2.2. Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay
2.2.2. Những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Bên cạnh những biểu hiện tích cực về đạo đức đã nêu trên, thì sinh viên trường Đại học Sài Gòn cũng có những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
Nếu như 61,25% sinh viên trường ta nhận thức tầm quan trọng của những bộ môn khoa học giáo dục đạo đức, thì bên cạnh đó còn có tỉ lệ khá cao sinh viên đƣợc khảo sát cho rằng những bộ môn Khoa học này (Biểu đồ 2.3) khi có 23% sinh viên cảm thấy buồn ngủ trong các giờ học môn chính trị, 12,25% sinh viên cho rằng những bộ môn khoa học này không có tác dụng gì đến bản thân.
Không nhận thức đƣợc tầm quan trọng của những bộ môn khoa học chính trị, sẽ rất dễ làm sinh viên có suy nghĩ lệch lạc, mất định hướng cho bản thân khi đất nước đang trong giai đoạn hội nhập, sinh viên dễ bị lay động trước những “cám dỗ” của các thế lực thù địch, phản động. Chƣa dừng lại ở đó,trong số 3,5% sinh viên cho ý kiến khác, một số sinh viên còn cho rằng khi học môn khoa học này cảm thấy mình bị nhồi nhét tư tưởng, hoặc cho rằng những môn này không cần thiết học và đề xuất học môn khác thay thế, hoặc còn có ý kiến nặng hơn khi cho rằng đây là những môn học “vô bổ”.
Bên cạnh đó, những vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên của trường Đại học Sài Gòn còn hạn chế và thiếu sót:
Khi giảng dạy một số giảng viên chỉ chú trọng về lí luận, chuyên ngành nhƣng lại quên đi việc giáo dục đạo đức để làm người cho sinh viên của mình.
Thực tế cho thấy, vẫn còn một số quan niệm coi nhẹ giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, những quan niệm đó tác động không tốt đối với công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay. Vấn đề giáo dục lý tưởng sống, tình yêu đất nước, đồng loại... Vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Qua kết quả trƣng cầu ý kiến (Xem Biểu đồ 2.10)
Biểu đồ 2.10: Mức độ sinh viên xem sách báo, truyền hình, nghe đài về tình hình, của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.
Báo, đài là phương tiện truyền thông, là cơ quan ngôn luận của nhà nước, truyền tải những thông tin, thời sự. Tình trạng sinh viên của trường thờ ơ, bàng quan với biến đổi chính trị - xã hội của đất nước và thế giới, chưa thấy rõ trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng đất nước và dân tộc. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc xây dựng đất nước. Sinh viên chính là tri thức của một dân tộc, tri thức dân tộc có mạnh thì đất nước mới ngày càng phát triển đi lên. Ngược lại, nếu tri thức lạc hậu không phát triển thậm trí tuột lùi, quốc gia tất sẽ “vong”. Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường trọng tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, đi đầu trong bước phát triển kinh tế và hội nhập. Chính điều đó càng làm quan trọng thêm vị trí và trách nhiệm của sinh viên trên địa bàn thành phố nói chung và của trường Đại Học Sài Gòn nói riêng.
Mặt khác, giáo dục đạo đức ở Đại học Sài Gòn có triển khai nhƣng chƣa đƣợc đánh giá đúng mức, chƣa chú trọng. Những môn nhƣ Đạo đức học, Mỹ học,... Ngoài các khối ngành chuyên ra thì hầu nhƣ các ngành khác đều chƣa quan tâm đến vai trò của những bộ môn này. Có thể nói, những khuyết điểm trên chính là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sinh viên, ảnh hưởng đến việc trau dồi kiến thức và hoàn thiện nhân cách của sinh viên.
Vấn đề giáo dục đạo đức của Đại học Sài Gòn có triển khai nhƣng chƣa thực sự được chú trọng. Phương pháp giáo dục các bộ môn khoa học chính trị còn mang nặng hình thức “thầy đọc, trò chép” chƣa chú trọng đến tính phát huy tự giác, sáng tạo, năng lực thực
hành của sinh viên. Áp lực thi cử còn đè nặng trong tâm lý sinh viên. Họ chƣa cảm thấy những bộ môn khoa học trên có tác dụng với mình, họ xem đó nhƣng những môn bắt buộc, nặng nề về lý luận, chỉ học để thi cho qua môn chứ không đọng lại trong họ những bài giảng cần thiết, sinh viên nghĩ rằng những bộ môn này không quan trọng, đây là con số đáng báo động nếu như không có giải pháp khắc phục sẽ gây ảnh hưởng lâu dài về cả một thế hệ lao động trẻ trong tương lai.
Nhƣ đã nói ở trên, những bộ môn khoa học nhằm giáo dục đạo đức cách mạng trang bị cho sinh viên thế giới quan tiến bộ, vững tin vào chủ nghĩa xã hội mà đất nước đang hướng đến. Vì chỉ khi tin vào đường lối của Đảng, sinh viên mới ra sức hành động và học tập, quan trọng là rèn luyện đạo đức. Chính vì vậy, tầm quan trọng và vai trò của người thầy càng quan trọng hơn nữa, phương pháp dạy học, tiếp cận của người Thầy trong việc
“truyền lửa” vào từng bài giảng để sinh viên có thể hiểu, tiếp thu dễ dàng nhất từ đó tri thức mới thực sự là của họ.
Có thể nói, ngày nay sinh viên có điều kiện sinh hoạt về vật chất và tinh thần đầy đủ và phong phú hơn rất nhiều so với cha anh chúng ta. Đa số sinh viên đƣợc chăm lo chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất yên tâm học hành. Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường tác động mạnh đến vòng quay kinh tế gia đình, làm ảnh hưởng đến mục tiêu học tập của bản thân.
Cha mẹ muốn con cái học theo ý mình để nối nghiệp gia đình, đặc biệt là biểu hiện chạy theo chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Xem Biểu đồ 2.11).
Biểu đồ 2.11: Mục đích học tập của sinh viên Đại học Sài Gòn
Qua trưng cầu ý kiến với cách chọn nhiều phương án. Nhóm chúng tôi đã hỏi sinh viên về mục đích học tập sinh viên Đại học Sài Gòn đánh giá rất cao về mục đích học tập chỉ để tìm kiếm công việc có thu nhập cao (73,8%). Nhƣ vậy, sinh viên hiện nay rất quan tâm đến thu nhập, đến tiền, đến vật chất. Điều này cũng là phù hợp với cuộc sống hiện thực hiện nay vì có đủ ăn, có sống khá giả mới có điều kiện để thực hiện đƣợc ƣớc mơ, hoài bão nhƣng cũng bộc lộ mặt hạn chế là sinh viên sẽ có lối sống thực dụng, cá nhân, vun vén cho bản thân.
Khi chúng tôi kết hợp với kết quả giá trị xã hội và yếu tố quan trong trong cuộc sống thì cho kết quả (Xem Biểu đồ 2.12).
Biểu đồ 2.12: Thực trạng chạy theo cuộc sống thực dung của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Thực trạng của sinh viên ngày nay đang chạy theo của cải vật chất, họ cho rằng việc học để tìm kiếm công việc làm ra nhiều tiền, và giá trị của họ hướng đến là giàu của cải và có nhiều tiền (24%) và giàu của cải (22,8%). Mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo vật chất, đó là những tiêu cực mà chính nền kinh tế thị trường đang ngày biểu hiện rõ trong sinh viên. Khi
còn ngồi trên ghế nhà trường thì 5,3% sinh viên đã nghĩ ngay đến việc kiếm tiền.
Trong điều kiện hội nhập ngày nay, những truyền thống tốt đẹp nhƣ: bao dung, nhân ái, đoàn kết,… càng phải đƣợc phát huy phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên, vẫn
còn bộ phận sinh viên chƣa nhận thức đầy đủ, thậm chí có quan niệm ngƣợc lại với truyền thống tốt đẹp đó. Đứng trước những khó khăn, thách thức, những tiêu cực đang diễn ra, một bộ phận sinh viên đang dần mất phương hướng, giảm sút niềm tin. Theo kết quả khi đƣợc hỏi “Bạn có tâm trạng gì khi thấy Việt Nam còn nghèo và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới ?” thì có đến 13.75% sinh viên không quan tâm và 9,5%
sinh viên không có ý kiến. Những sinh viên này đã quên lãng quá khứ đấu tranh oanh liệt, tinh thần tự tôn dân tộc, lẽ sống cao cả sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do cho đất nước. Vậy mà, thế hệ mai sau, những sinh viên lớn lên trong thời bình, đất nước con trong giai đoạn phát triển thì lại tỏ thái độ thờ ơ, sống ích kỷ, thậm chí còn có thái độ chỉ trích phê phán, chê bai, lên án, không có trách nhiêm với đất nước. Một số khác thì thờ ơ về chính trị, không tình nghĩa trong mối quan hệ giữa người với người, chạy theo lối sống vật chất tầm thường, muốn hưởng thụ hơn cống hiến, sống thực dụng, buông thả,….
Theo kết quả của nhóm khảo sát, thì có đến 27,3% sinh viên Đại học Sài Gòn cho rằng không quan tâm với về vấn đề tình yêu hiện đại là sống thoải mái, sống thử không cần hôn nhân và 7,3% sinh viên đồng ý với quan điểm trên ngoài ra nhóm cũng thu về một vài ý kiến khác nhƣ là, “yêu hết mình, nhƣng dừng lại đúng lúc” hoặc “thời buổi bây giờ không còn quan trọng chuyện đó nữa”.
Cũng theo khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy, 23,3% thanh niên cho rằng có tiền là có tất cả, 32,1% cho rằng tình yêu không nhất thiết phải đi đến hôn nhân [38]. Đây là biểu hiện suy thoái đạo đức bởi chủ nghĩa cá nhân đang ảnh hưởng đến nhân cách của sinh viên hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định “...xu hướng thực dụng, chạy theo lối sống thụ hưởng có chiều hướng gia tăng” [6, tr.41-42]. Đề cao vật chất và lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến khuynh hướng tầm thường hóa lý tưởng, mục đích sống của thanh niên. Họ chỉ tính làm sao để có thu nhập cao, làm giàu cho bản thân, ăn sung mặc sướng mà không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.
Thực trạng chưa dừng lại ở đó, sự mờ nhạt về lý tưởng sống của sinh viên trường Đài học Sài Gòn còn ăn sâu vào tư tưởng. Khi chúng tôi khảo sát, đã đưa ra câu hỏi sinh viên có phấn đấu để trở thành Đảng viên hay không thì 28,8% sinh viên không có nguyện vọng vào Đảng và 9,8% sinh viên cho rằng tiêu chuẩn vào Đảng cao và 3,8% sinh viên có
tư tưởng vào để chỉ để tiến thân. Từ chỗ mờ nhạt về lý tưởng, không xác định được ý nghĩa của cuộc sống cũng như thái độ bàng quan, vô trách nhiệm trước cuộc sống, một bộ phận thanh niên, trong đó có sinh viên trường Đại học Sài Gòn có thái độ thụ động, ý lại, trông chờ, nếu không đƣợc thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì sẽ sa vào các tệ nạn xã hội: trong các quan hệ xã hội họ thường có xu hướng thực dụng, vị kỷ, xa lạ với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đây là con đường ngắn nhất đưa họ đến hành vi phạm pháp, sa vào lao lý là cái giá tất yêu cho họ phải trả. Những biểu hiện này đang làm sa sút niềm tin của mọi người vào sinh viên, thế hệ trẻ tri thức là tương lai của đất nước.
- Những lỗi sinh viên hiện nay hay phạm phải (xem Biểu đồ 2.13 và 2.14)
Biểu đồ 2.13: Những vi phạm của sinh viên
Biểu đồ 2.14: Nguyên nhân của sai phạm của sinh viên
Lười học tập không ít sinh viên trốn học, bỏ giờ la cà quán xá, lao vào game online.
Internet mang đến cho giới trẻ kho tri thức vô tận, nhƣng cũng kèm theo cho giới trẻ những hệ lụy khi một bộ phận trong họ chỉ biết chát, game online, xao nhãng việc học tập. Thực tế cho thấy gần các trường cao đẳng, đại học, ký túc xá sinh viên cũng là noi tụ tập nhiều hàng quán, của hàng internet và không ít sinh viên mãi mê đắm chìm trong đó quên giờ giấc. Bỏ học - chơi game - bị kích động bạo lực - tình dục - thiếu tiền - vi phạm pháp luật...là con đường “mòn” của không ít bạn trẻ, phá hỏng tương lai, sự nghiệp còn dang dở ở phía trước là một kết cục đáng tiếc. Tình trạng suy thoái đạo đức của sinh viên, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Chưa dừng lại ở đó, khi chúng tôi thống kê số liệu sinh viên vi phạm (Xem Biểu đồ 2.15)
Biểu đồ 2.15: Bảng so sánh số lượng sinh viên vi phạm của các khóa học
Kết quả cho thấy tỉ lệ sinh viên của năm nhất và năm hai có tỉ lệ hành vi vi phạm nội quy nhà trường cao nhất. Như vậy, từ khi còn ở môi trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông nhà trường chú trọng đào tạo chuyên sâu vào các môn kiến thức, nhưng vẫn chưa thực sự quan tâm kỹ giáo dục nhân phẩm, nhân cách của học sinh, bước qua cánh cửa Đại học, với môi trường hoàn toàn mới, giáo dục đạo đức cho sinh viên còn mang tính lí luận chưa tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng. Trong khi đó, nhà trường chính là nơi đào tạo chi thức và rèn luyện nhân cách cho học sinh sinh viên. Chúng ta liên hệ thực tế, ngay từ cấp tiểu học đã có môn đạo đức, ở bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là giáo dục công dân, đó là những môn giáo dục nhân phẩm và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Theo TS. Chu Văn Yêm, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, cho biết báo cáo của 30 sở Giáo dục và Đào tạo và kết quả khảo sát tại bảy tỉnh, thành, phát phiếu thăm dò đối với gần 300 giáo viên, trên 1.400 học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, đoàn công tác đã có báo cáo về thực trạng đội ngũ giáo viên, chương trình, các môn học và hoạt động giáo dục, thái độ tiếp nhận của thầy, trò các nhà trường..., ở khâu nào cũng có bất ổn. Có tới 39%
giáo viên cho rằng môn giáo dục công dân là môn phụ, 52% nhận xét môn học này chƣa được quan tâm đúng mức. Hầu hết nhà trường, giáo viên dạy đạo đức, giáo dục công dân là kiêm nhiệm. Chương trình - sách giáo khoa môn đạo đức, giáo dục công dân không hấp dẫn, khô cứng, thời lượng dạy chính khóa quá ít, phương pháp dạy học nhìn chung không đổi mới vì không có giáo viên đào tạo bài bản và bị tư tưởng “môn phụ” chi phối. Báo cáo cho biết có 36% giáo viên cho rằng chương trình giáo dục không phù hợp với học sinh, gần 40% ý kiến khác thừa nhận phương pháp dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân không phù hợp [26]. Đó là những con số biết nói, khiến chúng ta phải suy ngẫm. Giáo dục đạo đức là môn đặc thù, vì đó là môn tạo ra con người, mà con người là chủ nhân của xã hội, con người tốt thì xã hội mới phát triển.
Bác Hồ kính yêu từng nói: Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Điều đó chứng tỏ Bác xem trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Còn ở địa phương thì vận động, tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, công tác còn
trên hình thức giấy tờ, chƣa nắm rõ tình hình thanh niên trên địa bàn thậm trí một vài địa phương còn “khoán trắng” cho nhà trường, chẳng hạn như: sinh hoạt chủ điểm tại địa phương chỉ mời những thanh thiếu niên đi cho có đủ số lượng, hợp hình thức, mang tính thủ tục, rườm rà, chưa có hoạt động tích cực cho thanh thiếu niên tham gia. Những khi có chuyên đề báo cáo thì lại triển khai chậm trễ hoặc chỉ treo băng- rôn, biểu ngữ mà không có hành động tích cực. Trong môi trường xã hội, uy lực của đồng tiền và sự cạnh tranh không lành mạnh phá hoại mối quan hệ đạo đức giữa người với người. Thay vào đó mối quan hệ chủ yếu giữa người với người chỉ còn là lợi ích cá nhân. Điều này ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của thanh niên. Vì ở giai đoạn thanh niên, tri thức, tình cảm, lý tưởng đạo đức... đang trong quá trình trãi nghiệm, dần hoàn thiện những quy tắc, chuẩn mực, đạo đức cá nhân theo những khuôn mẫu mà họ mong muốn, những mẫu người “lý tưởng” mà thanh niên “thần tượng”. Nếu những người được thanh niên coi là “thần tượng” mà “sụp đổ” sẽ làm cho thanh niên mất phương hướng, niềm tin vào đạo đức con người, hình thành lối sống thực dụng, thậm chí là đi vào con đường lầm lạc.
2.2.3.1. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế của giáo dục đạo đức cho sinh viên trường ta còn nhiều do những nguyên nhân sau:
- Sự tác động của kinh tế thị trường gây ra “tác động tiêu cực”, hội nhập sâu rộng làm nhu cầu kinh tế của người dân tăng cao, nhu cầu vật chất và tinh thần phong phú hơn, nhƣng kéo theo đó là lối sống thực dụng, cực đoan, tôn thờ đồng tiền,... Sinh viên Đại học Sài Gòn cũng không ngoại lệ. Chỉ thấy được lợi ích vật chất trước mắt, mà sẵn sàng trà đạp lên giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Bởi bản chất của nền kinh tế thị trường chính là Quy luật cung - cầu, Quy luật lưu thông tiền tệ, cạnh tranh, lợi nhuận là trên hết, có xu hướng dẫn đến chủ nghĩa cực đoan, cá nhân phản đạo đức; tuyệt đố hóa lợi ích vật chất, xem nhẹ giá trị văn hóa truyền thống và đặc biệt xem nhẹ về đạo đức dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, làm gia tăng lối sống ích kỷ, không quan tâm đến người khác. Điều này sẽ đưa con người đến sư lệch lạc, tha hóa... Vì đồng tiền, giàu có về vật chất của cá nhân mà làm nhạt phai đi lòng nhân ái, danh dự, tình nghĩa,...