Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số, phân bố dân cư và lao động

Khu BTTN Pù Hu thuộc vùng sâu, vùng xa và là vùng đầu nguồn sông Mã, sông Luồng cho nên dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người như Thái, Mường, Dao, H’mông. Đặc biệt nổi bật là các dân tộc không sinh sống tập trung trong cùng một thôn bản, hầu hết họ sinh sống riêng rẽ theo từng thôn bản.

Trong vùng đệm khu bảo tồn có 5958 hộ, 35298 nhân khẩu và 15172 lao động.

Trên địa bàn 11 xã có 5 dân tộc cùng sinh sống đó là: Kinh, Dao, Mường, Thái và Mông với mật độ là 36 người /1Km2. Trong khi đó tỷ lệ tăng dân số giữa các xã và các dân tộc lại không đồng đều như: H’mông 3,3%, Thái 2,9%…

- Vùng dân cư đồng bào Mông: với 557 hộ, 3.555 nhân khẩu thuộc 14 bản Mông sinh sống tại vùng đệm khu BTTN Pù Hu. Đây là những hộ được di dời từ vùng lõi về vùng quy hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn.

Bảng 3.1. Tổng hợp số liệu dân sinh vùng đồng bào Mông sinh sống vùng đệm khu BTTN Pù Hu

TT Đơn vị bản Số hộ Số khẩu Lao động

Tỷ lệ tăng

dân số

I Xã Trung Lý 615 3911 1406

1 Bản Tung 41 263 95 5.6

2 Bản Nà Ón 38 235 80 6.6

3 Bản Pa Púa 89 622 270 6.2

4 Bản Suối Hộc 43 262 74 5.4

5 Bản Ma Hắc 25 142 44 6.3

6 Bản Sa Lao 20 113 42 6.3

7 Bản Khằm 1 58 356 118 6.0

8 Bản Khằm 2 36 225 130 5.9

9 Bản Khằm 3 29 206 75 6.8

10 Bản Ca Dáng 70 414 120 6.2

11 Bản Tà Cóm 70 461 150 5.4

12 Bản Cánh Cộng 38 256 90 6.0

II Xã Trung Thành 73 471 210 6.8

1 Bản Puốc Hiềng 73 471 210 6.8

III Xã Phú Sơn 4 27 15 2.5

1 Bản Suối Tôn 4 27 15 2.5

Tổng (I + II + III) 692 4409 1631 5.8

(Nguồn: Báo cáo của khu BTTN Pù Hu 2009) 3.2.2. Tình hình kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Về trồng trọt: Những sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, mía cùng với cây công nghiệp dài ngày như chè. Nhưng nhìn chung sản phẩm tính theo đầu người là quá thấp dẫn đến tình trạng thiếu lương

thực kéo dài từ 2 - 5 tháng thậm chí có vùng lên đến 6 tháng. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân và sức ép tới an ninh rừng.

+ Về chăn nuôi: Nhân dân trong khu Bảo tồn chủ yếu tập trung chăn nuôi một số loài gia súc, gia cầm chính như Trâu, Bò, Lợn, Gà, Cá nhưng số lượng theo bầy đàn là còn thấp và không thông qua khâu tuyển chọn giống vì vậy năng suất là rất thấp. Đặc biệt, việc chăn thả gia súc ở đây là không có quy hoạch và chiến lược phát triển nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bảo tồn rừng.

- Tình hình sản xuất lâm nghiệp:

+ Trồng rừng: Toàn vùng trồng được trên 9 nghìn ha rừng tập trung trong đó chủ yếu là rừng Luồng đã được giao khoán đến hộ gia đình theo nghị định 02/CP.

Trong năm 2003 Dự án khu BTTN Pù Hu mới triển khai trồng rừng với diện tích 90 ha (trồng rừng đặc dụng 40 ha tại địa bàn xã Hiền Kiệt và 50 ha rừng phòng hộ vành đai tại địa bàn xã Phú Sơn)…

+ Quản lý bảo vệ rừng: Dự án phân bố trên vùng rộng lớn, điều kiện giao thông đi lại đặc biệt khó khăn. Nhưng với đặc thù đơn vị là lực lượng chuyên trách có chức năng thừa hành Pháp luật nên công tác bảo vệ rừng được triển khai có hiệu quả. Diện tích được giao khoán theo dự án 661 của đơn vị được bảo vệ nghiêm ngặt trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng rừng.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

+ Tình hình thuỷ lợi và thuỷ điện: Trong vùng có tiềm năng rất lớn về thuỷ điện trên hai hệ sông Mã và sông Luồng. Nhân dân trong vùng đa phần sử dụng máy điện cỡ nhỏ, một số bản của một số xã dọc theo tỉnh lộ 20 đã có điện lưới. Về thuỷ lợi: hiện nay trên địa bàn chỉ có 28 công trình thuỷ lợi cỡ nhỏ bán kiên cố, nhưng trong phạm vi vùng dự án chỉ có 6 công trình thuỷ lợi đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư nhất định.

Về giao thông nông thôn: Tuy đã có 2 trục đường nhựa chính chạy qua địa

3.2.4. Y tế - giáo dục

+ Y tế: Các cơ sở y tế thôn bản chưa được xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Hầu hết các thôn, bản đều bố trí người làm công tác y tê nhưng trình độ chuyên môn chưa có, trang thiết bị, thuốc men chưa được đầu tư. Tại các trung tâm xã đều có trạm y tế, nhưng việc khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn còn rất hạn chế.

+ Trường học: Chương trình 159 và 135 đã trọng tâm đầu tư 80 trường học cấp 1 và cấp 2 với tổng diện tích 8.623m2 (Trong đó các bản thuộc huyện Quan Hoá có 54 trường với diện tích 6.068m2; các bản thuộc huyện Mường Lát có 26 trường với diện tích 2.555m2). Hệ thống trường mầm non cũng như nhà ở của giáo viên chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện vẫn trong tình trang nhà tạm tre nứa.

Trang thiết bị dạy và học còn rất thiếu thốn, nghèo nàn.

* Đánh giá tình hình chung về dân sinh - kinh tế - xã hội: Khu BTTN Pù Hu chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, cuộc sống còn nghèo nàn và lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào sản phẩm từ rừng là chính, trình độ dân trí còn thấp, đường xá đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém và chưa có chính sách đầu tư thoả đáng. Do vậy việc nghiên cứu hỗ trợ các chương trình dự án đầu tư, nhất là trong lĩnh vực lâm nghiệp là rất cần thiết để từng bước nâng cao đời sống cộng đồng và thông qua đó giúp người dân có trách nhiệm và ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)