Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài mang tính chất nghiên cứu quy luật của một trạng thái rừng điển hình trong thảm thực vật rừng Việt Nam ở trạng thái nhất định nên luận văn tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp nghiên cứu sinh thái bằng ô định vị. Do đó, việc điều tra ngoại nghiệp và số liệu được sử dụng cho đề tài nghiên cứu là được thu thập theo quy định về ô định vị nghiên cứu sinh thái nằm trong chương trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc của Viện điều tra quy hoạch rừng.
a. Thiết lập ô định vị nghiên cứu sinh thái (OĐVNCST)
Dựa vào các chỉ tiêu đặc trưng của trạng thái rừng như kiểu rừng, sinh khí hậu với các đặc trưng hữu quan, diện tích có rừng thuộc các trạng thái và các chỉ tiêu định tính và định lượng tương ứng (G/ha, M/ha, N/ha, D và H bình quân, tổ thành loài cây hay nhóm loài cây ưu thế), tình hình phân bố rừng để chọn ra ô sơ cấp đủ đại diện cho các trạng thái thuộc các kiểu rừng sinh khí hậu ở vùng sinh thái làm OĐVNCST. Đề tài muốn nghiên cứu cho trạng thái rừng kín lá rộng thường xanh nên đã thiết lập và nghiên cứu có kế thừa số liệu của hai OĐVNCST tại VQG Ba Vì và Cúc Phương.
Mã số và toạ độ địa lý được xác định theo mã số và tọa độ của ô sơ cấp được chọn làm OĐVNCST. Dùng các phương pháp tiếp cận như máy định vị GPS, đường dẫn để tìm đến tâm OĐVNCST.
Diện tích ô được xác định là 100 ha với mỗi cạnh là 1km. Ô được lập đại diện cho trạng thái rừng được chọn.
b. Lập ô điều tra cơ bản (OĐTCB)
B
Tỷ lệ 1/10.000
1000 m
1 2 3 3 5 6 7 8 9
8 – NN 13,8
9 – IIIB 7,9 3 – IIA
9,5
2 – IVB 6,3 I –
IIIA3 13,8
3 – IC 5,8
7 – IVB 8,6 6 – IIIA2
20,3 5 – IIIB
13,8
Tọa độ dọc (VN 2000)
1000 m
Tọa độ ngang (VN 2000)
Người điều tra:...Ngày điều tra: ...
Đơn vi ̣: ...Người kiểm tra: ...
Hình 3.1: Sơ đồ OĐVNCST và OĐTCB
BẢN ĐỒ Ô ĐỊNH VỊ NGHIÊN CỨU SINH THÁI Số́ hiệu ô: Toàn quố́c... Nộ̣i tỉnh...
Điề̀u tra lầ̀n thứ:...
Toạ độ tâm ÔĐV theo bản đồ UTM : X... Y...
Toạ độ tâm ÔĐV theo bản đồ VN 2000: X... Y...
T3 T2 T1
T3
T5
OĐT CBC B
Lấy một phần tư OĐVNCST về phía Đông Bắc, có diện tích 25 ha làm OĐTCB. Ranh giới OĐTCB được đo bằng địa bàn 3 chân (sai số khép kín 1/200) (Hình 3.1). Trên đó thiết lập mạng lưới ô vuông (50x50m) để phân chia các lô trạng thái rừng
Trên hình 3.1, OĐTCB được phân thành 2 trạng thái rừng (IVb, Ic), ranh giới giữa các trạng thái là các đường nét đứt. Ở trên sơ đồ, sự phân chia trạng thái rừng chỉ mang tính chất minh họa. Trên thực tế, trên một OĐTCB có thể thuộc cùng một hoặc nhiều trạng thái.
c. Cách thành lập ô đo đếm (OĐĐ)
Tại trạng thái rừng được lựa chọn điều tra trong OĐTCB sẽ mở 3 ô đo đếm (OĐĐ) đại diện, diện tích mỗi ô là 1ha (kích thước 100m x 100m), trường hợp đặc biệt có thể lập hình chữ nhật (Hình 3.2)
Ranh giới OĐĐ phải được đo đạc bằng địa bàn ba chân và xác định rõ ràng trên thực địa để phân biệt cây trong và ngoài ô, sai số khép kín cho phép < 1/200.
Trong mỗi OĐĐ sẽ phân thành 25 phân ô liên tục nhau từ số hiệu 1 đến 25 (đánh số theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải), mỗi phân ô đo đếm có diên tích 300m2 (kích thước 20m x 20m) (Hình 3.3).
3.4.2.2. Thu thập số liệu trong ô đo đếm
a. Trong mỗi ô đo đếm: đối tượng điều tra là tất cả các cây gỗ thuộc tầng cây cao (cây có D1.3 6cm).
b. Nội dung đo đếm:
- Đo đường kính các cây gỗ tại vị trí chiều cao ngang ngực (D1.3 m).
- Xác định tên cây cho từng cây gỗ đã đo đường kính theo quy định về tên cây do Viện Điều tra quy hoạch rừng đã ban hành, theo giáo trình cây rừng, tên cây rừng Việt Nam. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên cây.
- Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính:
OĐĐ 1ha OĐĐ
1ha OĐĐ
1ha
500m 5
0 0 m
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí trên ô điều tra cơ bản (OĐTCB)
1
100m 1
0 0 m
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí trên một ô đo đếm (OĐĐ)
2 3 3 5
6 7 8 9 10
11 12 13 13 15
16 17 18 19 20
21 22 23 23 25
- Đo chiều cao cây gỗ: Đo chiều cao vút ngọn (HVN) và chiều cao dưới cành (Hdc) của tất cả các cây gỗ có đo D1.3
- Đo đường kính tán cây: Đường kính tán cây đo theo bốn chiều Đông, Tây, Nam, Bắc, đơn vị lấy tròn đến 0,1m, ghi tương ứng với kết qủa đo D1,3 của tất cả các cây trong phân ô. Xác định toạ độ gốc cây trong phân ô.
- Xác định tọa độ của tất cả các cây.
Tất cả các số liệu thu thập được điền vào biểu điều tra thống kê tầng cây gỗ.
Bảng 3.2: Biểu điều tra thống kê tầng cây gỗ.
Số hiệu OĐVNCST: ………...
Kiểu rừng: ………...
Số hiệu OĐĐ: ……….
Trạng thái rừng: ………..
Ph.
ô
Sô hiệu
cây
Tên cây
D (cm)
H (m)
D tán (m)
Cấp phẩm
chất
Ghi chú
Tọa độ C/vi D1.3 HVN Hdc ĐT NB X Y
1 2 3 3 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Ngày điều tra: ………
Đơn vị điều tra: ……….….. Người điều tra: ……….