CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 – 1973)
2.2. Những thành tựu cơ bản của Nhật Bản (1952 – 1973)
2.2.5. Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật
Nhật Bản đã nhận thức rõ rằng khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại tiên tiến là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, càng đặc biệt có ý
nghĩa quyết định đối với Nhật Bản vốn không có thế mạnh về lãnh thổ, tài nguyên như Mĩ, Nga, Trung Quốc… Ý thức được điều này, Nhật Bản hết sức coi trọng giáo dục và đầu tư phát triển cho khoa học – kĩ thuật. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận thức rõ, chỉ bằng công nghệ cao, Nhật Bản mới tạo ra sự phát triển có tính đột phá về kinh tế được. Đương thời, trong lĩnh vực công nghệ cao, Nhật Bản còn lạc hậu hơn so với Mỹ và một số nước Tây Âu. Phát huy tinh thần học tập phương Tây có từ thời Minh Trị, chính phủ và các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản đã quyết định chi một khoản tiền lớn mua lại các phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật phương Tây, nhanh chóng đổi mới, cách tân công nghệ cho nền công nghệ đất nước. Tận dụng “ưu thế”của người đi sau, một mặt, Nhật Bản nhanh chóng nắm bắt những thành tựu kĩ thuật của Mĩ và Tây Âu, đổi mới công nghệ đất nước, mặt khác, phát triển các ngành mũi nhọn, đi tắt, đón đầu, tạo nên bước đột phá về khoa học công nghệ. Nhật Bản tăng cường đầu tư cho nhập khẩu kỹ thuật. Từ năm 1950 – 1974, Nhật Bản đã tiến hành 15.289 hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật, trong đó gần 70% là của Mĩ, hơn 10% của Tây Đức, Nhật Bản cũng rất tích cực trong việc mua các bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài. Từ năm 1950 – 1969 Nhật đã nhập tất cả 11.606 bằng phát minh, trong đó 60% là của Mĩ, 11% của Tây Đức [19, tr. 145].
Nhật cũng rất quan tâm đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D). Kinh phí nghiên cứu phát triển ở Nhật từ 40,1 tỷ yên vào 1955 (0,48% thu nhập quốc dân) đã tăng lên tới 1.200 tỷ yên vào năm 1970 (1,96% thu nhập quốc dân), tức là tăng gần 30 lần trong 15 năm. Nếu năm 1955 mới chỉ có 1.145 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học và kĩ thuật (640 của các công ty, 279 của các trường đại học, 526 phòng thí nghiệm quốc gia); thì đến năm 1970 số phòng thí nghiệm đã tăng lên 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. Số các nhà khoa học và chuyên gia tham gia nhà nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể từ 133.000 người năm 1955 lên tới 419.000 người năm 1970 [19, tr. 147].
Nhờ nhập khẩu những thiết bị của nước ngoài nên kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, đã đẩy mạnh tốc độ phát triển hàng loạt những ngành công nghiệp mới, làm cho cơ cấu công nghiệp thay đổi sâu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc nâng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian năm 1960 đến 1968
giá trị xuất xưởng của công nghiệp chế biến nói chung tăng 260%, nhưng riêng công nghiệp điện tử và hóa dầu tăng 3,4 lần, chế tạo máy tăng 3,8 lần. Việc nhập khẩu kĩ thuật còn giúp Nhật Bản nhanh chong nâng cao năng suất lao động xã hội.
Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm từ 1955 đến năm 1966 ở Nhật Bản là 9,4%. Trong đó, do hiện đại hóa thiết bị: 5,2%
(56% tổng tăng), do áp dụng phương pháp sản xuất mới: 4,1% (14% tổng số tăng) [9, tr. 235].
Nghiên cứu khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ dân dụng và công nghệ mũi nhọn như xây dựng cầu, đường, sản xuất ô tô, xe máy, rô bốt, điện máy dân dụng (tivi, tủ lạnh, điều h a…), hóa chất… và đạt được những thành tựu to lớn. Nhật Bản có thể đóng được tàu chở dầu một triệu tấn, xây dựng những công trình thế kỉ (đường ngầm dài 53,8 km dưới biển nối dài hai đảo Hônsu và Xicôcư, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Xicôcư và Hônsu, hệ thống tàu điện ngầm, các thành phố và sân bay trên mặt biển…). Nhật Bản đã thực hiện hệ dự án khoa học - kĩ thuật với quy mô lớn, năng lượng hạt nhân, phát triển hàng không, chinh phục vũ trụ, nghiên cứu biển, chất siêu dẫn, tàu siêu tốc, máy tính, xây dựng mạng lưới thông tin sợi quang [1, tr. 322].
Sư cải tiến trong kĩ thuật đã được kế hoạch hóa chặt chẽ diễn ra trong thời kì này. Thứ nhất, việc áp dụng các phương pháp hồ quang vào ngành đóng tàu đã tạo ra những thay đổi quang trọng cho ngành công nghiệp này. Trước đây, các con tàu được đóng bằng cách đặt các tấm thép chồng lên nhau, đục lỗ và bắt các đinh vít siêng qua nó. Các phương pháp hàn hồ quan mới được áp dụng và đã được sử dụng rộng rãi vì chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến độ bền, do vậy hợp lí hóa các quy trình sản xuất và giảm bớt được giá thành. Cuối cùng, việc đóng tàu thành từng khối cũng đã được phát triển trong đó các phần của một con tàu trước hết sẽ được hàn trong một nhà máy và sau đó sẽ được lắp ráp trong một cầu tàu khô và đó là một phương pháp tạo hiệu quả khá lớn. Ngành công nghiệp đóng tàu đã được phục hồi nhanh chóng vào năm 1956, Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về trọng tải đóng tàu và xuất khẩu [13, tr. 268].
Tóm lại sau hơn 20 năm, một khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử, Nhật Bản đã vươn mình kinh dị từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một siêu cường kinh tế thế giới. Và đã làm cho thế giới từ kinh ngạc, nể trọng, ngưỡng mộ và có cả ghen tị bởi vì thời bấy giờ chỉ có Nhật Bản là cường quốc kinh tế ngoài Âu – Mĩ.
Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản đã có những bước phát triển nhanh.
Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng sản phẩm quốc gia bình quân (GNP) bình quân hàng năm tăng 6,9% và năm 1959 là hơn 10%, từ 1959 đến năm 1969 GNP bình quân hàng năm của Nhật Bản tăng 10,8% (so với Cộng h a Liên bang Đức là 4,6%, Mĩ là 4,3%) với tỉ lệ GNP cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác, thế giới mới là kinh ngạc và gọi đó là “sự thần kì” về kinh tế của Nhật Bản. Năm 1950 GNP Nhật mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/7 Mĩ), thì năm 1968 đã vượt các nước Tây Âu, chỉ sau Mĩ với 183 tỉ USD (trong đó Mĩ 830 tỉ USD, Cộng h a Liên bang Đức 132 tỉ USD, Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD). Năm 1968, 100 năm sau khi duy tân Minh Trị, nền kinh tế Nhật Bản đã lần lượt vượt qua Anh, Pháp, Cộng h a Liên bang Đức, Italia, Canada để vươn đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
CHƯƠNG 3