Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Quy luật cấu trúc tần số và mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng
4.2.1. Quy luật cấu trúc tần số
Trong Lâm nghiệp nói chung và trong Sinh thái rừng nói riêng ta thường gặp nhiều dạng phân bố tần số khác nhau của các đại lượng quan sát như đường kính, chiều cao, các chỉ tiêu hình dạng v.v.. mà ta thường gọi là các quy luật cấu trúc tần số. Việc mô hình hóa các quy luật cấu trúc tần số trong thực tiễn và nghiên cứu nông lâm nghiệp có ý nghĩa to lớn. Một mặt nó cho biết các quy luật phân bố vốn tồn tại khách quan trong TT, mặt khác quy luật phân bố này có thể biểu thị một cách gần đúng bằng các biểu thức toán học
cho phép xác định tần suất hoặc tần số tương ứng với mỗi tổ của đại lượng quan sát nào đó.
Quy luật phân bố cây theo đường kính (N/D1.3), quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/HVN) được xem là những quy luật phân bố quan trọng nhất của các quy luật phân bố lâm phần. Kế thừa những nghiên cứu của các nhà lâm sinh cùng những ý nghĩa to lớn của việc mô phỏng quy luật, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các quy luật này.
4.2.1.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Trên cơ sở số liệu thu thập được ở các OĐVNCST, tiến hành sàng lọc và xử lý số liệu thô theo công thức (3.1), chia tổ ghép nhóm, tính ra tần số, đề tài nhận thấy phân bố số cây theo cỡ đường kính có dạng một đỉnh lệch trái hình chữ J. Do đó, tác giả đã sử dụng hàm khoảng cách để nắn phân bố này.
Bảng 4.8: Mô phỏng phân bố N/D1.3 bằng hàm khoảng cách STT Khu vực OĐĐ tính2 052 Kết
luận
1
VQG Ba Vì - Trạng thái IIIA3
Số 01 0,155 0,586 10,081 11,070 H+
Số 02 0,116 0,629 11,658 12,592 H+
Số 03 0,155 0,586 10,081 11,070 H+
2
VQG Cúc Phương - Trạng thái IV
Số 01 0,270 0,607 8,414 11,070 H+
Số 02 0,250 0,640 11,493 12,592 H+
Số 03 0,240 0,604 10,864 11,070 H+
Kết quả cho thấy tất cả các ô đo đếm trên hai khu vực nghiên cứu đều cho giá trị tính2 <052 chứng tỏ hàm khoảng cách mô phỏng tốt quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực tại cả hai khu vực nghiên cứu.
Điều này được thể hiện chi tiết tại hình 4.2.
OĐĐ SỐ 01 Ba Vì
f
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0 28.0 32.0 36.0 40.0 D1.3 ft fll
OĐĐ SỐ 01 Cúc Phương
OĐĐ SỐ 02 Ba Vì OĐĐ SỐ 02 Cúc Phương
OĐĐ SỐ 03 Ba Vì OĐĐ SỐ 03 Cúc Phương
Hình 4.2: Quy luật phân bố N/D1.3 theo hàm khoảng cách
f
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0 28.0 32.0 36.0 40.0D1.3 ft fll f
0 20 40 60 80 100 120 140 160
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0 28.0 32.0 36.0 40.0D1.3 ft fll f
0 20 40 60 80 100 120 140
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0 28.0 32.0 36.0 40.0D1.3 ft fll
f
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0 28.0 32.0 36.0 40.0D1.3 ft fll f
0 50 100 150 200 250
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0 28.0 32.0 36.0 40.0D1.3 ft fll
4.2.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/HVN)
Cấu trúc số cây theo chiều cao phản ánh một mặt của đặc trưng sinh thái và hình thái của quần xã thực vật rừng, đồng thời phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh rừng. Đối với rừng tự nhiên khác tuổi, cấu trúc tầng thứ của quần xã còn phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các lớp của tán rừng và các cá thể trong QXTV rừng đó.
Điều kiện tự nhiên của hai VQG Ba Vì và Cúc Phương khá đa dạng dẫn đến tổ thành loài cây rất phong phú. Từ đó mà quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao vút ngọn phản ánh cấu trúc tầng thứ cũng rất phức tạp. Việc nghiên cứu quy luật N/HVN của rừng gặp nhiều khó khăn nhưng đây là việc làm rất quan trọng. Chúng ta cần nghiên cứu để nắm chắc quy luật cấu trúc của rừng và từ đó đề xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để điều chỉnh cấu trúc rừng cho phù hợp, tạo điều kiện dẫn dắt cho rừng sinh trưởng và phát triển theo hướng tự nhiên, tạo mẫu chuẩn theo hướng ổn định, phù hợp với mục tiêu sử dụng rừng.
Căn cứ vào phân bố thực nghiệm, tôi chọn hàm Weibull để mô phỏng phân bố số cây theo cỡ chiều cao cho các OĐĐ. Kết quả thể hiện tại bảng 4.9:
Bảng 4.9: Mô phỏng phân bố N/HVN bằng hàm Weibull
STT Khu vực OĐĐ tính2 052 Kết luận
1 VQG Ba Vì - Trạng thái IIIA3
Số 01 0,035 1,700 16,704 12,592 H- Số 02 0,033 1,700 11,649 12,592 H+
Số 03 0,008 2,300 9,706 12,592 H+
2
VQG Cúc Phương - Trạng
thái IV
Số 01 0,012 2,100 10,529 12,592 H+
Số 02 0,007 2,300 10,870 12,592 H+
Số 03 0,006 2,300 10,656 12,592 H+
Có 5/6 OĐĐ được kiểm tra chấp nhận giả thuyết H0. Điều này cho thấy, việc lựa chọn hàm phân bố Weibull là khá phù hợp cho việc mô tả quy luật phân bố N/HVN. Độ nhọn dao động từ 0,006 đến 0.035 và độ lệch chuẩn khá lớn, nằm trong khoảng từ 1,70 đền 2.30. Phân bố dạng lệch trái có xu hướng phát triển theo dạng đối xứng. Đường cong thực nghiệm và lý thuyết bám rất sát nhau thể hiện sự phù hợp của phân bố N/H với phân bố Weibull.
OĐĐ SỐ 01 Ba Vì
f
0 20 40 60 80 100 120
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Hvn ft fll
OĐĐ SỐ 01 Cúc Phương
OĐĐ SỐ 02 Ba Vì OĐĐ SỐ 02 Cúc Phương
OĐĐ SỐ 03 Ba Vì OĐĐ SỐ 03 Cúc Phương
Hình 4.3: Quy luật phân bố N/HVN theo hàm Weibull
f
0 20 40 60 80 100 120 140
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Hvn ft fll f
0 20 40 60 80 100 120 140
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Hvn ft fll
f
0 20 40 60 80 100 120
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Hvn ft fll
f
0 50 100 150 200 250
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Hvn ft fll
f
0 20 40 60 80 100 120 140 160
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Hvn ft fll