CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Như đã trình bày ở chương 3, thang đo nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thành công phân hệ Kế toán trong môi trường ứng dụng OpenERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM gồm 5 thang đo thành phần: (1) Chất lượng hệ thống OpenERP, (2) Chất lượng thông tin đầu vào, (3) Sự tham gia của lãnh đạo, (4) Người sử dụng, (5) Dịch vụ hỗ trợ đào tạo - kỹ thuật.
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với người được phỏng vấn, thang đo được quy ước từ 1: ”Hoàn toàn không đồng ý” đến 5: “Hoàn toàn đồng ý”. Chúng được tác giả cùng nhóm thảo luận đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, người trả lời phỏng vấn hay trả lời qua mạng đều hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Tiêu chuẩn chọn thang
đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.6 được chọn. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy). Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng hệ thống OpenERP
Thang đo chất lượng hệ thống OpenERP gồm 5 biến quan sát, với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 78.8% > 0.6, bên cạnh đó cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Bảng 4.2). Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng hệ thống OpenERP
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Chất lượng hệ thống OpenERP: Cronbach’s Alpha = 0.788
S1 13.9850 10.095 .582 .743
S2 14.2950 10.279 .526 .761
S3 13.9050 9.554 .582 .743
S4 14.4350 10.046 .587 .742
S5 14.4800 10.160 .552 .753
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng thông tin đầu vào
Thang đo chất lượng thông tin đầu vào gồm 4 biến quan sát, với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 76.2% > 0.6, bên cạnh đó cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Bảng 4.3). Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng thông tin đầu vào
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Chất lượng thông tin đầu vào: Cronbach’s Alpha = 0.762
I1 9.8850 5.720 .487 .744
I2 10.2250 5.030 .566 .706
I3 9.9600 5.385 .620 .676
I4 9.8750 5.527 .581 .696
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự tham gia của lãnh đạo
Thang đo sự tham gia của lãnh đạo gồm 5 biến quan sát, với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 78.8% > 0.6, bên cạnh đó cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Bảng 4.4). Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của thang đo sự tham gia của lãnh đạo
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Sự tham gia của lãnh đạo: Cronbach’s Alpha = 0.788
L1 13.8250 6.919 .509 .767
L2 13.8500 6.450 .670 .715
L3 13.9500 6.641 .608 .735
L4 14.0600 6.700 .566 .749
L5 14.1750 6.979 .485 .775
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)
4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo người sử dụng
Thang đo người sử dụng gồm 4 biến quan sát, với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 70.9% > 0.6, bên cạnh đó cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Bảng 4.5). Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo người sử dụng
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Người sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0.709
U1 10.0700 4.749 .462 .675
U2 10.1650 5.365 .535 .630
U3 9.8550 5.120 .528 .628
U4 10.0200 5.015 .478 .657
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)
4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo dịch vụ hỗ trợ đào tạo - kỹ thuật
Thang đo dịch vụ hỗ trợ đào tạo - kỹ thuật gồm 6 biến quan sát, với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 82.9% > 0.6, bên cạnh đó cả 6 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Bảng 4.6). Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo dịch vụ hỗ trợ đào tạo - kỹ thuật
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Dịch vụ hỗ trợ đào tạo - kỹ thuật: Cronbach’s Alpha = 0.829
SE1 16.0650 11.106 .567 .809
SE2 15.8700 10.676 .576 .807
SE3 16.1550 11.076 .578 .807
SE4 16.0000 10.382 .665 .789
SE5 16.1050 10.386 .617 .798
SE6 16.3050 9.771 .612 .802