Đặc điểm và kết quả kích thích buồng trứng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng phác đồ ngắn tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Trang 55 - 59)

Liều FSH khởi đầu trung bình là 226,59 ± 88,4 UI, bệnh nhân dùng liều

≤ 250 UI / ngày chiếm 70,2%, có 29,8% bệnh nhân dùng liều > 250 UI / ngày.

Tổng liều trung bình là 2090,14 ± 977,4 UI, chủ yếu là bệnh nhân dùng tổng liều >2000 UI / chu kỳ điều trị chiếm 52,2%. Số ngày kích thích buồng trứng trung bình là 9,31 ± 1,9 ngày, chủ yếu là bệnh nhân kích thích buồng trứng từ 8-10 ngày chiếm 81,3%, có 18,7% bệnh nhân kích thích buồng trứng > 10 ngày (xem bảng 3.8). Đối với những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng giảm, thời gian kích thích buồng trừng thường dài với liều khởi đầu cao và dẫn đến tổng liều cũng sẽ cao. Nghiên cứu của chúng tôi tương đương các tác giả khác về đặc điểm sử dụng FSH của phác đồ ngắn. Theo Phạm Như Thảo (2010), liều FSH khởi đầu là 237,02 ± 62,52 UI / ngày, tổng liều FSH trung bình là 2169,23±590,98 UI và số ngày dùng FSH trung bình là 9,13 ± 0,79 ngày [50].

Theo Đào Lan Hương (2012), tổng liều FSH trung bình là 3063,75 ± 387,04 UI và số ngày dùng FSH trung bình là 9,11 ± 0,69 ngày [49]. Theo Qiaohong Lai (2013), liều FSH khởi đầu trung bình là 319,4 ± 12,04 UI/ ngày, và số ngày dùng FSH trung bình là 8,99 ± 1,58 ngày [55].

4.1.2.2. Phân bố về nồng độ E2 ngày gây trưởng thành noãn

Vai trò của estradiol (E2) trong chu kỳ IVF vẫn được biết đến ở giai đoạn kích thích buồng trứng, do tăng số lượng nang trứng dẫn đến nồng độ estradiol huyết thanh cao. Tuy nhiên nồng độ estradiol cao vào ngày gây trưởng thành noãn cao vẫn còn gây nhiều tranh cãi chưa đạt được đồng thuận của các nhà nghiên cứu. Có tác giả cho rằng Estradiol cao làm cho sự tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung thấp và do đó giảm tỷ lệ có thai trong chu kỳ IVF [61]. Cũng có tác giả cho rằng Estradiol cao thuận lợi cho việc tăng tỷ lệ có thai [62]. Các tác giả đều đồng quan điểm rằng nồng độ Estradiol cao phản ánh đáp ứng buồng trứng tốt. Chính vì thế, các nhà lâm sàng hỗ trợ sinh sản sử dụng Estradiol ngày 7 kết hợp với siêu âm đầu dò âm đạo theo dõi nang noãn để điều chỉnh liều gonadotropin trong kích thích buồng trứng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, Estradiol ngày gây trưởng thành noãn phổ biến nhất là > 4000 pg/ml chiếm 31,5%, tiếp đến là nhóm có nồng độ 1000-2000 pg/ml với 24,7%. Nhóm thấp nhất là < 1000 pg/ml chiếm 5,6%.

Nồng độ E2 trung bình là 3517,27 ± 2271,9 pg/ml (xem bảng 3.9). Kết quả của chúng tôi có nồng độ Etradiol trung bình cao hơn một số tác giả khác nghiên cứu về phác đồ ngắn. Theo Ou J (2015), nồng độ E2 trung bình ngày gây trưởng thành noãn là 2585,72 ± 1319,10 pg/mL [53]. Theo Phạm Như Thảo (2010), nồng độ E2 trung bình ngày gây trưởng thành noãn là 2490,096

± 1340,93 pg/mL [50]. Sự khác nhau này có thể là do sự khác nhau về độ tuổi, thiết kế nghiên cứu và đặc điểm dự trữ buồng trứng.

4.1.2.3. Đặc điểm về số nang noãn kích thước > 14 mm và niêm mạc tử cung ngày tiêm trưởng thành noãn

Thời điểm cho thuốc gây trưởng thành noãn rất quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng đến chất lượng noãn, độ trưởng thành và qua đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi và tỷ lệ có thai. Việc cho thuốc gây trưởng thành noãn

còn làm biến đổi niêm mạc tử cung do thay đổi nồng độ nội tiết, qua đó ảnh hưởng tới tỷ lệ làm tổ. Một trong những tiêu chuẩn cho thuốc gây trưởng thành noãn là số lượng nang và kích thước nang. Đa số các tác giả cho rằng thời điểm thích hợp là có ít nhất 3 nang đường kính ≥17mm, tuy nhiên những nang ≥14 cũng có khả năng có noãn trưởng thành. Vào thời điểm cho thuốc gây trưởng thành noãn, các nhà lâm sàng HTSS quan tâm đến hai vấn đề chính: số lượng nang noãn ≥ 14 mm và độ dày niêm mạc tử cung.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số nang ≥ 14 mm trung bình ngày gây trưởng thành noãn là 12,07 ± 6,5 nang (xem bảng 3.10). Đây là số nang ≥14 tương đối cao trong kích thích buồng trứng bằng phác đồ ngắn, có thể là do độ tuổi trung bình trẻ và dự trữ buồng trứng trên bệnh nhân của chúng không quá kém. Nhóm có >10 nang kích thước > 14mm chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,2%, tiếp đến là nhóm 5-10 nang với 35,4%, thấp nhất là nhóm < 5 nang với 12,4% (xem bảng 3.11). Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số tác giả khác nghiên cứu về phác đồ ngắn. Theo Phạm Như Thảo (2010), số nang

≥14mm trung bình là 6,71 ± 3,92 nang [50]. Sự khác nhau này đến từ thiết kế nghiên cứu, tác giả này tập trung vào nhóm phụ nữ có đáp ứng buồng trứng kém đã được chẩn đoán trước đó.

Độ dày niêm mạc tử cung ngày gây trưởng thành noãn là 10,95 ± 2,6 mm (xem bảng 3.10). Độ dày niêm mạc tử cung và hình thái niêm mạc tử cung có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ có thai. Theo nhiều tác giả thì độ dày niêm mạc thuận lợi cho thai làm tổ là từ 8-14mm. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 216 bệnh nhân có niêm mạc nằm trong khoảng 8-14mm chiếm tỷ lệ 86,4%, chỉ có 5,6% bệnh nhân có niêm mạc mỏng <8mm và có 8,4% bệnh nhân có niêm mạc dày >14mm (xem bảng 3.12). Kết quả của chúng tôi tương tự một số tác giả khác nghiên cứu về phác đồ ngắn. Theo Đào Lan Hương (2012), độ dày niêm mạc tử cung trung bình là 10,79 ± 2,2 mm [49]. Theo

Gen-Hong Mao (2012), độ dày niêm mạc tử cung trung bình là 9,64 ± 1,97 mm [57]. Theo Phạm Như Thảo (2012), độ dày niêm mạc tử cung trung bình là 10,76 ± 2,7 mm [50].

4.1.2.4. Số noãn thu được và tỷ lệ noãn trưởng thành

Như đã bàn luận ở trên, nhóm bệnh nhân của chúng tôi có độ tuổi trung bình tương đối trẻ (32,59 ± 4,9 năm) so với các nghiên cứu khác về phác đồ ngắn, nồng độ FSH ngày 3 chu kỳ (6,30 ± 2,2 UI /L) ở mức trung bình với tỷ lệ bệnh nhân FSH>12 UI/L thấp (3,2%), số nang thứ cấp tương đối tốt (9,64 ± 6 nang), và dự trữ buồng trứng AMH trung bình là 4,19 ± 3,0 ng/ml với tỷ lệ dự trữ tốt (>4,04 ng/ml) cao với 40,6%. Từ các đặc điểm trên kết quả kích thích buồng trứng và chọc hút noãn của chúng tôi tương đối tốt.

Số noãn trung bình thu được 12,06 ± 6,5, ít nhất là 1 noãn và nhiều nhất là 36 noãn. Số noãn MII trung bình 9,48 ± 5,4 noãn MII, thấp nhất là 1 noãn và nhiều nhất là 33 noãn. Tỷ lệ noãn trưởng thành trung bình là 81,01 ± 21,6%, thấp nhất là 11% và cao nhất là 100% (xem bảng 3.13). Tuy vậy, kết quả của chúng tôi thấp hơn tác giả Gen-Hong Mao (2012) ở các ba tiêu chí trên khi nghiên cứu về phác đồ ngắn, số noãn chọc hút được trung bình là 14,54

± 8,89 noãn, số noãn trưởng thành MII thu được trung bình là 12,82 ± 8,23, tỷ lệ noãn trưởng thành là 88,17% [57]. Có thể là do độ tuổi trung bình thấp hơn và các đặc điểm dự trữ buồng trứng tốt hơn của chúng tôi. Ngược lại, kết quả của chúng tôi cao hơn một số tác giả khác, khi các nghiên cứu này có độ tuổi trung bình cao và các đặc điểm dự trữ buồng trứng kém hơn của chúng tôi. Theo Qiaohong Lai (2013), số noãn chọc hút trung bình là 7,28 ± 5,27 noãn, theo Phạm Như Thảo (2010) số noãn chọc hút trung bình là 4,79 ± 3,38 [50],[55].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng phác đồ ngắn tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w