Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở khu BTTN Pù Hu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở khu BTTN Pù Hu

Sự đe dọa đối với mỗi loài bất kỳ là sự mất sinh cảnh do khai thác bất hợp lý, làm cho loài không còn nơi sống, thậm chí không còn khả năng tái sinh hoặc do sự chèn ép, xâm lấn của các yếu tố sinh vật hoặc vô sinh…

Các nguyên nhân trực tiếp tác động gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật khu BTTN Pù Hu cụ thể như sau:

4.3.1.1. Khai thác gỗ

Trước đây, việc khai thác gỗ có lựa chọn ở những vùng gần ranh giới vùng đệm, cả trong và ngoài khu Bảo tồn, nhất là dọc theo thung lũng ven sông tương đối nhiều. Các lều được dựng lên của những người khai thác gỗ thường là dọc theo các

con sông chính (sông Luồng và sông Mã) để thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ. Các khối gỗ thường được chất ở các con suối hay buộc thành bè để thả trôi theo sông. Ở những vùng khác, gỗ thường được kéo ra ngoài bằng trâu, bò.

Kim giao, Sến mật, Lát hoa, Táu, Chò chỉ... là những loại gỗ có giá trị cao trong khu Bảo tồn, trước đây bị khai thác và đốt phá rất nhiều, hiện loài này không còn ở những vùng dễ dàng qua lại. Những loài này chỉ còn lại ở những vùng có độ cao trên 800 m và chỉ có thể nhìn thấy ở các đỉnh núi chứ ít có trên các sườn.

Theo thống kê của Hạt kiểm lâm khu BTTN Pù Hu, tổng số vụ vi phạm n¨m 2002 cã 89 vô, n¨m 2003 cã 60 vô, n¨m 2004 cã 47 vụ và năm 2009 có 70 vụ trong đó:

+ Khai thác gỗ trái phép: 5 vụ

+ Vận chuyển lâm sản trái phép: 11 vụ + Bắt tang vật vô chủ: 8 vụ

+ Tịch thu 16.339 m3 gỗ xẻ các loại - Gỗ được khai thác vì các lý do:

+ Sử dụng tại địa phương, nhất là làm nhà hoặc cho các mục đích xây dựng khác trong vùng đệm.

+ Cung cấp cho các nhà máy xẻ tư nhân, chủ yếu nằm ở thị trấn huyện.

- Các loài gỗ chính được khai thác để buôn bán là Sến mật, Lát hoa, Táu, Chò chỉ Gội, Giổi, Phay bi…

4.3.1.2.Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác

Hoạt động đốt nương làm rẫy để canh tác nông nghiệp của các đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta là rất phổ biến. Tuy nhiên đối với khu vực Pù Hu, có lẽ nạn đốt nương làm rẫy còn mạnh hơn rất nhiều, bởi đây vẫn là phong tục tập quán chuyền thống của họ mà bao đời nay vẫn không thể xóa được. Vấn đề du canh du cư ở đây không còn nhưng việc sâm lấn đất canh tác trên các diện tích rừng và đất rừng vẫn cũn diễn ra. Năm 1999, 2000 có hàng trăm ha rừng bị xâm lấn, năm 2001 có 67 ha, năm 2002 có 3,5 ha, năm 2003 có 1,7ha, năm 2004 có 0,67 ha. Tuy nhiên

hiện ph-ơng án BVR&PCCCR ở các bản ng-ời Mông và việc tập trung chỉ đạo c-ơng quyết ở tất cả các địa bàn các xã vùng đệm, phấn đấu không có vụ việc xâm lấm đất rừng bảo tồn để làm n-ơng rẫy xảy ra.

Sự lấn chiếm đất rừng trực tiếp ở khu BTTN Pù Hu đã gây sự tàn phá các loài sinh vật ở khu vực bị lấn chiêm và là nguy cơ cao gây suy giảm tính đa dạng của thực vật nơi đây. Nó không chỉ hủy hoại trực tiếp các loài mà còn làm biến đổi môi trường sống làm cho khả năng tái sinh của thảm thực vật suy giảm theo, đồng thời tạo điều kiện cho sự xâm lấn của các loài cây mọc hoang, cây dại vào rừng, đe dọa sự xâm lấn về sinh cảnh của các loài tự nhiên.

4.3.1.3. Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ

Ngoài khai thác gỗ, hoạt động thu gom Song, Mây, Luồng và các lâm sản phụ khác cũng diễn ra rộng rãi trong khu Bảo tồn. Khai thác lâm sản ngoài gỗ nếu có quản lý chặt chẽ, khoa học, hợp lý thì rất tốt và cần làm, nhưng do Nhà nước không có chủ trương, chính sách nên khai thác chủ yếu là khai thác trộm, do đó không có kế hoạch, không khoa học, vì vậy đây là mối đe dọa trước mắt đối với ĐDSH trong khu Bảo tồn Pù Hu. Bên cạnh khai thác Song, Mây và Luồng, việc thu lượm cây làm cảnh, nhất là phong lan cũng rất phổ biến. Nó đã tác động trực tiếp đến sự suy giảm các loài quý bởi vì thường các loài có hoa đẹp mới được trọng dụng hoặc những loài chịu hạn có dáng đẹp với số lượng ít, nếu khai thác thì sẽ bị tuyệt diệt, ví dụ như các loài Bồng bồng đá vôi, Lan kim tuyến, Lan quế, Phi điệp…

4.3.1.4. Lửa rừng

Lửa rừng có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thực vật rừng. Trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của chúng tới quá trình sinh trưởng phát triển của tầng cây cao, sự tồn tại và phát triển của lớp cây tái sinh và vai trò giữ ẩm cho đất, bảo về và hạn chế xói mòn rửa trôi đất của tầng cây bụi thảm tươi. Lửa rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đốt nương làm rẫy mà không có sự kiểm xoát của con người, thiếu ý thức khi mang lửa và sử dụng lửa trong rừng, do các điều kiện tự nhiên khác

như: nắng nóng, khô hanh và đặc biệt là hiện tượng gió Lào- một loại gió vừa khô, lại vừa nóng rất dễ gây ra cháy rừng.

Cháy rừng là một trong những nguy cơ lớn đe doạ đến tài nguyên sinh vật rừng của các Khu BTTN và VQG. Khu BTTN Pù Hu tình trạng cháy rừng hàng năm vẫn còn diễn ra nhưng không nghiêm trọng lắm, chủ yếu là cháy rừng phục hồi, diện tích nhỏ. Theo thống kê của hạt Kiểm lâm Pù Hu thì trong năm 2009 và từ đầu năm 2010 đến nay đã có tới 4 vụ cháy rừng tại khu vực nhưng ít nghiêm trọng và diện tích nhỏ do hạt đã có sự chủ động trong việc trực phòng cháy, chữa cháy rừng, nguyên nhân của các vụ cháy rừng này có tới 3 vụ (xảy ra ở Quan Hóa) do người dân thiếu thận trọng trong việc đốt nương làm rẫy (gây thiệt hại gần 6ha) và chỉ có1 vụ (xảy ra ở Mường Lát) do thiên tai gây ra (thiệt hại gần 2ha).

4.3.1.5. Chăn, thả rông gia súc

Đây cũng là một hoạt động có ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng phát triển của rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi của rừng, hay nói cách khác là làm giảm sự ổn định và tính đa dạng của rừng.

Qua điều tra cho thấy hiện nay hầu hết các hộ trong vùng có tập quán chăn thả gia sỳc tự do (thả rụng). Thống kê tại 55 thôn, bản có tổng số 6853 con trâu, bò trên tổng số 3894 hộ. Nh- vậy bình quân 1.76 con trâu, bò/hộ; (Nguồn: Bỏo cỏo của khu BTTN Pù Hu 2009)

Trong khi đó thức ăn chủ yếu của trâu, bò là lá của các loài thực vật , các loài rau, cỏ, củ... Trên thực tế thức ăn cho gia súc mà người dân sản xuất ra thì không nhiều, vì vậy hầu như chúng sống chủ yếu dựa vào các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, ngược lại bãi chăn thả thì không có. Chính vì thế đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng của các loài cây tái sinh, phá hoại môi trường sống của thực vật (vết đi của gia súc làm rập nát cây con, đất bị lèn cứng...).

4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp 4.3.2.1. Sự đói nghèo

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo của các cộng đồng đang

đất canh tác xấu, bạc màu, đa số dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm áp dụng những thành quả tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất còn thấp, đất đai nhanh nghèo kiệt dinh dưỡng, làm cho đời sống người dân khó khăn. Theo số liệu của khu Bảo tồn năm 2008 thu nhËp b×nh qu©n theo ®Çu ng-ời tại các bản của huyện M-ờng Lát là 2.490 nghìn đồng/ng-ời/năm, tại các bản thuộc huyện Quan Hoá là 2.929 nghìn đồng/ng-ời/năm. Mức thu nhập không đồng

đều ở các bản (Bản thấp nhất là bản Tà Cóm xã Trung Lý chỉ đạt 1.321nghìn

đồng/ng-ời/năm; bản cao nhất là bản Thành Long xã Thiên Phủ đạt 5.390 nghìn

đồng/ng-ời/tháng. Về l-ơng thực bình quân theo đầu ng-ời đạt 286Kg/ng-ời/năm (Các bản thuộc huyện Quan Hoá đạt 234Kg/ng-ời/năm; các bản thuộc huyện M-ờng Lát đạt 420Kg/ng-ời/năm.

Tỷ lệ đúi nghốo : khu Bảo tồn hiện có 2.189 hộ thuộc dạng đói nghèo, chiếm 56,2% trên tổng số 3.894 hộ của 55 bản (Các bản thuộc huyện M-ờng Lát có 532 hộ nghèo/tổng số 648hộ, chiếm 82,2%; Các bản thuộc huyện Quan Hoá có 1.657 hộ nghèo/tổng số 3.246 hộ, chiÕm 51%).

Việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại,

nông lâm kết hợp, các mô hình kinh tế rừng, các mô hình kinh tế cộng đồng, kinh tế gia đình và các mô hình kinh tế khác đã được dự án của Đức và các dự án khác quan tâm hỗ trợ. Đến nay đời sống của cộng đồng dân cư đã được cải thiện. Tuy vậy, nhiều hộ gia đình vẫn phát triển mô hình chăn thả rông, chưa biết tiết kiệm để đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là một trở ngại lớn trong công tác hoạch định các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế. Vì thế việc nâng cao thu nhập bền vững cho người dân để thay thế các hoạt động thu nhập từ việc khai thác lâm sản và buôn bán động vật hoang dã là rất cần thiết để ngăn chặn việc suy giảm ĐDSH tại khu Bảo tồn.

4.3.2.2. Áp lực dân số

Sức ép lớn từ sự gia tăng dân số trong vùng đệm: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

56.2

82.2 51

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tổng M-ờng lát

Quan Hoá

Tỷ lệ đói nghèo

học). Với dân số như hiện nay, vùng đệm khu BTTN Pù Hu có mật độ dân cư cao.

Vì thế, nhu cầu về lương thực, thực phẩm cùng với đất sản xuất nông nghiệp tăng lên, tạo một sức ép lớn lao đối với khu Bảo tồn.

4.3.2.3. Nhận thức của cộng đồng còn thấp

Năng lực và trỡnh độ nhận thức của người dõn vựng đệm rất thấp, tỷ lệ dân số không biết chữ chiếm 36,7%, số ng-ời không biết nói tiếng phổ thông chiếm 7,6%

(chủ yếu là phụ nữ ng-ời Mông), số học sinh theo học ở các lớp học chiếm 15,7%, học sinh trong độ tuổi đến tr-ờng chỉ đạt 13% chủ yếu là các em ng-ời Mông. Do đó dân chúng thường có quan niệm không đúng về vai trò của khu Bảo tồn. Thái độ của người dân chống đối lại nhân viên quản lý bảo vệ rừng thường xảy ra, vấn đề săn bắt, khai thác tài nguyên, hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa đi vào quy củ.

4.3.2.4. Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế

Lực lượng cán bộ trong hoạt động bảo vệ còn thiếu tính kiên quyết, nể nang trong tình làng nghĩa xóm, chưa phối hợp chặt chẽ với cán bộ quản lý và chính quyền địa phương. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Chưa có quyền chủ động vì chưa được phân cấp.

Công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức về rừng và bảo về tài nguyên ĐDSH, bảo vệ rừng đã được tiến hành nhưng kết quả mang lại chưa nhiều, chưa lồng ghép được vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên ĐDSH đồng thời với việc phát triển kinh tế, phương thức làm ăn, xóa đói giảm nghèo. Chưa có được cách thức tiếp cận và truyền đạt hiệu quả đến người dân, những mô hình quản lý rừng đồng thời phát triển kinh tế áp dụng cho người dân còn chưa làm cho họ thấy được kết quả, thiếu tính thuyết phục. Do đó người dân tham gia các hoạt động tuyên truyền thường với thái độ thờ ơ, nhàm chán, hiệu quả của công tác tuyên truyền thấp gây mất thời gian.

Việc ký kết bảo vệ rừng của người dân mặc dù đã được triển khai hầu hết trên địa bàn với 100% các hộ dân của các khu vực tiến hành tham gia nhưng phần

về vấn đề cam kết, quyền lợi và nghĩa vụ của họ bởi các bản cam kết đó không mang lại các lợi ích trước mắt và điều kiện cải thiện cuộc sống của người dân. Vai trò của người đứng đầu trong các cộng đồng dân cư (các già làng, trưởng bản, trưởng thôn) chưa được phát huy, họ không được nhận phụ cấp trong các công tác tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ rừng. Trong lúc đó, chính quyền địa phương từ bản đến huyện trên thực tế chưa thực sự bắt tay vào cuộc, chưa thực hiện nghiêm túc ( chỉ thực hiện bằng văn bản), việc thực hiện và xử lý theo pháp luật chưa nghiêm.

Do đó việc thực hiện cam kết hầu như không hoàn thành, người dân vẫn vi phạm đến tài nguyên rừng.

4.3.2.5. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân xâm nhập vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của chính bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)