CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.2. Bài học kinh nghiệm
Nhật Bản có diện tích 3779067 km2, là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, có gần 6800 đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kuyshu.
Nhật Bản thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên nhiên như: sóng thần, động đất, núi lửa,… Nhìn khách quan cho ta thấy đất nước Nhật Bản gặp phải vô vàn khó khăn đến từ thiên nhiên, từ cuộc sống quanh họ. Nhưng người Nhật không chịu thua số phận, họ biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn để xây dựng nên một đất nước xinh đẹp và phát triển bền vững như ngày nay.
Điều đáng chú ý hơn nữa Nhật Bản còn là một trong những cường quốc của thế giới. Nhìn nhận lại những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản là việc giúp cho cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có cái nhìn thực tiễn sâu sắc để bắt đầu cho một sự đổi mới toàn diện, làm cho đất nước ngày một phát triển và đi lên.
Đối với một đất nước muốn phát triển phải có một xã hội ổn định, xã hội có ổn định thì mới thúc đẩy được nền kinh tế phát triển nhanh. Việt Nam chúng ta đã có được một đất nước ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Và đất nước ta đang trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bây giờ chúng ta cần đầu tư có kế hoạch và chú trọng phát triển những ngành trọng điểm, quan tâm nhiều hơn đến công nghiệp nặng. Luôn phấn đấu để hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển bền vững đã đưa ra. Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Từ đó tạo nền tảng để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một đất nước phát triển nhanh như Nhật Bản phần lớn là do áp dụng thành công các thành tựu khoa học, kĩ thuật của nhân loại và cả những thành tựu mà họ sang chế. Đây cũng là một trong những bài học kinh nghiệm đáng quý để lại cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế cho ta thấy các nước phát triển hầu hết là các nước có một nền khoa học vô cùng tiên tiến như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,… Vì vậy, đất nước ta muốn phát triển nhanh chóng phải biết áp dụng một cách có hiệu quả các thành tựu khoa học – kĩ thuật trong các lĩnh vực. Hiện nay, đất nước ta đã cải tiến rất nhiều các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất ở hầu hết
các ngành, đem lại những hiệu quả thiết thực, tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm, tạo ra nguồn hàng ổn định cung cấp cho người tiêu dùng trong nước, không những vậy mà c n xuất khẩu một số mặt hàng thiết yếu cho thế giới như: gạo (nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan, trong những năm gần đây thì khối lượng xuất khẩu gạo của nức ta tăng dần qua các năm đưa lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức trên 5 triệu tấn vào năm 2005, thu về kim ngạch đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD. Sau đó, đến năm 2009 là năm đạt kỷ lục xuất khẩu gạo từ trước đến thời điểm này với lượng gạo xuất khẩu đạt trên 6 triệu tấn và kim ngạch đạt trên 2,4 tỷ USD. Sang năm 2012, một năm đánh dấu thành công của ngành lương thực Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 7,72 triệu tấn, thu về khoảng 3,5 tỷ USD. Những năm 2013 và 2014, do tình hình khó khăn nên hoạt động xuất khẩu gạo giảm cả về lượng và kim ngạch. Năm 2015 hiện nay vẫn là một năm đầy khó khăn, thử thách cho ngành lương thực Việt Nam), cà phê (trong nhiều năm gần đây, cà phê là một mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có kim ngạch hàng năm từ 400 đến 600 triệu Đôla Mĩ, chỉ đứng sau gạo. Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước, cây cà phê đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Cây cà phê có thể trồng thay thế cây thuốc phiện ở những khu vực trước kia trồng cây thuốc phiện như khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Sản xuất và xuất khẩu cà phê làm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước được củng cố và phát triển. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các châu lục từ Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Âu đến Úc, Nam Á, Bắc Á.vv.. Chất lượng cà phê ở Việt Nam cũng được thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng.), ngoài ra c n có các cây nông sản khác như cao su, chè, hạt tiêu đen, hạt điều. Không những xuất khẩu nông sản Việt Nam c n xuất khẩu dầu, than đá, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng.
Cần đẩy mạnh hơn việc áp dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo, phát minh các ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào đời sống, thực tiễn trong mọi lĩnh vực.
Về mặt đối ngoại, nước ta cần thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng kiên quyết, luôn biết tranh thủ sự ủng hộ, sự đồng tình của bạn bè quốc tế. Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức, quản lí xã hội là hết sức quan trọng, cho nên phải đẩy cao tầm quan trọng của Nhà nước, bộ máy quản lí Nhà nước. Luôn có những chính sách điều chỉnh hợp lí. Đẩy lùi tệ nạn tham nhũng trong bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước. Tạo niềm tin vững chắc cho người dân.
Kinh nghiệm quan trọng nữa mà Nhật cho ta thấy chính là việc đào tạo ra nguồn nhân lực tốt thông qua các chính sách giáo dục đào tạo. Nước ta cũng đang thực hiện các chính sách về cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, theo đó nước ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lí. Công tác quản lí giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.
Ý thức của con người cũng góp phần không nhỏ làm nên sự thành công của một dân tộc, một quốc gia. Ở Nhật con người có tính kỉ luật rất tốt cả trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày. Trong lao động họ coi trọng thời gian, đối với họ thời gian là tất cả, là vàng là bạc, họ không thích sự trễ giờ, giờ dây thun vì như vậy ảnh hưởng không tốt đến mọi người lẫn công việc. Ở Nhật rất xem trọng tinh thần hoạt động tập thể, chúng ta phải học hỏi được đức tính này từ người Nhật, hãy kiểm tra lại công việc vào mỗi buổi sáng và công việc phải làm của ngày mới. Định hình lại những mục tiêu quan trọng, dài hạn của bản thân và nhận thức rõ sự quan trọng khi làm việc nhóm, không nên chỉ nghĩ để lợi ít cá nhân mà bảo thủ, lạc hậu, làm mất đi tinh thần tập thể không mang lại hiệu quả cao trong công việc. Quan trọng là phải biết phát huy được sức mạnh tập thể chứ không dựa dẫm vào tập thể mà ỷ lại, lười nhát không tích cực đóng góp công sức vào công việc chung.
Xây dựng con người, xã hội phát triển toàn diện. Thực hiện các chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hệ thống an sinh xã hội của Nhật
Bản được phân thành bốn nhóm chính: Bảo hiểm xã hội (bao gồm lương hưu, bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc); Phúc lợi xã hội (bao gồm các hỗ trợ dành cho người khuyết tật, gia đình bố mẹ đơn thân); Trợ cấp công (nhằm phấn đấu bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi công dân và giúp họ trở nên độc lập hơn trong cuộc sống); Bảo hiểm y tế và vệ sinh công cộng (Nhằm bảo vệ và hướng tới mục tiêu mọi người dân có cuộc sống khỏe mạnh hơn, sạch hơn bao gồm cả chương trình chăm sóc bà mẹ - trẻ em). Ở các nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng vẫn có những chính sách ưu đãi riêng biệt cho việc phúc lợi, an sinh xã hội. Ở Việt Nam chúng ta thì chú trọng nhiều nhất đến mảng những người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề con người, phát triển và quản lý nguồn nhân lực quốc gia rất được chú trọng và có chính sách, chiến lược đầu tư, phát triển đúng hướng, cụ thể. Đây là bài học kinh nghiệm tốt cho nước ta trong chính sách phát triển con người nói chung và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thị trường lao động nói riêng.
Hệ thống các chính sách, pháp luật, chế độ về an sinh xã hội được xây dựng trên những nguyên lý khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu lâu dài là con người, ổn định xã hội để phát triển và coi trọng các giá trị nhân bản, truyền thống. Điểm chung trong triết lý về an sinh xã hội của Nhật Bản đó là: “Không có gì miễn phí toàn bộ, mọi chế độ thụ hưởng đều phải có trách nhiệm và sự đóng góp của tất cả các cá nhân trong xã hội”. Vì vậy, đối với Việt Nam, điều căn bản hiện nay là làm sao đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai tr và tác động của an sinh xã hội để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người dân nhằm hướng tới một chính sách an sinh xã hội tốt hơn vừa đảm bảo tính hỗ trợ của Nhà nước, nhưng cũng đề cao tính chia sẻ của cá nhân, cộng đồng.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên nước ta còn phải biết chủ động tăng cường các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với các tác động biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Tóm lại, với Nhật Bản việc đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khủng hoảng sau Chiến tranh là bở họ đã áp dụng thành công những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chúng tôi xem đây là nguyên nhân quan trọng nhất trong số những nguyên nhân phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Với những thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tại Mĩ, và với mối quan hệ thân thiết với Mĩ, Nhật Bản đã nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng những thành tựu này vào trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, bằng cách mua những bằng phát minh, sáng chế, công nghệ tiến tiến ứng dụng trong sản xuất giúp các ngành kinh tế Nhật Bản nhanh chóng tăng sản lượng, tăng năng suất. Sức mạnh công nghệ đã đưa nước Nhật nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Bài học kinh nghiệm ở đây chính là những gì mà chúng ta rút ra được từ những thành công mà Nhật Bản có, đó là những kinh nghiệm thực tế, thực tiễn mà chúng ta học hỏi, áp dụng và phát huy một cách có hiệu quả để làm tiền đề cho sự phát triển đất nước mang lại những thay đổi thiết thực góp phần cho sự thành công về sau. Theo chúng tôi thì bài học quan trọng nhất để tạo nên sự thành công thiết yếu cho sự phát triển nhanh chóng đối với một đất nước đó chính là áp dụng thành công, hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong đời sống và sản xuất.