Cấu trúc tổ thành loài cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia ba vì và cúc phương (Trang 58 - 63)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm và cấu trúc rừng kín lá rộng thường xanh tại khu vực nghiên cứu: 44 1. Phân loại trạng thái rừng

4.1.2. Cấu trúc tổ thành loài cây

Tổ thành là chỉ tiêu cấu trúc biểu thị tỷ trọng của một loài, hay nhóm loài cây chiếm trong lâm phần. Với rừng hỗn giao, tổ thành là nhân tố độc đáo nói lên vai trò của loài hoặc nhóm loài cây cấu thành tài nguyên gỗ của rừng.

Để biểu thị mức độ tham gia của các loài cây trong lâm phần, người ta sử dụng công thức tổ thành. Tổ thành loài cây có rất nhiều cách tính như tổ thành tính theo số cây, tổ thành tính tiết diện ngang, tổ thành tính theo trữ lượng…

Trong đề tài nghiên cứu này, đặc trưng về tổ thành các loài cây tại hai khu vực nghiên cứu thông qua sáu OĐĐ theo các công thức (3.1), (3.2).

4.1.2.1. Tổ thành loài cây theo tỷ lệ % số cây trong loài

Các VQG có chức năng bảo vệ và phát triển toàn bộ các hệ sinh thái rừng, các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan, các loài động thực vật hoang dã hiện đang tồn tại và sinh sống ở các hệ sinh thái rừng đó. Vì vậy, tính đa dạng sinh học là rất quan trọng (đặc điểm khác biệt cơ bản với rừng sản xuất). Do đó, đề tài tiến hành xác định tổ thành loài theo tỷ lệ % số cây (N%) để thấy rõ vai trò của các loài trong ưu hợp thực vật về mặt sinh thái và tính đa dạng sinh học. Kết quả tổng hợp trong bảng (4.2).

Tổ thành loài cây gỗ đều rất phức tạp, loài cây ưu thế không rõ ràng.

Thành phần thực vật thàm gia tổ thành ở tại các OĐĐ trên hai khu vực khá phong phú, thấp nhất là tại OĐĐ số 1 tại VQG Cúc Phương cũng có đến 41 loài, nhiều nhất là OĐĐ số 3 tại VQG Ba Vì là 83 loài. TT điều tra trên ba OĐĐ tại khu vực Ba Vì có tới 108 loài nhiều hơn Cúc Phương chỉ có 80 loài thực vật. Từ đây cũng thấy nổi bật lên tính phức tạp, vô cùng phong phú của rừng mưa nhiệt đới với số lượng cây biến động khá lớn trên một đơn vị diện tích và phù hợp với các nghiên cứu trước đây về tổ thành loài cây trên các trạng thái rừng kín lá rộng thường xanh.

Trong số 6 OĐĐ được quan sát chưa thấy rõ một loài cây nào chiếm ưu thế. Các loài cây chiếm ưu thế và tạo thành ưu hợp thực vật là các loài cây có giá trị kinh doanh thấp, chủ yếu có ý nghĩa sinh thái và vô cùng phong phú như Thừng mực, Cà lồ, Dẻ, Dẻ cau, Trâm, Gội… ở VQG Ba Vì và Vàng anh, Mạy tèo, Nang Trứng, Gội, Re hương, Côm bừng… ở VQG Cúc Phương.

Các loài cây gỗ quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao có tỷ lệ số cây rất ít như Chò nâu (4,15%), Giổi (2,38%), Vàng tâm (2,38%), Lát hoa (1,12%), Táu (0,38%), Sến mật (0,19%), …nên không tham gia vào công thức tổ thành của rừng được (N% < 5%). Về phân bố, những loài có giá trị này có nhiều hơn tại VQG Cúc Phương.

Bảng 4.2: Tổ thành tầng cây cao theo số cây Khu

vực OĐĐ Số loài

Tổ thành nhóm loài ưu thế (%)

Loài khác (%)

Nhóm loài ưu thế

VQG Ba Vì Trạng thái IIIA3

Số 1 62 45,30 54,70

Thừng mực (17,68%), Dẻ cau (12,71%), Cà lồ (8,47%), Dẻ (6,45%)

Số 2 63 54,83 45,17

Thừng mực (20,98%), Gội (11,19%), Đen lá hẹp (8,81%), Dẻ (7,83%), Trâm (6,01%)

Số 3 83 41,14 58,86 Trâm (22,10%), Dẻ (8,76%), Dẻ cau (5,24%), Gội gác (5,05%) TT 108 37,61 62,39 Trâm (12,61%), Thừng mực (12%),

Dẻ (7,93%), Dẻ cau (5,07%)

VQG Cúc Phương

Trạng thái IV

Số 1 41 69,38 30,62

Mạy tèo (37,64%), Re hương (11,80%), Sâng (7,66%), Nang trứng (6,54%), Cà lồ (5,74%)

Số 2 48 72,42 27,58

Vàng anh (27,86%), Nang trứng (16,43%), Mạy tèo (13,23%), Re hương (9,75%), Côm bừng (5,15%) Số 3 51 66,86 33,14

Vàng anh (20,86%), Nang trứng (18,49%), Mạy tèo (18,20%), Gội (9,32%)

TT 80 69,22 30,78

Mạy tèo (22,48%), Vàng anh (19,26%), Nang trứng (14,06%), Re hương (8,22%), Gội (5,2%)

Giữa hai VQG này, xét về nhóm loài cây ưu thế thì không có một loài nào chung. Để xem xét sự khác biệt giữa tổ thành loài giữa hai VQG, đề tài sử dụng độ đo của Sorensen để so sánh trong nhóm loài ưu thế (theo Phùng Đình Trung [40]). Công thức tính toán có dạng:

c b a CC a

  2

2

Trong đó: a là số loài xuất hiện ở cả hai VQG Ba Vì và Cúc Phương b là loài chỉ xuất hiện ở VQG Ba Vì

c là loài chỉ xuất hiện ở VQG Cúc Phương Nếu CC > 0,7 hai quần xã có số loài gần như nhau

Nếu CC càng nhỏ hơn 0,7 thì sự khác biệt về loài càng lớn

Áp dụng trong trường hợp này ta có a = 0, b = 4, c = 5 nên CC = 0. Như vậy, rõ ràng thành phần thực vật chiếm ưu thế tại hai vườn này rất khác nhau.

Các nhận định này rất phù hợp với quan điểm của Richards (1952) [30]

là rừng mưa hỗn hợp là đặc trưng điển hình phổ biến của rừng mưa, có tổ thành loài cây phức tạp nhất, trong đó không có loài cây nào chiếm ưu thế, tỷ lệ các loài cây có giá trị, phù hợp với mục đích kinh doanh rừng thường rất thấp. Vì vậy, chúng ta cần phải có ngay những biện pháp cụ thể để bảo vệ và phát triền những loài cây bản địa, quý hiếm trong khu vực, tránh tình trạng bị người dân khai thác và sử dụng những cây gỗ đó. Đồng thời với khu vực Ba Vì là rừng đang phục hồi có thể trồng thêm các loài cây bản địa, loài đặc hữu có giá trị, nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học và giá trị sử dụng của rừng.

Công thức tổ thành loài theo N% tại các OĐĐ là:

+ OĐĐ 1 Ba Vì: 1,768Thm + 1,119Goi +0, 847Cal + 0,645De + 5,469Lk + OĐĐ 2 Ba Vì:

2,089Thm + 1,271Dec + 0,881Đlh + 0,783De + 0,601Tra + 4,518Lk + OĐĐ 3 Ba Vì: 2,210Tra + 0,876De + 0,524Dec + 0,505Gog + 5,886Lk

+ Khu vực Ba Vì : 1,261Tra + 1,200Thm + 0,793De + 0,507Dec + 6,239Lk + OĐĐ 1 Cúc Phương:

3,764Mat + 1,180Reh + 0,766Vga+ 0,654Natg + 0,574Cal + 3,062Lk + OĐĐ 2 Cúc Phương:

2,786Vga + 1,643Natg + 1,323Mat +0,975Reh +0,515Cob + 2,758Lk + OĐĐ 3 Cúc Phương:

2,086Vga + 1,849Natg + 1,820Mat + 0,932Goi + 3,314Lk + Khu vực Cúc Phương :

2,248Mat + 1,926SVga + 1,406Natg + 0,822Reh + 0,520Goi + 3,078Lk

Hình 4.1: Tầng tán chính VQG Cúc Phương

4.1.2.2. Tổ thành loài cây theo mức độ quan trọng (giá trị IV%)

Tổ thành loài cây không chỉ mang ý nghĩa về mặt sinh thái rừng mà còn mang ý nghĩa trong việc sử dụng rừng. Xác định tỷ lệ % về tiết diện ngang (G%) cũng như trữ lượng (M%) của các loài cây trong lâm phần giúp ta thấy

rõ hơn đặc điểm, giá trị sử dụng của các kiểu trạng thái rừng. Do đó, ngoài việc xác định tổ thành theo N% cho ý nghĩa về mặt sinh thái và đa dạng sinh học, đề tài còn tiến hành xác định tổ thành theo mức độ quan trọng loài (IV%) nhằm làm rõ vai trò của chúng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Kết quả theo công thức (3.2) và thể hiện trong bảng (4.3).

Việc áp dụng cách phân chia về xã hợp thực vật của Danniel Marmillor kết hợp với cách quan trắc của Thái Văn Trừng cùng kết quả thu thập phân tích được ta thấy: trong số 6 OĐĐ và tổng hợp cả khu vực nghiên cứu được quan sát chưa thấy rõ một đơn ưu nào trong khu vực. Mặc dù không có một loài nào chiếm ưu thế rõ ràng về trị số IV% nhưng cũng có thể tìm thấy một số ưu hợp tương đối phức tạp theo các kiểu trạng thái rừng hiện tại thể hiện trên bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tổ thành tầng cây cao theo mức độ quan trọng (IV%) Khu

vực OĐ

Đ Số loài

Tổng nhóm loài ưu thế (%)

Loài khác (%)

Nhóm loài ưu thế

VQG Ba Vì Trạng thái IIIA3

Số 1 62 46,50 53,50 Thừng mực (11,05%), Dẻ cau (11,76%), Cà lồ (10,85%), Dẻ (8,85%) Số 2 63 51,79 48,21

Thừng mực (17,05%), Dẻ (10,26%), Gội (10,10%), Rè vàng (8,32%), Trâm (6,07%)

Số 3 83 41,80 58,20 Trâm (20,33%), Dẻ (11,29%), Dẻ cau (5,17%), Re (5,02%)

TT 108 37,04 62,96 Dẻ (13,47%), Trâm (10,16%), Thừng mực (8,33%), Dẻ cau (5,08%)

VQG Cúc Phương

Trạng thái IV

Số 1 41 68,87 31,13

Mạy tèo (32,98%), Cà lồ (12,74%), Re hương (9,21%), Sâng (8,28%), Nang trứng (5,65%)

Số 2 48 68,00 32,00

Mạy tèo (29,55%), Nang trứng (13,56%), Vàng anh (11,50%), Re hương (8,07%), Cà lồ (5,33%)

Số 3 51 65,24 34,76

Vàng anh (24,39%), Nang trứng (16,37%), Mạy tèo (14,88%), Gội (9,61%)

TT 80 66,20 33,80

Vàng anh (20,28%), Cà lồ (16,96%), Mạy tèo (14,68%), Nang trứng (9,26%), Re hương (5,02%)

Nhóm các loài cây ưu thế tại VQG Ba Vì chủ yếu là loài cây có giá trị kinh tế thấp (Thừng mực, Cà lồ, Trâm, Re… ) và Vàng anh, Mạy tèo, Nang Trứng, Gội, Re hương, Côm bừng… ở VQG Cúc Phương. Các loài cây có giá trị chiếm tỷ lệ rất thấp và cũng không được đưa vào công thức tổ thành.

Nhóm cây ưu thế của VQG Cúc Phương là 66,20% thể hiện rõ hơn nhóm ưu thế của VQG Ba Vì là 37,04%. Như vậy, tại VQG Cúc Phương thể hiện sự ổn định và ưu thế loài, nhóm loài rõ ràng hơn VQG Ba Vì.

Rõ ràng, thành phần, số lượng loài và nhóm loài cây ưu thế và giá trị ưu thế của nhóm của hai VQG là rất khác nhau. Điều này rất phù hợp với trạng thái rừng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của hai khu vực nghiên cứu.

Công thức tổ thành loài theo giá trị IV% tại các OĐĐ là:

+ OĐĐ 1 Ba Vì: 11,15Thm + 11,76Dec + 10,85Cal + 8,85De + 53,50Lk + OĐĐ 2 Ba Vì:

17,05Thm + 10,26De + 10,10Goi + 8,32Đlh + 6,07Tra + 48,21Lk + OĐĐ 3 Ba Vì: 20,33Tra + 11,29De + 5,17Dec + 5,02Re + 58,20Lk + Khu vực Ba Vì : 13,47De + 10,16Tra + 8,33Thm + 5,08Dec + 62,96Lk + OĐĐ 1 Cúc Phương:

32,98Mat + 12,74Cal + 9,21Reh + 8,28Vga + 5,65Natg + 31,13Lk + OĐĐ 2 Cúc Phương:

29,55 Vga + 13,56Natg + 11,50Mat +8,07Reh +5,33Cal + 32,00Lk + OĐĐ 3 Cúc Phương:

24,39Vga + 16,37Natg + 14,88Mat + 9,61Goi + 34,76Lk.

+ Khu vực Cúc Phương :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia ba vì và cúc phương (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)