Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành công phân hệ kế toán trong môi trường ứng dụng OPENERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP HCM (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

Đối tượng khảo sát: Là các giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, nhân viên IT trong các doanh nghiệp ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM, hay nhân viên IT của các công ty dịch vụ cung cấp hệ thống OpenERP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.

Kích thước mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất nằm trong khoảng (gấp 5 - 10 lần) số biến trong phân tích nhân tố. Trong bảng câu hỏi khảo sát của tác giả, có 24 biến trong phân tích nhân tố, tác giả khảo sát 200 đối tượng để phục vụ kỹ thuật phân tích nhân tố cho nghiên cứu của mình.

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế qua 3 bước như sau:

- Bước 1: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các thành phần và thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý hay không đồng ý của đối tượng khảo sát được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Bảng thang đo Likert 5 điểm Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng

ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

- Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 20 đối tượng khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo và điều chỉnh phù hợp về

hình thức, câu chữ đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng mục đích của nhà nghiên cứu.

- Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 3) sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu.

Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 24 biến quan sát, chia thành 3 phần:

Phần 1: Các thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau (4 câu hỏi).

Phần 2: Các thông tin về doanh nghiệp của đối tượng được khảo sát (4 câu hỏi).

Phần 3: Các phát biểu nhằm thu thập những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM (28 câu hỏi).

3.3.3 Thu thập số liệu

Trong quá trình khảo sát, các bảng câu hỏi được gởi đến đối tượng khảo sát bằng cách phát trực tiếp hoặc gửi qua google drive. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Việc phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp được thực hiện tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM đang ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP. Đồng thời, bảng câu hỏi được thiết kế trên Google Drive được chuyển đến mail những đối tượng khảo sát đang làm việc tại các doanh nghiệp đang ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Thông tin mẫu: có 220 mẫu được phát đi (bao gồm trực tiếp 70 mẫu và 150 qua mail bằng ứng dụng Google Drive). Sau khi sàng lọc, loại bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ (trả lời giống nhau từ đầu đến cuối, bỏ trống nhiều câu), thu được 200 phiếu hợp lệ (tỉ lệ đạt 90,9%).

Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0

- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét để loại khỏi thang đo (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Phân tích nhân tố khám phá: Nhằm mục đích kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay varimax đối với các biến quan sát.

- Phân tích hồi quy: Nhằm mô hình hóa (bằng phương pháp hồi quy) mối quan hệ và mức độ phụ thuộc của việc ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM và kiểm định sự phù hợp của mô hình với tập dữ liệu qua thông số R2 sau khi chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp Enter và kiểm nghiệm t (Với giá trị sig.).

Kết luận chương 3

Chương 3 đã trình bày về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu từ phát triển thang đo nháp 1, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng. Đồng thời, trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát đã trực tiếp tham gia ứng dụng phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM với cỡ mẫu là 220 người, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thông qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử, tác giả đã tiến hành hiệu chỉnh từ thang đo nháp 1 thành thang đo chính thức phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thành công phân hệ kế toán trong môi trường ứng dụng OPENERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP HCM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)