Sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952-1973)

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế nhật bản (1952 1973) và bài học kinh nghiệm (Trang 24 - 31)

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 – 1973)

2.1. Sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952-1973)

Tháng 10 năm 1949, sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và sau đó là sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên tháng 6 năm 1950 đã dẫn đến những thay đổi hết sức quan trọng trong cách đánh giá và nhìn nhận vai trò của Nhật Bản trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. “Mĩ bắt đầu xem sức mạnh kỹ nghệ và quân sự của Nhật Bản là một hậu thuẫn đáng kể cho lực lượng quân sự Mĩ ở Viễn Đông. Bởi thế, đối với Mĩ, Nhật Bản trước đó không lâu là kẻ thù số một, trong chốc lát đã trở thành người đồng minh chủ yếu” [22, tr. 339]. Sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nền kinh tế của Nhật Bản đã có những thay đổi căn bản.

Cuốn “Sách trắng kinh tế” xuất bản ở Nhật Bản năm 1952 nhận định: “Chiến tranh Triều Tiên đã làm nền kinh tế Nhật Bản thay đổi. Nhờ có các đơn đặt hàng của Mĩ và hoạt động xuất khẩu tăng lên nên tình trạng ứ đọng hàng hóa sẽ được khắc phục, sản xuất hàng hóa bắt đầu tăng” [22, tr. 340].

Về xã hội, các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và những người lao động trước đây được coi như là biểu hiện quá trình dân chủ hóa và sự tiến bộ xã hội đã bị từng bước hạn chế thậm chí bị coi là những biểu hiện của khuynh hướng chính trị đối lập mang tính chất nguy hiểm gây nên tình trạng bất ổn của xã hội.

Chiến tranh Triều Tiên được ví như “Ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản. Do nằm ở vị trí chiến lược phía bắc Thái Bình Dương, án ngữ con đường hướng về phía đông của Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, quần đảo Nhật Bản mau chóng trở thành căn cứ quân sự của Mĩ. Không chỉ có ý nghĩa với khu vực Đông Bắc Á, về lâu dài Mĩ cũng muốn dùng địa bàn Nhật Bản để có thể tiến xuống khu vực Đông Nam Á, gây ảnh hưởng chính trị và thâm nhập vào thị trường khu vực.

Khi chiến tranh Triều Tiên diễn ra, đáp ứng yêu cầu của Mĩ, Nhật Bản không chỉ là căn cứ quân sự mà c n là nước cung cấp nguồn hậu cần quan trọng cho quân đội

Mĩ. Sau một thời kỳ phục hưng kinh tế, các ngành sản xuất của Nhật Bản cũng đã có đủ những điều kiện cần thiết để sản xuất các nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh như vũ khí, trang phục và nhiều thiết bị dịch vụ khác. Những chế phẩm đó không chỉ đáp ứng một phần mục tiêu xuất khẩu mà còn trực tiếp cung cấp cho các hoạt động quân sự và sinh hoạt của binh sĩ, nhân viên Mĩ trên đất Nhật. Trong 4 năm (1950 – 1954) đơn đặt hàng của Mĩ dành cho các công ty Nhật Bản đã đạt trị giá 4 tỷ đôla. Như vậy, cùng với hơn 2 tỷ đôla mà Mĩ đã đưa vào Nhật Bản trước năm 1951 để hỗ trợ cho nền kinh tế nước này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, mức độ đầu tư của Mĩ vào Nhật Bản là rất lớn. Các khoảng thu ngoại tệ từ các đơn đặt hàng của Mĩ tương đương 60 -70% tổng giá trị xuất khẩu đã góp phần hết sức quan trọng nâng cán cân thanh toán của Nhật Bản lên chỉ số dương trong một thời gian ngắn. Nhật Bản đã có thể nhập khẩu một lượng hàng hóa, nguyên liệu đạt giá trị khoảng 2 tỷ đô la mỗi năm, tức là tăng hơn gấp 2 lần so với trước chiến tranh Triều Tiên diễn ra mà không phải chú ý giữ mức cân bằng ngân sách như nguyên tắc đã đề ra trong kế hoạch của J.Dodge. Nguồn nhiên liệu và hàng hóa nhập về đã thúc đẩy các ngành kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng nhảy vọt. Có thể nói, các đơn đặt hàng ưu đãi của chính phủ Mĩ đã đem lại sự hồi sinh cho kinh tế Nhật Bản.

Về phần mình, để tranh thủ cơ hội phát triển đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa to lớn của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, chính phủ và giới chủ tư bản Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị, đổi mới kỹ thuật đặc biệt là hỗ trợ cho 4 ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp than, luyện kim, điện lực và đóng tàu. Trước những tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Nhật Bản đã có những tăng trưởng hết sức mau chóng. Theo đó, nếu lấy năm 1950 là năm chiến tranh Triều Tiên bùng nổ làm mốc để so sánh thì mức thu nhập quốc dân năm 1953 đã tăng lên khoảng 30% còn tiền lương thực tế đã tăng từ 35% đến 45%.

Chính trong thời kỳ này, Nhật Bản đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở các giai đoạn sau.

Như vậy, trước những biến đổi của tình hình chính trị khu vực và thế giới, sau một thời kỳ gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, đến năm 1951, Nhật Bản đã phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh (1934 - 1936). Từ năm 1951, Nhật

Bản đã xác định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của một thời kỳ mới trên cơ sở các cuộc cải cách do lực lượng chiếm đóng đặt ra đồng thời chủ động đề ra những chính sách hữu hiệu nhằm đẩy mạnh quá trình tích lũy nguồn vốn và sử dụng tiềm lực kinh tế nước ngoài (mà chủ yếu là của Mĩ) để nâng cao sức phát triển và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ có hậu thuẫn của Mĩ, từ năm 1952, Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế kéo dài đến năm 1973.

Về quan hệ quốc tế, với mục tiêu biến Nhật Bản thành đồng minh số một ở châu Á, chính sách mới của Mĩ không chỉ dừng lại ở việc thay đổi biện pháp kinh tế có lợi hơn cho Nhật Bản mà còn chủ trương tiến tới chấm dứt sự chiếm đóng trực tiếp trên lãnh thổ nước này. Sau chuyến thăm Nhật Bản mùa xuân năm 1948 của George Kennan, chuyên gia phân tích chính trị với những công trình nổi tiếng về Liên Xô, chính phủ Mĩ ngày càng thể hiện rõ quan điểm của mình về vai trò quân chế của SCAP ở Nhật Bản. Tháng 10 năm 1948, Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ đã bí mật thông qua Nghị quyết số NSC13/2 mà nội dung chủ yếu của nó là “tạm thời vẫn tiếp tục chiếm đóng Nhật Bản, Okinawa và các căn cứ quân sự khác sẽ được giữ lại do sự cần thiết về quân sự, nhưng các quyền lực của SCAP sẽ được chuyển giao cho Nhật Bản và địa vị của chính phủ Nhật Bản sẽ được tăng cường. Hơn nữa, những kiềm chế đối với sự phục hồi kinh tế sẽ được bãi bỏ càng nhiều càng tốt và quá trình phục hồi sẽ được đẩy sẽ được đẩy mạnh. Chủ trương đó của Mĩ ban đầu đã vấp phải sự phản đối của các nước Đồng minh nhưng cuối cùng bằng nhiều cách khác nhau, Mĩ cũng đã thuyết phục được các quốc gia chấp thuận quan điểm của Mĩ thông qua con đường đàm phán. Dưới sự bảo trợ của Mĩ, “Hiệp ước h a bình San Francisco”

đã được kí kết vào tháng 9 - 1951 và cho đến tháng 4 - 1952 việc chiếm đóng của cái gọi là “Quân đội các lực lượng Đồng minh” trên lãnh thổ Nhật bản đã chính thức kết thúc.

Lời nói đầu của Hiệp ước ghi rõ: “Nhật Bản không có những phương tiện có hiệu quả để tự bảo vệ vì Nhật Bản đã bị giải giáp… Vì vậy, Nhật Bản mong muốn có một hiệp ước an ninh với Mĩ để bảo đảm cho nền an ninh của mình” [22, tr.

343]. Theo hiệp ước, Nhật Bản thỏa thuận dành cho Mĩ quyền duy trì các lực lượng hải, lục, không quân và hoạt động của các lực lượng đó trên lãnh thổ Nhật Bản.

Những lực lượng đó có thể huy động vào việc “duy trì h a bình và an ninh quốc tế ở Viễn Đông, bảo vệ an ninh của Nhật chống lại mọi cuộc xâm lược từ bên ngoài, giúp Nhật Bản dập tắt các cuộc bạo động và những rối loạn trong nước Nhật do sự xúi giục hay do sự can thiệp của một hay nhiều nước ngoài gây ra. Hiệp ước có giá trị trong 10 năm” [16, tr. 330-333]. Hiệp ước San Francisco được kí kết đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng chấm dứt địa vị cường quốc của Nhật Bản.

Nhằm bảo đảm và tăng cường an ninh cho Nhật Bản, theo chỉ thị của Mac Arthur một lực lượng Cảnh sát dự bị đội (Keisatsu yobitai) gồm 75.000 người đã được thành lập. Trên thực tế, đây là các lực lượng quân đội được phiên chế và trang bị những phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, chiến hạm,…Từng bước, theo những diễn biến chính trị phức tạp trong khu vực và tình hình căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh năm 1952 lực lượng Cảnh sát dự bị dội đã được đổi thành Lực lượng bảo an (Ho’antai) và đến năm 1954 lại được nâng lên thành Cục phòng vệ (Ji’eitai). Sự xuất hiện của Cục phòng vệ trên thực tế đã phá vỡ những nguyên tắc căn bản đã được quy định rõ trong bản Hiến pháp ban hành năm 1947.

Đầu năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản bước sang giai đoạn mới. Tình hình có những đặc điểm sau:

Trước khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950), chi phí sản xuất công nghiệp của Nhật Bản xấp xỉ với Mĩ, nhưng đến năm 1953 hầu hết các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản có chi phí sản xuất cao hơn, đặc biệt đối với hai sản phẩm than và thép.

Loại bỏ kiểm soát và trợ cấp, cơ chế thị trường được phục hồi mạnh mẽ. Cho phép tư nhân tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây chưa thực sự là tự do hóa thương mại; một số cơ chế cũ vẫn tồn tại như kiểm soát tỷ giá, bảo hộ nhập khẩu, chi phí ngoại tệ, các quy định và biện pháp hành chính.

Lạm phát trên phạm vi toàn cầu gắn liền trong thời kì chiến tranh Triều Tiên.

Nhưng lạm phát ở Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới; từ năm 1945 đến 1951 giá cả hàng hóa bán ra của Nhật tăng 64%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,5%.

Cũng trong thời gian này giá cả bán ra ở Mĩ và Liên hợp Anh tăng tương ứng là 16,1 và 11,1%.

Tỷ giá hối đoái cố định mới ở mức 360 yên trên 1 đô la Mĩ được thiết lập vào năm 1949. Ban đầu tỷ giá này là phù hợp, tuy nhiên chiến tranh Triều Tiên đã làm cho lạm phát tăng, đồng yên trở nên có giá hơn so với đôla Mĩ.

Nhật Bản đã giành lại được sự độc lập về chính trị bằng việc kí kết Hiệp ước Hòa Bình Francisco với Mĩ năm 1951 và viện trợ kinh tế từ Mĩ kết thúc. Trong thời gian này Hiệp ước An Ninh Nhật Bản - Mĩ được kí kết năm 8 - 9 - 1951 và Nhật Bản trở thành đồng minh của Mĩ trong chiến tranh lạnh.

Nhật Bản đã có những biến đổi thần kì về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới những biến đổi này có tính liên tục và biến đổi nhanh về lượng.

Bảng 1. Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm từ 1952 – 1973 Đơn vị: %

Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ

1952 16,3 1963 18,2

1953 18,1 1964 19,5

1954 4,0 1965 10,6

1955 13,3 1966 17,9

1956 13,3 1967 18,1

1957 13,0 1968 18,9

1958 4,8 1969 18,2

1959 15,5 1970 17,1

1960 19,1 1971 10,1

1961 22,5 1972 16,5

1962 9,1 1973 21,0

Nguồn: Nguyễn Tiến Lực (2013), Nhật Bản những bài học từ lịch sử, Nxb Thông tin và Truyền thông, Tp. Hồ Chí Minh, tr.221.

Nhìn vào bảng 1 cho ta thấy tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng không liên tục qua các năm. Năm 1952 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 16,3%. Năm 1973 tỉ lệ GDP của Nhật

Bản là 21,0%. Từ năm 1954 – 1958 tỉ lệ GDP giảm qua các năm. Năm 1954 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 4,0% và năm 1958 là 4,8%. Từ năm 1965 – 1968 tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng liên tục qua các năm. Năm 1965 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 10,6% và năm 1968 là 18,9%. Từ năm 1963 – 1973 tỉ lệ GDP của Nhật Bản luôn ở trên mức 10%. Nhìn chung tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng qua các năm, nhưng tỉ lệ này tăng không liên tục.

Đây là thời kỳ Nhật Bản đạt được những biến đổi thần kỳ về kinh tế nhờ sự lao động, tiết kiệm, tích lũy của toàn thể nhân dân. Là giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật Bản, mà Laxuhico Nacaxone gọi là “thời đại xây dựng những kim tự tháp lóng lánh”1. Gọi vậy bởi đây là thời kì phúc lợi xã hội vất chất và mức sống tăng vọt, những tư tưởng tự do và những tư tưởng dân chủ lan ra mạnh mẽ, tinh thần yêu chuộng mạnh nhất đối với nguyên tắc “tự do bày tỏ ý chí”, l ng trung thành đối với sự nghiệp hòa bình, tôn trọng và tuân thủ các quyền con người. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thời kì 1950 - 1960 là 15,9% và trong thời kì 1960 - 1969 là 13,5% Trong đó sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản

Người Nhật vốn quen với việc phục hồi những tai họa mà thiên nhiên đổ xuống đầu họ như động đất, sóng thần hay bão tố, họ đã hùng hục lao mình với tất cả ý chí kiên cường vốn có vào công việc phục hồi xứ sở sau cái tai họa lớn hơn nhiều do con người tạo ra: chiến tranh. Những căn nhà ổ chuột xiêu vẹo bắt đầu phủ dần lên những mảnh vụn hoang tàn của thành phố, và dần dần thay thế bằng những ngôi nhà vững chắc hơn, và sau cùng là các khu vực trung tâm thành phố đã thấy chen chúc những tòa cao ốc bằng bê tông cốt thép mười tầng c n đồ sộ hơn những tòa cao ốc trước chiến tranh đã từng đứng đấy. Cũng tương tự như vậy, những ngành công nghiệp của Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá đã bắt đầu phục hồi, dần dần lấy lại được năng xuất đã mất trước đây, thay thế các thiết bị cũ kỹ hao m n trước chiến tranh bằng những máy móc hiện đại có hiệu năng cao hơn, sản xuất được nhiều hơn so với các đối thủ công nghiệp của Nhật Bản nước ngoài.

1 Laxuhicô Nacaxônê (2004), Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỉ XXI, NXB Thông Tấn, Hà Nội, tr. 107.

Trong suốt các thời kỳ này, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng cực kì cao. Do đó không những thu nhập đầu người đã tăng tuyệt đối mà mức tương đối so với các nước chủ yếu cũng thay đổi đáng kể. Nhưng do kết quả tăng trưởng cao, nên mức thu nhập đã ngang với của châu Âu và đó là lý do chủ yếu làm thay đổi mục tiêu chính sách.

Bảng 2. So sánh quốc tế về mức thu nhập bình quân đầu người Đơn vị tính: Đôla Năm

Nước Năm 1955 Năm 1965 Năm 1975

1.995 2.899 4.510

Anh 853 1.472 2.251

Tây Đức 662 1.504 3.546

Nhật Bản 222 725 2.229

Nguồn: Ichikawa Hidehiro (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 340.

Nhìn vào bảng 2 cho ta thấy mức thu nhập bình quân của các nước Mĩ, Anh, Tây Đức, Nhật Bản tăng liên tục qua các năm 1955, 1965, 1975. Nước Mĩ: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 1.995 đôla đến năm 1975 là 5.510 đôla.

Nước Anh: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 853 đôla đến năm 1975 là 2.251 đôla. Các nước Tây Đức: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 662 đôla đến năm 1975 là 3.546 đôla. Nước Nhật Bản: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 222 đôla đến năm 1975 là 2.229 đôla. Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản năm 1955 là 222 đôla, chỉ bằng 1/9 mức của nước Mĩ, 1/4 của nước Anh, 1/3 của Tây Đức. Nhưng thu nhập đó vào năm 1975 là 2.229 đôla, bằng khoảng 1/2 của Mĩ, ngang mức của Anh. Đương nhiên phúc lợi xã hội không chỉ là mức thu nhập, mà còn là hàm số của tài sản và môi trường sống….. nên chưa thể căn cứ vào đây để nói rằng mức sống của Nhật Bản ngang với mức thu nhập của châu Âu. Nhìn chung mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản tăng liên tục qua các năm đánh dấu sự vươn mình trở lại sau đóng tro tàn Chiến tranh thế giới thứ hai.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế nhật bản (1952 1973) và bài học kinh nghiệm (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)