Đặc điểm và một số chỉ số cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng phác đồ ngắn tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Trang 49 - 55)

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 32,59 ± 4,9 năm.

Mặc dù phác đồ ngắn thường được chỉ định dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và đáp ứng buồng trứng kém, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi tuổi, trung bình không cao, tuổi cao nhất là 48 tuổi và thấp nhất là 23 tuổi.

Nhóm tuổi phổ biến nhất là từ 30-34 tuổi chiếm 37,8%, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai là 25-29 tuổi với 30,3%, tiếp theo là nhóm tuổi 35-39 chiếm tỷ lệ 21,9%, tỷ lệ thấp nhất là ≥ 40 với 4,8% (xem bảng 3.1).

So sánh độ tuổi với nghiên cứu về đánh giá hiệu quả phác đồ ngắn khác như của Radsapho.B. Saykham (2013) nghiên cứu về phác đồ ngắn trên bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém thì độ tuổi trung bình là 36,85 ± 4,95 năm, tuổi thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 48 tuổi [48]. Theo Đào Lan Hương (2012) thì độ tuổi trung bình là 34,36 ± 4,39 năm [49]. Theo Jianping Ou (2015), nghiên cứu 710 bệnh nhân sử dụng phác đồ ngắn, nhóm tuổi phổ biến nhất là 36-40 tuổi chiếm 35,07%, tiếp đến là nhóm ≥ 40 tuổi với 27,5% [53]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn ba tác giả trên về độ tuổi trung bình và phân bố nhóm tuổi. Theo lý thuyết thì độ tuổi thường áp dụng phác đồ ngắn là ≥ 35 tuổi.

Ngoài độ tuổi thì các yếu tố khác để tiên lượng đáp ứng buồng trứng như nồng độ AMH, nồng độ FSH cơ bản, nồng độ E2 cơ bản ngày 3 chu kỳ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sử dụng phác đồ của các nhà lâm sàng hỗ trợ sinh sản. Với sự phát triển của nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản trên toàn quốc, sự ra đời của nhiều chương trình đào tạo bác sĩ hỗ trợ sinh sản, bệnh nhân hiện nay trước khi đến điều trị tại Trung Tâm Hỗ Sinh Sản Quốc Gia có thể đã qua nhiều chu kỳ điều tri tại những cơ sở tuyến dưới khác, nơi bệnh nhân đã trải qua kích thích buồng trứng làm thụ tinh nhân tạo (IUI) với gonadotropin ngoại sinh.

Chính tiền sử dùng gonadotropin ngoại sinh với sự kiểm soát không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đáp ứng buồng trứng kém đi ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Cơ chế sinh bệnh thực sự của đáp ứng buồng trứng kém ở phụ nữ trẻ vẫn chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng có thể là do nguồn gốc miễn dịch. Đôi khi, tỷ lệ thụ thể của FSH ở buồng trứng (FSH receptor) thấp do hậu quả của phẫu thuật buồng trứng, bệnh viêm dính vùng chậu, sau hóa trị hoặc xạ trị hoặc liên quan đến chỉ số khối cơ thể cao hay nghiện thuốc lá nặng (Keay SD và cộng sự, 1997) [54]. Một số nghiên cứu gần đây về phác đồ ngắn, độ tuổi trung bình bệnh nhân ngày càng trẻ hơn, tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Theo Qiaohong Lai (2013), tuổi trung bình bệnh nhân sử dụng phác

đồ ngắn là 33,2 ± 4,0 năm, bệnh nhân trẻ nhất là 24 tuổi và lớn nhất là 43 tuôi [55]. Theo Gen-Hong Mao (2012), tuổi trung bình sử dụng phác đồ ngắn là 31,62 ± 4,48 năm [57]. Theo S.Gordts (2012), tuổi trung bình bệnh nhân sử dụng phác đồ ngắn là 31,3 ± 4,5 năm [56]. Theo Phạm Như Thảo (2010), tuổi trung bình bệnh nhân sử dụng phác đồ ngắn làm thụ tinh trong ống nghiệm phương pháp ICSI là 32,82 ± 4,43 năm [50].

4.1.1.2 Phân bố về nồng độ FSH cơ bản ở phác đồ ngắn

Đa số các bệnh nhân thuộc nhóm có FSH cơ bản ngày 3 chu kỳ ≤ 10 UI/l, chiếm 96,8%, nhóm >12 UI/l có 8 bệnh nhân chiếm 3,2%. Nồng đồ FSH cơ bản ngày ngày 3 trung bình là 6,30 ± 2,2 UI /L (xem bảng 3.2). Kết quả của chúng tôi tương đương một số tác giả khác nghiên cứu về phác đồ ngắn.

Khi mà độ tuổi trung bình của bệnh nhân ngày càng trẻ, nồng độ FSH trung bình ngày 3 chu kỳ cũng ở mức không quá cao. Theo Gen-Hong Mao (2012), nồng độ FSH trung bình ngày 3 chu kỳ của bệnh nhân sử dụng phác đồ ngắn là 5,89 ±2,9 UI/L [57]. Theo Phạm Như Thảo (2010), nồng độ FSH trung bình ngày 3 chu kỳ là 5,94±1,63, nhỏ nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 42 tuổi [50]. So với nghiên cứu của Radsapho.B. Saykham (2013) thì của chúng tôi thấp hơn, tác giả này nghiên cứu về phác đồ ngắn trên bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém, nồng độ FSH ngày 3 trung bình là 7,83 ± 2,86 UI/L, với tỷ lệ bệnh nhân có FSH ngày 3 chu kỳ > 12UI/l là 9,4% [48].

Theo tiêu chuẩn thông thường, những bệnh nhân được chỉ định phác đồ ngắn, ngoài yếu tố về tuổi còn dựa vào một số tiểu chuẩn nguy cơ đáp ứng kém buồng trứng như: nang thứ cấp ≤5, FSH > 10 mIU/ml; E2 >80 pg/ml;

FSH/LH >3. Hoặc bệnh nhân có tiền sử đáp ứng buồng trứng kém [27].

4.1.1.3. Số nang thứ cấp

Có 53 bệnh nhân chiếm 21,1% có số nang thứ cấp ≤4 nang, từ 5-10 nang chiếm tỷ lệ lớn nhất là 43,4%, và nhóm > 10 nang chiếm 35,5%. Số

nang thứ cấp trung bình là 9,64 ± 6 (xem bảng 3.3). Kết quả của chúng tôi tương tự một số tác giả khác nghiên cứu về phá đồ ngắn. Theo Radsapho.B.

Saykham (2013), số nang thứ cấp nhỏ hơn 4 chiếm tỷ lệ 36,6% [48].

4.1.1.4. Phân bố nồng độ AMH

AMH được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. AMH được sản xuất nhiều nhất ở nang tiền hốc (preantral) và có hốc nhỏ dưới 4mm (antral), nghĩa là những nang noãn nhỏ đang phát triển ở buồng trứng. Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8 ng/ml (14,28 – 48,55 pmol/L).

Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ có nồng độ AMH thấp thường là đáp ứng kém với thuốc kích thích buồng trứng và phải sử dụng rất nhiều thuốc để kích thích buồng trứng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu AMH nhỏ hơn 1,5 ng/ml, khả ,năng đáp ứng kém với thuốc khi kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm là rất cao và kết quả thành công bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngược lại nếu AMH cao, khả năng bị hội chứng quá kích buồng trứng sẽ rất cao [48]. Theo tác giả Vương Thị Ngọc Lan (2012), AMH có tương quan chặt chẽ và có giá trị trong tiên lượng đáp ứng buồng trứng thụ tinh ống nghiệm. Giá trị AMH 1,51 ng/ml tiên lượng đáp ứng buồng trứng kém với độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 92%. Giá trị AMH 3,97 ng/ml tiên lượng đáp ứng buồng trứng quá mức với độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 81% [8]. Theo tác giả Nguyễn Xuân Hợi (2016), giá trị AMH 1,52 ng/ml tiên lượng đáp ứng buồng trứng kém với độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 93%. Giá trị AMH 4,04 ng/ml tiên lượng đáp ứng buồng trứng quá mức với độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 61%

[10].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng phân nhóm nồng độ theo tác giả Nguyễn Xuân Hợi (2016), nhóm AMH thấp < 1,52 ng/ml chiếm tỷ lệ 14,4%, nhóm có dự trữ buồng trứng AMH trung bình từ 1,52-4,04 ng/ml chiếm 45,0%, nhóm có dự trữ buồng trứng tốt AMH > 4,04 ng/ml chiếm 40,6%. Nồng độ AMH trung bình là 4,19 ± 3,0 ng/ml (xem bảng 3.4). Như vậy ngoài các yếu tố đã nêu trên như FSH ngày 3, tuổi bệnh nhân, tiền sử đáp ứng kém, thì có 14,4% số bệnh nhân của chúng tôi được chỉ định dùng phác đồ ngắn do đặc điểm dự trữ buồng trứng tiên lượng đáp ứng kém.

4.1.1.5. Phân loại vô sinh

Theo WHO thì tỷ lệ vô sinh thứ phát ngày càng tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) thường được coi là nguyên nhân hàng đầu có thể gây nên vô sinh thứ phát ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra khoảng 70% các trường hợp mắc bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID), dẫn đến tổn thương vòi tử cung hoặc viêm dính buồng tử cung. Một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi WHO ở 25 quốc gia, với hơn 5800 cặp vợ chồng cho thấy rằng trên 85 phần trăm vô sinh ở phụ nữ châu Phi là do nhiễm trùng, so với chỉ 33% ở các nước phát triển trên thế giới. Theo một báo cáo của WHO ở Ấn Độ, tỷ lệ hiện mắc STIs cao, tỷ lệ vô sinh ở Ấn Độ là từ 3,9 đến 16,8% các cặp vợ chồng sinh, tỷ lệ vô sinh thứ phát tại Ấn Độ theo báo cáo này là 74,9% [59]. Điều này giải thích một phần tỷ lệ vô sinh thứ phát ngày càng cao, đặc biệt là các trường hợp vô sinh thứ phát do vòi tử cung. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vô sinh thứ phát chiếm tỷ lệ cao với 53,4%, vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ thấp hơn với 46,6% (xem bảng 3.5). Kết quả của chúng tôi tương tự một số tác giả khác nghiên cứu về phác đồ ngắn. Theo Ou J (2015), tỷ lệ vô sinh thứ phát là 54,02%, theo Qiaohong Lai (2013), tỷ lệ vô sinh thứ phát là 59,3%, theo Gen- Hong Mao (2012), tỷ lệ vô sinh thứ phát là 63,47% [53],[55],[57].

4.1.1.6. Nguyên nhân vô sinh

Như đã trình bày ở mục 4.1.4, tỷ lệ vô sinh thứ phát ngày càng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đặc biệt là vô sinh thứ phát do vòi tử cung. Trong hai thập kỷ qua đã có nhiều thay đổi quan trọng trong thực hành vô sinh và hỗ trợ sinh sản. Những thay đổi xã hội xảy ra như sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ trên 35 tuổi muốn mang thai, thực tế này do độ tuổi kết hôn muộn và trì hoãn việc mang thai của các cặp vợ chồng, sự gia tăng tỷ lệ nạo hút thai ở phụ nữ trẻ. Điều này cũng làm gia tăng tỷ lệ vô sinh nói chung và vô sinh thứ phát nói riêng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân vô sinh phổ biến nhất là do vòi tử cung chiếm 53,0%, nhóm phổ biến thứ hai là nhóm chưa xác định rõ nguyên nhân chiếm 28,7%, do lạc nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,6%. Các nguyên nhân như rối loạn phóng noãn, do cả hai vợ chồng chiếm tỷ lệ tương đương nhau, lần lượt là 4,0% và 3,2%. Nhóm tinh dịch đồ bất thường phổ biến thứ ba với 9,6% (xem bảng 3.6). Tại Việt Nam, nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân do vòi tử cung chiếm tỷ lệ cao. Theo Nguyễn Xuân Huy (2004) tại Hà Nội, nguyên nhân vô sinh do vòi tử cung chiếm 81,9%, do lạc nội mạc tử cung chiếm 2,6%, do rối loạn phóng noãn là 4,6%, do tinh dịch đồ bất thường là 8,5% [60]. Kết quả của chúng tôi tương tự một tác gỉa khác tại Châu Á, theo Qiaohong Lai (2015), vô sinh do vòi tử cung chiếm tỷ lệ cao với 66,7%, do tinh dịch đồ bất thường chiếm 16,1%, do lạc nội mạc tử cung là 8,6% [55].

4.1.1.7. Thời gian vô sinh

Nhóm vô sinh ≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,0%, nhóm thời gian vô sinh từ 6-10 năm chiếm 36,8% và nhóm > 10 năm tỷ lệ thấp nhất là 5,2%.

Thời gian vô sinh trung bình là 4,66 ± 3,1 năm (xem bảng 3.7). Với sự phát triển của truyền thông giáo dục sức khỏe, công nghệ thông tin, đặc biệt là sự

phổ biến của internet. Bệnh nhân vô sinh được tiếp cận với nguồn thông tin đúng sớm hơn, đi khám sớm hơn nhằm xác định nguyên nhân và được hỗ trợ điều trị hơn. Kết quả của chúng tôi thấp hơn một số tác giả khác nghiên cứu về phác đồ ngắn thời gian trước đây. Theo Phạm Như Thảo (2010), thời gian vô sinh trung bình là 6,44 ± 3,48 năm [50]. Theo Ou J (2015), thời gian vô sinh trung bình là 6,91 ± 4,47 năm [53]. Theo Qiaohong Lai (2013), thời gian vô sinh trung bình là 6,56 ± 4,3 năm [55].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng phác đồ ngắn tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w