3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.4. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên
cho sinh viên
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.[5, tr.108-109]
Ở đây nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học là xây dựng đội ngũ trí thức trong sáng về đạo đức, làm chủ về chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng yêu cầu của đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế.
Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi người không những phải luôn nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà còn đòi hỏi trách nhiệm đạo đức cao trước xã hội.
Việt Nam - sau 30 năm đổi mới đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế, văn hóa, xã hội,… đặc biệt là những chuẩn mực đạo đức mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất hiện yêu cầu con người có đạo đức phải phát triển nội sinh về tri thức khoa học - công nghệ. Các chuẩn mực này góp phần điều chỉnh tính tích cực của các cá nhân và đánh giá các hành vi đó. Tuy nhiên, hệ chuẩn mực này xuất hiện rất mờ nhạt, chƣa phát huy đƣợc vai trò kích thích tính tích cực đạo đức của mỗi cá nhân, thậm chí còn bỏ nhiều khoảng trống cho các tiêu cực đạo đức xuất hiện.
Đồng thời với nó là các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã can thiệp làm phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức, những giá trị đạo đức đích thực.
Mặt khác, các thế lực thù địch đang tiến công trên lĩnh vực văn hóa, lối sống, đạo đức, nhất là đối với thanh niên, sinh viên. Và thực tế ngày nay một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội, một bộ phận sinh viên nói riêng có lối sống thực dụng, làm mất đi giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Xã hội cần phải có những định hướng giá trị đạo đức cho họ trong việc chuyển đổi hệ giá trị cũ bằng một hệ giá trị mới sao cho điều đó diễn ra phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển của lịch sử.
Trong sự phát triển chung của đạo đức dân tộc, đạo đức sinh viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã có những bước chuyển căn bản các nâng thang giá trị. Nhìn chung, các thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay có phẩm chất đạo đức trong sáng, nhiều giá trị đạo đức cốt lõi mang tính truyền thống nhân văn vẫn đƣợc đa số sinh viên coi trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tuy có ảnh hưởng mạnh đến đạo đức sinh viên, những giá trị đạo đức rất cần cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chƣa trở thành niềm tin và thói quen của họ nhƣ: trung thực, thẳng thắn, trọng lẽ phải - một phẩm chất cần thiết trong nhân cách sinh viên đang bị thực tế xã hội thử thách và làm biến đổi. Tình hình sinh viên phạm tội có chiều hướng gia tăng, du nhập lối sống ngoại lai,…. Thực trạng trên đáng gióng một hồi chuông cảnh tỉnh trước sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận sinh viên. Chúng ta cần phải tìm kiếm một loại hình giáo dục phù hợp với đặc điểm tam lý lứa tuổi sinh viên. Trong các hình thức và nội dung giáo dục ấy, việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là việc làm quan trọng và cấp bách để hun đúc lòng tự hào dân tộc, để nâng cao tầm nhận thức lên một nấc thang mới cho những thế hệ sinh viên nối tiếp nhau.
Truyền thống là “thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”. [37, tr.1017] . “Giá trị tinh thần truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức mà con người trong nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, để nhận định nên chăng nhằm xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ dân tộc” [25, tr.51]. Các “nguyên lý đạo đức” truyền thống mà dân tộc ta có đƣợc trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã trở thành bộ phận cốt lõi trong các hệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Các giá trị đạo đức truyền thống đó là: “yêu nước; cần cù;
anh hùng; sáng tạo; lạc quan; thương người; vì nghĩa” [25, tr.94] .
Với tƣ cách là yếu tố cấu thành quan trọng trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã hội, giá trị đạo đức được coi là chuẩn mực, là khuôn mẫu lý tưởng, là những quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi, nhân cách của mỗi người. Tuy nhiên, cũng với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức và các giá trị đạo đức
cũng biến đổi, chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, của những biến đổi kinh tế - xã hội trong những gia đoạn lịch sử nhất định. Vì con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi. Và xét cho đến cùng, mọi học huyết đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.
Hiện tại ở đây đƣợc chúng tôi hiểu là những yếu tố mới nảy sinh trong điều kiện kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đời sống kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển mình căn bản có thể tạo ra những quan niệm mới về chuẩn mực đạo đức; những chuyển biến mới trong ý thức và hành vi đạo đức cũng nhƣ cách đánh giá những hành vi đạo đức, hành vi ứng xử đó.
Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt đƣợc thì việc chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp là điều tất yếu xảy ra. Bởi quan niệm và hành vi đạo đức trong mỗi con người, mỗi xã hội không phải là nhất thành bất biến. Sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển đổi của các giá trị đạo đức trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực đƣợc biểu hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị đạo đức truyền thống và những giá trị đạo đức mới hình thành. Mặt tiêu cực là sự chuyển đổi phủ nhận sạch trơn giá trị đạo đức truyền thống mà thay vào đó là những thứ đạo đức ngoại lai, là lối sống lai căng, thiếu văn hóa, là những quan hệ hàng hóa trị trường,…
Để các giá trị đạo đức phát triển đồng thuận với kinh tế thị trường thì sự định hướng chuyển đổi cần phải thống nhất giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, chống đề cao quá mức truyền thống rơi vào bảo thủ, trì trệ hoặc nhấn mạnh hiện đại rơi vào trừu tượng, ảo tưởng. Để làm được điều này cần:
Một là, cần xác định rõ kế thừa những yếu tố nào, giá trị nào và phê phán gạt bỏ những yếu tố nào, giá trị nào trong hệ các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc cho phù hợp với việc xây dựng một chuẩn mực giá trị mới. Đạo đức truyền thống phải là cơ sở nền tảng cho quá trình xây dựng đạo đức mới. Trang bị cho sinh viên những tri
thức cần thiết về truyền thống đạo đức của dân tộc, về đạo đức nhân văn, về pháp luật và văn hóa, xã hội,...
Hai là, Những giá trị truyền thống như: lòng yêu nước, tinh sáng tạo, cần cù,…
đã làm nên sự trường tồn của dân tộc Việt Nam trong lịch sử cần được đổi mới và hoàn thiện về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại cho phù hợp với điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đây là yếu tố để hình thành trong mỗi sinh viên một thái độ đúng đắn, niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, mà trước hết là tin vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong bảng giá trị truyền thống của dân tộc, lòng yêu nước là giá trị cao đẹp nhất. Nó bắt nguồn từ tình yêu quê hương, đất nước sâu thẳm trong mỗi con người.
Hiện nay, yêu nước còn là yêu nhân dân, yêu Tổ quốc. Lòng yêu nước trong mỗi người cần phải gắn với ý chí quyết tâm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tin tưởng vào Đảng vào đường lối đổi mới của Đảng. Đối với sinh viên, lòng yêu nước còn thể hiện rõ ở tính tự giác, sáng tạo, tinh thần vượt khó, vượt khổ trong học tập để vươn lên nắm vững những tri thức khoa học - công nghệ góp phần xây dựng đất nước. Từ anh hùng bất khuất trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cần cù trong lao động chuyển sang năng động sáng tạo, có tính độc lập cao trong sản xuất và kinh doanh,… Đối với sinh viên, phẩm chất này còn đƣợc biểu hiện qua việc chịu khó tìm tòi, có tinh thần cầu thị trong học tập và nghiên cứu khoa học và phải đƣợc tiếp tục phát huy hơn nữa.
Ba là, bổ sung những giá trị hiện đại, những giá trị đạo đức mới đang hình và phát triển để hoàn thiện hệ chuẩn đạo đức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổ chức học tập, rèn luyện để mỗi sinh viên có trách nhiệm trước hành vi đạo đức của mình, trung thực, thẳng thắn, sống và làm việc theo pháp luật, tích cực học tập và cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mở cửa, hội nhập quốc tế đã đổi mới bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với nó một loạt các giá trị được hình thành và phát triển như sáng tạo, tự lập, tự chủ, tự cường, quyết tâm vượt khỏi đói nghèo,… Những giá trị ấy được thể hiện trong sinh viên ở tinh thần học tập say mê, sáng tạo, lòng tự hào về một dân tộc giàu
tiềm năng trí tuệ, ở kết quả của những cuộc thi toán,tin, lý,… với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính những giá trị ấy góp phần làm nên nhân cách người Việt Nam hôm nay. Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là nền tảng, là cơ sở khách quan cho việc định hướng xây dựng một hệ giá trị đạo đức mới nói chung, định hướng các giá trị đạo đức mới cho sinh viên nói riêng.