Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn: Nghiên cứu tình huống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu

Sự sẵn lòng chi trả thêm được đo lường ở số tiền hoặc phần trăm chi trả thêm cho sản phẩm có tính năng vượt trội so với giá thông thường. Do đó, sự sẵn lòng

chi trả thêm được đánh giá như thước đo đo lường nhu cầu đối với một sản phẩm mới so với sản phẩm thông thường (Krystallis and Chryssohoidis, 2005; Krystallis et al. , 2006). Với vai trò như trên, biến sự sẵn lòng chi trả thêm được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về nhu cầu đối với sản phẩm có tính năng thân thiện với môi trường hay sản phẩm có đặc tính tốt cho sức khỏe (Krystalliset et al., 2006).

Biến sự sẵn lòng chi trả thêm là một biến quan trọng trong các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn(Krystallis and Chryssohoidis, 2005;

Laroche et al., 2001). Sản phẩm an toàn thường được bán trên thị trường với mức giá cao hơn so với giá của sản phẩm thông thường bởi chi phí đầu vào cao và năng suất đầu ra thấp. Chính vì vậy, thực phẩm an toàn chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi người tiêu dùng chấp nhận chi trả thêm một khoảng hợp lý để mua sản phẩm này. Do đó, trong nghiên cứu này, sử dụng biến sự sẵn lòng chi trả thêm như một thước đo nhu cầu đối với sản phẩm thực phẩm an toàn và tìm hiểu các nhân

tố nào tác động đến sự sẵn lòng chi trả thêm này.

1.2.2. Thái độ của người tiêu dùng

Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Biến thái độ được kì vọng là biến quan trọng trong giải thích sự sẵn lòng chi trả thêm cho thực phẩm an toàn. Biến thái độ được sử dụng trong rất nhiều mô hình lý thuyết như mô hình giá trị - thái độ - hành vi (VAB) hay lý thuyết về hành vi dự định (TPB) (Honkanen et al., 2006). Biến thái độ được chứng minh có khả năng giải thích hành vi người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực(Honkanen et al. 2006). Hơn thế nữa, biến thái độ là biến quan trọng nhất có khả năng giải thích hành vi sử dụng thực phẩm an toàn (Honkanen et al., 2006). Biến thái độ thể hiện sự đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm theo hướng tích cực hoặc tiêu cực căn cứ trên kinh nghiệm trước đó (Olsen, 1999). Trong nghiên cứu này, biến thái độ được xem xét như kì vọng đối với việc sử dụng thực phẩm an toàn. Bởi vì hiện nay các loại thực phẩm an toàn tuy

phổ biến trên thị trường Việt Nam tuy nhiên số lượng người tiêu dùng có cơ hội được trải nghiệm hoặc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm an toàn còn ít.

Trong số các mô hình về thái độ, mô hình của Schiffman và Kanuk (2000) được sử dụng rất phổ biến, mô hình thái độ này gồm có ba thành phần cơ bản là:

nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Trong đó, thành phần nhận thức nêu lên sự nhận biết, kiến thức của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó. Nhận biết thể hiện ở dạng tin tưởng, hay nói cách khác người tiêu dùng tin rằng sản phẩm đó có những đặc trưng mà họ mong đợi. Thành phần cảm xúc đề cập mức độ hài lòng hay không hài lòng, yêu thích hay không yêu thích, thể hiện ở sự đánh giá. Người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm đó ở dạng tốt xấu, thân thiện, ác cảm… Và thành phần xu hướng hành vi nêu lên xu hướng, dự định hành động của người tiêu dùng đối với sản phẩm theo hướng đã có nhận thức và cảm xúc. Ví dụ khi người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm an toàn có vị ngon hơn những thực phẩm thông thường và có đánh giá tốt về mặt hàng này sẽ có xu hướng mua sản phẩm đó về sử dụng.

1.2.3. Biến quan tâm sức khỏe

Quan tâm sức khỏe là một động cơ thúc đẩy hành vi người tiêu dùng. Đó là giá trị mà con người mong muốn sở hữu. Do đó, biến quan tâm đến sức khỏe được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực thực phẩm (Magnuson et al., 2003).

Những người quan tâm sức khỏe được định nghĩa là những người nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh các bệnh tật có thể xảy ra (Michaelidou and Hassan, 2008). Sự quan tâm đến sức khỏe càng quan trọng khi chúng có ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mới có những tính năng tốt cho sức khỏe (Michaelidou and Hassan, 2008). Những người quan tâm đến sức khỏe thường có thái độ tích cực đối với việc sử dụng sản phẩm này. Do đó, họ có thường sẵn lòng mua sản phẩm với giá cao nhưng an toàn cho sức khỏe của họ.

1.2.4. Biến rủi ro cảm nhận đối với sản phẩm

Rủi ro cảm nhận được định nghĩa là cảm nhận của khách hàng về những hậu quả có thể xảy ra khi tiêu dùng sản phẩm. Trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng thường cảm nhận mức độ rủi ro nhất định liên quan đến việc lựa chọn sản phẩm mình mua. Khái niệm rủi ro cảm nhận được Bauer giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960, đây được xem như là sự quyết định không chắc chắn của người tiêu dùng khi mua hàng và phải nhận hậu quả từ quyết định này. Kaplan (1974) đã đưa ra khái niệm nhận thức rủi ro mang ý nghĩa liên quan đến sự không chắc chắn về mất mát hay rủi ro của một giao dịch mua bán và bao gồm 6 yếu tố: Tài chính, sự thực hiện (sản phẩm không đúng chức năng), xã hội, tâm lý, sự an toàn, thời gian.

Đối với sản phẩm thực phẩm an toàn, hiện nay người tiêu dùng rất khó nhận biết hàm lượng chất kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm này. Chính vì vậy, cảm nhận rủi ro đối với sản phẩm nuôi là rất cao. Khi đó, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn đảm bảo về chất lượng giúp họ có thể giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trong việc sử dụng thực phẩm thông thường. Thực phẩm an toàn là những thực phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn; Do đó, biến rủi ro cảm nhận đối với thực phẩm an toàn thông thường được kỳ vọng có thể giải thích hành vi sẵn sàng trả thêm cho các loại thực phẩm an toàn, một sản phẩm thay thế. Biến rủi ro được xem xét trong nhiều nghiên cứu hiện nay trong bối cảnh bùng phát về vấn đề an toàn thực phẩm (Yeung and Yee, 2002).

Một phần của tài liệu Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn: Nghiên cứu tình huống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)