của mỗi con người về cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình. Đó là môi trường quan trọng và không thể thiếu trong việc giáo dục và truyền dạy các giá trị truyền thống của dân tộc, đạo đức cho sinh viên. Có 72,20% sinh

viên đánh giá vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên;

39% sinh viện tự giáo dục đạo đức (bảng 2.6)

Theo một công trình nghiên cứu do GS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm năm 2004 có kết quả là: lòng yêu nước vẫn là giá trị cơ bản được gia đình chú ý giáo dục cho con cháu. Điều đó đã khẳng định rằng, gia đình vẫn là một thiết chế quan trọng trong việc giữ gìn, truyền tải, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ mai sau.

Thực tế cho thấy, sự cần cù, chịu khó, ý chí vươn lên, sự chỉ bảo, rèn giũa của ông bà, cha mẹ chính là nguyên nhân cơ bản để con cháu có đƣợc đức tính quý báu này. Ngày nay các gia đình nhận thức rõ rằng không chỉ dạy con cháu chăm chỉ, chịu khó mà còn giáo dục ý thức tôn trọng kỷ luật lao động, năng động, sáng tạo, có chuyên môn, tận tụy với công việc. Đó là phẩm chất cần có của người lao động mà sinh viên của trường Đại học Sài Gòn cho là cần thiết trong thời đại mới. Gia đình không đơn thuần là một tổ ấm cho con cái mỗi khi tìm về, gia đình chính là cái nôi của truyền thống của người Việt Nam hiện nay.

Những tấm gương, những truyền thống tốt của gia đình là những đóng góp quan trong vào việc giáo dục con cháu, giúp con cháu hiểu, trân trọng quá khứ, kế thừa những giá trị nhân văn cao đẹp mà ông cha ta hình thành và phát triển. Giúp sinh viên có lối sống đạo đức lành mạnh, có lí tưởng cao đẹp để có thể vững bước vào đời. Tiếp đó, nhà trường và xã hội xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất đạo đức của sinh viên. Đây là ba lực lƣợng giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh sinh viên hiện nay (Xem Biểu đồ 2.7)

Biểu đồ 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức

Kết quả này lại tiếp tục khẳng định trách nhiệm của sinh viên với đất nước, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Ý thức trách nhiệm và nhận thức giá trị đạo đức đúng đắn là một trong những hạt nhân góp phần ổn định về chính trị - xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Thanh niên chính là trụ cột của đất nước ngày mai, những giá trị xã hội mà thanh niên đánh giá cao ở trên sẽ là tiền đề cho sự phát triển xã hội Việt Nam sau này. Theo kết quả tổng hợp, phẩm chất cần cho người lao động thì sinh viên trường Đại học Sài Gòn đánh giá cao nhất đó là yêu nước (46,5%) (Xem biểu đồ 2.8). Điều này phản ánh chính ƣớc mơ và hoài bão của sinh viên ngay còn khi ngồi trên ghế giảng đường: Sống là phải ước mơ, là sinh viên thì phải có hoài bão, khát vọng. Sinh viên nói chung, và của Đại học Sài Gòn nói riêng, đã xác định đƣợc mục đích học tập của mình, ước mơ, khát khao của mình. Điều đó chính là cơ sở để sinh viên phấn đấu vì tương lai của bản thân nói riêng và của cộng đồng nói chung.

2.2.1.5. Sinh viên đánh giá phẩm chất cần có của người lao động

Sinh viên chính là đội ngũ tri thức dự bị cho tương lai, hoạt động của sinh viên bây giờ nói nói lên ít nhiều cho tương lai. Trong quá trình hội nhập toàn cầu, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật đã trở thành ƣu tiên hàng đầu và là tiêu chí cạnh tranh kinh tế của một

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học sài gòn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)