Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học sài gòn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 52 - 60)

2.2. Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay

2.2.3. Những vấn đề đặt ra

Nội dung so sánh Sƣ phạm

(%)

Ngoài sƣ phạm

(%)

1. Thường xuyên xem báo đài 27,6 21,6

2. Băn khoăn khi biết Việt Nam còn nghèo 72,8 59,5 3. Mục đích học tập là tìm kiếm thu nhập cao 67,6 70,9

4. Giá trị xã hội giàu của cải 15,7 30,5

5. Có nhiều tiền thuận lợi trong cuộc sống 22,1 28,4

6. Lao động cần giỏi chuyên môn 61,4 77,8

7. Không quan tâm đến tình bạn, tình yêu 28,1 26,3 8. Buồn ngủ khi học các môn Mác-Lênin 14,2 30,9

9. Tƣ nỗ lực rèn luyện đạo đức 41,4 36,3

10. Nguyện vọng vào Đảng 53,3 46,2

11. Nghỉ học trốn tiết 89,5 60,5

12. Gian lận thi cử 86,6 56,8

13. Nói chuyện, làm việc riêng không nghe giảng bài 80,0 42,63

Bảng 2.3: Bảng so sánh thực trạng đạo đức giữa khối sư phạm và ngoài sư phạm

Qua bảng số liệu trên ta thấy cả hai khối sƣ phạm và ngoài sƣ phạm đều có điểm chung đó là đạo đức giảm sút, khi các vấn đề nghỉ học, gian lận, nói chuyện riêng không nghe giảng chiếm tỉ lệ rất cao, gần nhƣ là trên 50%. Mục đích học tập chỉ để là kiếm thu nhập cao, lao động giỏi về chuyên môn chứ không chú trọng vào việc đạo đức nghề nghiệp. Tỉ lệ xem báo đài để cập nhập tin tức còn thấp chƣa tới 30%. Thực tế cho thấy các bạn sinh viên cả hai khối đều đƣa ra tiêu chí tự nổ lực rèn luyện đạo đức

khá cao, sƣ phạm là 41.4% và ngoài sƣ phạm là 36.3% nhƣng lại vi phạm nội quy nhà trường với một con số cao (72,5% nói chuyện riêng không chú ý nghe giảng; 46,8% xả rác không đúng nơi quy định; 75,8%, nghỉ học, trốn tiết,…). Khi việc cập nhập tin tức rất thường xuyên và thường xuyên là 41,1%; sinh viên lại cảm thấy buồn ngủ khi học các môn khoa học hướng giáo dục đạo đức (23%).

Xét riêng về từng khối, khối sư phạm tỉ lệ vi phạm nội quy của sinh viên rất cao chiếm gần 90% con số, rất cao. Các bạn là các thầy, các cô giáo tương lai, là đội ngũ giáo viên tương lai của đất nước mà lại vi phạm như thế thì khi ra đi dạy các bạn lại dạy gì cho thế hệ học trò của mình? Dạy cho các em vi phạm nội quy giống bạn hay sao? Nếu đạo đức của các bạn không tốt nhƣ vậy thì bạn lấy tƣ cách gì để dạy học trò của mình sau này? Các bạn muốn vào Đảng, muốn cống hiến cho Đảng thì các bạn phải là một người có đạo đức tốt. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: đạo đức là gốc của người cán bộ. Lý luận phải gắng liền với thực tiễn, cần phải rèn luyện đạo đức của mình bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.

Đối với khối ngoài sư phạm, đặc thù của các bạn là những công việc liên quan đến máy móc, đến kĩ năng nên các bạn cho rằng phải giỏi về chuyên môn với 77,8%.

Việc giỏi về chuyên môn nên các bạn sống với mục đích kiếm tiền, có thu nhập cao với 70,9% ý kiến đồng tình. Vì thế mà các bạn có vẻ không quan tâm tới các môn khoa học hướng giáo dục đạo đức vì đó chỉ là môn chung, các bạn chỉ cần qua môn là được không ảnh hưởng gì tới việc làm sau này của các bạn.

Từ những phân tích trên ta thấy đƣợc một tình trạng chung là ý thức của các sinh viên hiện nay còn kém, những việc nhỏ và đơn giản nhƣ bỏ rác không đúng nơi quy định (46,8%) đều bị các bạn bỏ qua trong khi các điều đó ảnh hưởng quan trọng đến hành vi đạo đức của chính bản thân và là một trong những tiêu chí để đánh giá, giá trị đạo đức của con người. Làm gì để giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ hơn? Đó là một câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục, nhà quản lý giáo dục đã đặt ra và cần phải có những giải pháp kịp thời để khắc phục có hiệu quả nhất.

Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn trong thời kỳ hội

nhập có những vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất, nâng cao việc giáo dục đạo đức cho sinh viên là việc làm thường xuyên, tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị để xây dựng và rèn luyện đạo đức mới trong quá trình hội nhập. Xuất phát từ thực trạng đáng lo ngại hiện nay, một bộ phận sinh viên suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng sống, chạy theo lối sống thực dụng, thượng tôn đồng tiền, thiếu mục đích và hoài bão lập thân vì tương lai xây dựng và phát triển đất nước.

Trong Nghị quyết Trung ƣơng V (Khóa VIII), Đảng ta đã xác định: Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với đất nước, có đạo đức, có ý chí xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gìn gữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và con người Việt Nam....là những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa

“chuyên”[6, tr.498]. Một thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định với lý tưởng độc lập dân tộc, có đạo đức cách mạng, ý thức trong hội nhập quốc tế, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành công dân tốt của đất nước.

Điều đó đòi hỏi, cả giảng viên và sinh viên phải không ngừng nâng cao và tu dưỡng đạo đức, tri thức nhằm đáp ứng sự phát triển trong thời kỳ hội nhập. Nhà trường, gia đình đòi hỏi phải có sự liên kết với xã hội vì sự kết hợp của ba lực lƣợng giáo dục chính là tiền đề và cơ sở cho sự nhận thức về vai trò và trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Từ nội dung chương trình đến việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức học, Mỹ học, Pháp luật đại cương,... Cũng còn nhiều bất cập, nhiều khái niệm trong các môn học giúp giáo dục về đạo đức và hướng tới các giá trị đạo đức mới nhưng còn trừu tượng, khái quát; Phương pháp giảng dạy còn hình thức thầy đọc trò chép, nặng nề về lý thuyết. Thêm vào đó, cách học của sinh viên thụ động, chƣa gắn liền lý luận với thực tiễn, học chƣa đi đôi với hành, sinh viên hiểu bài một cách hời hợt. Chính vì vậy, kết quả học tập các môn khoa học giáo dục đạo đức mới của sinh viên chỉ “vừa đủ qua môn”. Đây là vấn đề rất cần quan tâm trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Thứ hai, sự xa rời truyền thống tốt đẹp, mờ nhạt lý tưởng sống, lối sống thực dụng, sùng bái nước ngoài là khuynh hướng của sinh viên trong thời kỳ hội nhập. Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trong trong công cuộc “trồng người” của chúng ta hiện nay. Như vậy, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên đòi hỏi phải có ý thức tự giác cao độ trong việc học tập và tiếp thu các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, trước sự vận động mạnh mẽ của nền sản xuất khoa học kỹ thuật, mối quan hệ giữa người với người chỉ còn là vật chất, chữ tín trong kinh doanh thì nằm trên giấy tờ, bất công gia tăng. Làm ảnh hưởng đến vào quá khứ đẹp đẽ, hào hùng của cha ông, gây bất lợi cho qua trình phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho sinh viên. Với những luật chơi “sòng phẳng”, hội nhập đang đặt ra bài toán được và mất. Chúng ta có cơ hội giao lưu rất lớn về văn hóa, nhƣng nguy cơ lai căng rất cao. Đời sống vật chất của chúng ta càng ngày cải thiện, nguy cơ khiến giới trẻ càng thụ động, thiếu kỹ năng. Chính những bài toán đƣợc - mất này đang là vấn đề nhức nhối trong giới trẻ hiện nay.

Gần đây chúng ta thấy không ít những ca sĩ, diễn viên đang “Tây hóa” từ nghệ danh đến sản phẩm nghệ thuật của họ. Những cái tên nữa tây nhƣ: Hamlet, Akira, Kira, Noo, Tim,... Một vài bài tiếng Việt thì lại chèn thêm những từ nhƣ : Baby. Sorry, need you, miss you... Chỉ với mục đích duy nhất là cho “kêu”, “không đụng hàng”. Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) khẳng định: Tệ nạn sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ... Đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc [3, tr.46]. Với quan niệm sống lệch lạc, mờ nhạt về lý tưởng là không thể tránh khỏi. Lồi sống ích kỷ làm cho một bộ phận sinh viên bàng quan, thiếu trách nhiệm thậm chí là vô cảm trước đời sống chính trị - xã hội, không ý thức được vị trí, vài trò của thế hệ tri thức trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước.

Thứ 3, Tài và đức là hai yếu tố luôn đi song hành, nó cần cho mọi người và cho mọi nghề. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tài và đức đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cũng quan trọng không kém việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Những năm gần đây, chúng ta liên tiếp phải chứng kiến nhiều giáo viên vi phạm trầm trọng phẩm chất sư phạm của một người thầy giáo, hay một công chức lạm quyền để trục lợi bản thân. Hay một nhà báo đe dọa tung tin bất lợi lên mặt báo nếu không thực hiện theo yêu cầu,...Nhiều giáo viên mầm non ra trường khi đi làm, chưa ý thức đƣợc đạo đức nghề nghiệp nên nhiều vụ việc bạo lực con trẻ, đánh đập con trẻ. Và trường ta cũng có vài vụ việc xảy ra rất thương tâm. Đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà đào tạo con người hiện nay. Tất cả điều đó chỉ vì họ thiếu đạo đức nghề nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đạo đức đặc biệt là đão đức nghề nghiệp sẽ tạo ra giá trị xã hội rất lớn. Tiền thân là Cao đẳng sƣ phạm, bây giờ, Đại học Sài Gòn là một trường đa ngành nghề, là một trong những trường Đai học trọng điểm của Thành Phố Hồ Chí Minh, với trọng trách đào tạo ra lực lƣợng tri thức cao cho cho xã hội. Biết được điều đó về phía nhà trường đã đưa ra những chính sách, phương hướng và cách giải quyết phù hợp.

Thứ tư, vấn đề tự ý thức, tự giác, tự rèn luyện đạo đức của sinh viên. Với sinh viên, tự giáo dục rèn luyện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hình thành hành vi đạo đức là một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành đạt trong học tập và làm việc của sinh viên.

Chúng ta biết rằng: hình thức hoạt động cơ bản của sinh viên là hoạt động học, mọi hoạt động khác đều xoay quanh cái trục đó. Hoạt động học bao gồm các thành tố:

nhiệm vụ học tập, các hành động học tập, động cơ, mục đích, nhu cầu học tập. Đối với giới trẻ, học tập không chỉ là đòi hỏi, là yêu cầu của xã hội đối với họ, đó còn là nghĩa vụ đạo đức, là nhu cầu tự thân của lớp trẻ nhằm hướng vào bản thân mình để thay đổi chính bản thân mình. Giáo dục đạo đức mới trong học tập cho sinh viên là hướng hoạt động học của họ theo đúng mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Nếu những điều sinh viên học đƣợc không thích hợp với nghề nghiệp mà họ sẽ làm trong tương lai, học cái không dùng, dùng cái không học hoặc chỉ tập trung vào những ngành nghề có thu nhập cao, học để làm thuê cho các công ty nước ngoài vì mục đích kinh tế, thậm chí bất chấp tất cả vì lợi ích cá nhân,… thì điều đó có nghĩa là chúng ta

đã xa rời mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hơn lúc nào hết, nhà trường cũng như toàn xã hội phải chú trọng giáo dục động cơ, mục đích học tập cho sinh viên, đòi hỏi họ giải đáp những vấn đề do lịch sử đặt ra: Nên học cái gì, học để làm gì, học cho ai và học nhƣ thế nào?

Giáo dục đạo đức mới trong học tập cho sinh viên là phải giáo dục lòng kiên nhẫn, ham mê và tính trung thực khoa học. Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, con đường dẫn đến khoa học không bao giờ bằng phẳng, thênh thang cả, nó luôn gập ghềnh, khúc khuỷu, lắm chông gai. Muốn chiếm lĩnh đƣợc thành trì khoa học đó, đòi hỏi phải có lòng kiên nhẫn, với quyết tâm cao, để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trên con đường đi tới.

Tuổi trẻ thường nhiệt tình, sôi nổi háo hức bước vào con đường khoa học, song họ cũng dễ nãn lòng mỗi khi gặp phải khó khăn, trở ngại. Do đó, chúng ta phải giáo dục, rèn luyện cho họ đức tính kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và say mê trong học tập, nghiên cứu khoa học.

Mục đích của nhận thức khoa học là đi tìm chân lý, tìm sự thật, lẽ phải. Do đó, tính trung thực khoa học là một trong những phẩm chất cần thiết của người nghiên cứu khoa học. Quá trình nhận thức của sinh viên cao hơn quá trình nhận thức của học sinh phổ thông ở tính chất nghiên cứu. Đây cũng là quá trình tiếp cận, xích lại ngày càng gần hơn với quá trình nhận thức của các nhà khoa học. Vì vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện cho mình đức tính trung thực khoa học. Hiện nay, trong sinh viên, “quay cóp” đang là một hiện tƣợng “phổ biến”. Điều đó thể hiện tính không trung thực trong khoa học ở một bộ phận sinh viên trong học tập, họ muốn điểm số cao hơn so với khả năng thực tế của họ. Làm nhƣ vậy, vô hình chung đã vi phạm một số giá trị đạo đức cơ bản nhƣ: tính trung thực, sự công bằng, thật thà để giữu chữ tín…. Đó là một biểu hiện của lệch chuẩn nhân cách.

Tính trung thực khoa học, không được “ăn cắp” tư tưởng, công trình, phát minh của người khác để coi đó là cái của mình. Điều đó không có nghĩa khoa học không có sự kế thừa. Khoa hoc không thể ra đời trên một mảnh đất trống không, hoang dã. Lịch sử phát triển của khoa học là lịch sử của sự kế thừa, có chọn lọc, có phê phán, trê cơ sở

“cách tân” tri thức khoa học của các thể hệ đi trước để lại. Do đó, nhiệm cụ của chúng ta

- những người làm công tác giáo dục - là phải giúp cho sinh viên biết “làm giàu trí óc của mình”, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ học vấn của mình, nhƣ Lênin đã dạy: bằng tổng số kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra.

Học tập là một công việc suốt đời, chúng ta phải giáo dục cho sinh viên ý thức không ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập để nâng cao trình độ nhận thức khoa học của mình.

Trên thực tế, trong trường Đại học Sài Gòn còn tồn tại nhiều hiện tượng như:

quay cóp, gian lận trong thi cử,.... Những hiện tƣợng này đã hủy hoại nhân cách sinh viên từng ngày. Bởi nó nảy sinh sự nghi ngờ vào tính chân thật đối với mọi người xung quanh, thậm chí một số tệ nạn xảy ra trong sinh viên của trường, nhưng một số bộ phận lại xem đó là chuyện bình thường, chuyện vụn vặt. Ví dụ: quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay càng phổ biến nhƣng chỉ có 16,4% sinh viên cho rằng trung thực là yếu tố quan trọng trong cuộc sống,10,7% sinh viên cho rằng thấy nhiều bạn trốn tham gia các buổi sinh hoạt công dân, học tập chính trị, trong đó tình trạng nói chuyện riêng, không chú ý lắng nghe giảng bài chiếm rất cao (87,1%), và 62,9% sinh viên nghỉ học, trốn tiết. Tất cả yếu tố trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tự rèn luyện trong mỗi sinh viên, là thách thức không nhỏ đối với công tác giáo dục, làm giảm niềm tin của sinh viên vào các giá trị đạo đức đang được học tập tại nhà trường. Đây là vấn đề báo động cho những người đang làm công tác giáo dục và phải tìm cách khắc phục sớm và tốt nhất.

Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học sài gòn trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)