Đa dạng hệ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 47)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đa dạng hệ thực vật

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi và tập thể cán bộ của Khu BTTN Pù Hu đã điều tra, thu thập và thống kê được 894 loài thuộc 575 chi, 143 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (chi tiết xem tại phụ lục.05). So với số liệu của Viện Điều tra Qui hoạch rừng (1998) trong báo cáo “Hệ thực vật khu BTTN Pù Hu”,(495 loài, 305 chi, 101 họ). chúng tôi đã bổ sung cho danh lục 399 loài, 270 chi và 42 họ (chi tiết xem tại phụ lục 06).

Sau khi xác định tên khoa học cho các loài, chúng tôi tiến hành chỉnh lý các thông tin, bao gồm cả việc xác định tên khoa học mới nhất, tên đồng nghĩa, tên tác giả… các thông tin về dạng sống, công dụng, mức độ bảo tồn theo các tài liệu chuyên ngành độ tin cây cao như: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Tập 1, tập 2), “Thực vật chí Việt Nam”, “Cây cỏ Việt Nam”... Bước tiếp theo là sắp xếp các loài thành bảng dang lục theo hệ thống Brummitt (1992).

4.1.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành 4.1.2.1. Mức độ đa dạng ngành

- Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật của khu BTTN Pù Hu đã thống kê được 894 loài thuộc 575 chi, 143 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 4.1 sau đây.

Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại khu BTTN Pù Hu

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL %

Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,11 1 0,2 1 0,7

Lycopodiophyta Thông đất 3 0,34 1 0,2 1 0,7

Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,11 1 0,2 1 0,7

Polypodiophyta Dương xỉ 105 11,75 42 7,3 21 14,69

Pinophyta Thông 5 0,56 3 0,6 2 1,40

Magnoliophyta Ngọc lan 779 87,14 527 91,65 117 81,82

TỔNG 894 100 575 100 143 100

Đánh giá chung: Qua bảng 4.1 ta thấy hệ thực vật khu BTTN Pù Hu đã có mặt đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam, trong đó, ngành Khuyết lá thông – Psilotophyta và ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta là những ngành kém đa dạng nhất. Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta đa dạng nhất với tổng số 779 loài, 527 chi của 117 họ, chiếm tỷ trọng 87,14% số loài, 91,65% số chi và 81,82 % số họ của cả hệ. Các ngành còn lại đáng kể là Dương xỉ - Polypodiophyta với tỷ trọng từ 7,3% đến 14,69% , ngành Thông - Pinophyta có tỷ trọng thấp, khoảng 0,56% đến 1,4%, thấp hơn nữa là ngành Thông đất – Lycopodiophyta.

- Tỷ trọng của hệ thực vật Pù Hu và hệ thực vật Việt Nam.

Qua kết quả nghiên cứu nếu so sánh hệ thực vật Pù Hu với hệ thực vật của Việt Nam chúng ta thấy một cấu trúc tương tự, đó là sự ưu thế của ngành Ngọc lan, tiếp theo đó là ngành Dương xỉ, các ngành còn lại tỷ trọng không đáng kể, cụ thể được so sánh tại bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2. Tỷ trọng của hệ thực vật Pù Hu so với hệ thực vật Việt Nam

Ngành Pù Hu Việt Nam (*) Pù Hu

/Việt Nam (%) Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

Psilotophyta 1 0,11 2 0,02 50

Lycopodiophyta 3 0,34 57 0,54 5,26

Equisetophyta 1 0,11 2 0,02 50

Polypodiophyta 105 11,75 644 6,09 16,3

Pinophyta 5 0,56 63 0,6 7,94

Magnoliophyta 779 87,14 9812 92,74 7,94

Tổng 894 100 10.580 100 8,45

(*: Số liệu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [41])

Qua bảng trên thấy rằng nếu xét riêng từng ngành thì ngành Dương xỉ trong hệ thực vật Pù Hu, một ngành có số lượng loài lớn, phân bố rộng và môi trường thích hợp nhất, đại đa số loài của chúng ưa ẩm và râm mát, có tỷ trọng cao về số loài, chiếm tới 16,3% tổng số loài Dương Xỉ của Việt Nam.

Nếu xét tổng thể, diện tích của Khu BTTN Pù Hu chỉ chiếm khoảng 1% tổng diện tích rừng đặc dụng Việt Nam (hiện nay Việt Nam có 130 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích là 2.395.200 ha), nhưng hệ thực vật ở Pù Hu đã chiếm tới 8,45% tổng số loài của cả hệ thực vật Việt Nam. Qua đánh giá trên khẳng định Khu BTTN Pù Hu là có tính đa dạng thực vật vào bậc cao của Việt Nam.

4.1.2.2. Các chỉ số đa dạng

Tiếp theo, chúng tôi đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính riêng cho từng ngành, cụ thể ghi ở bảng 4.3 sau đây:

Bảng 4.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hu

Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/ số họ

Psilotophyta 1 1 1

Lycopodiophyta 3 3 1

Equisetophyta 1 1 1

Polypodiophyta 2,5 5 2

Pinophyta 1,67 2,5 1,5

Magnoliophyta 1,35 5,45 4,02

Hệ thực vật 1,55 6,23 4,02

Qua bảng trên thấy rằng: Hệ thực vật Pù Hu có chỉ số họ là 6,23 tức là trung bình mỗi họ có khoảng 6 loài. Chỉ số đa dạng chi là 1,55 như vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 2 loài. Số trung bình chi của mỗi họ là 4,02 hay trung bình mỗi họ đều có từ 3 đến 4 chi. Ngành Lycopodiophyta là đa dạng nhất về mặt chỉ số, 1 chi có 3 loài và 1 họ cũng 3 loài. Tiếp theo là ngành Polypodiophyta mỗi chi trung bình sấp xỉ 3 loài và trung bình mỗi họ có 5 loài, tiếp theo đó là Pinophyta và Magnoliophyta, mỗi chi trung bình có 2 loài. Ngành Magnoliophyta trung bình mỗi họ có 5 đến 6 loài còn ngành Pinophyta trung bình mỗi họ có 2 đến 3 loài.

4.1.2.3. Tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc lan

Theo Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002 [37], tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3. Hệ thực vật Pù Hu có tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành

Tên taxon Loài Tỷ lệ % Chi Tỷ lệ % Họ Tỷ lệ %

Liliopsida 135 17,3 82 15,6 20 16,95

Magnoliopsida 644 82,7 445 84,4 98 83,03

Magnoliophyta 779 100 527 100 118 100

Tỷ lệ Ngọc lan/ Hành 4,8 5,43 4,9

Qua bảng trên thấy rằng: Hệ thực vật Pù Hu có tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành luôn cao hơn 4, thậm chí đạt đến 5, điều đó cho thấy hệ thực vật nơi đây mang đậm tính chất nhiệt đới.

4.1.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành

Sự đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, chúng tôi tìm ra được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:

4.1.3.1. Đa dạng bậc họ

Để đánh giá sự đa dạng bậc họ ở hệ thực vật của khu BTTN Pù Hu chúng tôi thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất. Qua thống kê và xếp theo thứ tự giảm dần thấy rằng họ ở vị trí thứ 10 có 8 chi với 19 loài.

Bảng 4.5. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật khu BTTN Pù Hu TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài Tỷ lệ

%

Số chi Tỷ lệ

%

1 Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ 47 5,26 27 4,70

2 Poaceae Họ Cỏ 35 3,91 29 5,04

3 Lauraceae Họ Re 33 3,69 8 1,39

4 Asteraceae Họ Cúc 26 2,91 22 3,83

5 Fabaceae Họ Đậu 26 2,91 15 2,61

6 Rubiaceae Họ Cà phê 25 2,80 15 2,61

7 Moraceae Họ Dâu tằm 24 2,68 7 1,22

8 Polypodiaceae Họ Dương xỉ 20 2,24 7 1,22

9 Caesalpiniaceae Họ Vang 19 2,13 9 1,57

10 Araceae Họ Ráy 19 2,13 8 1,39

Như vậy có thể khẳng định rằng trong 10 họ đa dạng nhất ở Khu BTTN Pù Hu thì ít nhất mỗi họ cũng có 19 loài trở lên, chi tiết các họ được ghi ở bảng 4.5

Qua bảng 4.5 thấy rằng 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hu mặc dù chỉ chiếm khiêm tốn 7% tổng số họ của toàn hệ nhưng lại có số loài là 274 và số chi là 147, chiếm 30,65 % tổng số loài và 25,57% tổng số chi trong toàn hệ thực vật. Trong số những họ đa dạng nhất phải kể đến như họ Ba mảnh vỏ – Euphorbiaceae với 47 loài, 27 chi; họ Cỏ – Poaceae với 35 loài, 29 chi; họ Re – Lauraceae với 33 loài, 8 chi, đây đều là những họ lớn và giàu loài của Việt Nam.

Ngoài ra sự xuất hiện họ Dương xỉ - Polypodiaceae trong 10 họ đa dạng nhất chứng tỏ Pù Hu là môi trường thuận lợi, thích hợp cho các loài Dương xỉ phát triển.

4.1.3.2. Đa dạng bậc chi

- Các chi đa dạng nhất: Qua trống kê hệ thực vật của khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có 10 chi đa dạng nhất (với số loài ít nhất trong mỗi chi là 6 loài trở lên) chiếm 1,74% tổng số chi của toàn hệ (nhưng có tới 80 loài, chiếm 8,95% tổng số loài của toàn hệ). Chi tiết xem bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật khu BTTN Pù Hu

TT Tên chi Họ Số loài Tỷ lệ %

1 Ficus Moraceae 16 1,79

2 Litsea Lauraceae 10 1,12

3 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 8 0,89

4 Pteris Pteridaceae 7 0,78

5 Diospyros Ebenaceae 7 0,78

6 Cinnamomum Lauraceae 7 0,78

7 Syzygium Myrtaceae 7 0,78

8 Lepisorus Polypodiaceae 6 0,67

9 Caesalpinia Caesalpiniaceae 6 0,67

10 Clerodendron Verbenaceae 6 0,67

10 chi đa dạng nhất (1,74% tổng số chi) 80 8,95

4.1.4. Đa dạng về dạng sống

Dạng sống được đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934), tỷ lệ của nhóm dạng sống đã được xác định sẽ lập thành lập thành Phổ dạng sống (Spectrum of Bilology – SB). Tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 4.7. Từ số loài đã xác định được dạng sống, chúng tôi đã thiết lập Phổ dạng sống cho hệ thực vật Pù Hu như sau:

SB = 74,83Ph + 4,92Ch + 6,82Hm + 6,26Cr + 7,16Th Bảng 4.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTTN Pù Hu

Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ %

Nhóm cây chồi trên Ph 669 74,83

Cây gỗ lớn Meg 74 8,28

Cây gỗ vừa Mes 155 15,59

Cây gỗ nhỏ Mi 133 14,88

Cây có chồi trên lùn Na 93 10,40

Cây bì sinh Ep 37 4,14

Cây chồi trên thân thảo Hp 72 8,05

Cây dây leo Lp 103 11,52

Cây kí sinh hay bán kí sinh Pp 2 0,22

Nhóm cây chồi sát đất Ch 44 4,92

Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 61 6,82

Nhóm cây chồi ẩn Cr 56 6,26

Nhóm cây một năm Th 64 7,16

Tổng số 894 100

Hình 4.1. Biểu đồ phổ dạng sống hệ thực vật Pù Hu

Qua Phổ dạng sống cho thấy: Nhóm cây chồi trên chiếm tỷ lệ cao nhất, ưu thế hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Điều đó cho thấy tính chất nhiệt đới điển hình của hệ thực vật Pù Hu.

Hình 4.2. Biểu đồ phổ dạng sống nhóm cây chồi trên hệ thực vật Pù Hu

Trong nhóm cây chồi trên mặt đất, dạng sống của cây gỗ nhỡ chiếm tỷ lệ cao nhất (15,59% tổng số loài), tiếp theo là dạng sống của cây gỗ nhỏ (14,48% tổng số loài),

.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0

Ph Ch Hm Cr Th

Tỷ lệ %

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0

Meg Mes Mi Na Ep Hp Lp Pp

Tỷ lệ %

cây dây leo (11,52% tổng số loài) và cây có chồi trên lùn (10,4% tổng số loài). Cây gỗ lớn cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (8,28% tổng số loài). Như vậy ta có thể khẳng định Pù Hu mang tính nhiệt đới núi thấp (điều kiện ẩm nhưng địa hình thấp), nên dạng sống ưu tiên cho các nhóm cây gỗ vừa và nhỏ, cây bụi và cây dây leo.

4.1.5. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật

Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật khu BTTN Pù Hu cũng như tài liệu tham khảo chuyên môn, đã thống kê được trong tổng số 894 loài thực vật của khu BTTN Pù Hu có 628 loài thực vật đã xác định được công dụng chiếm 70,36% tổng số loài của hệ, kết quả về nhóm giá trị sử dụng tài nguyên thực vật của hệ thực vật khu BTTN Pù Hu được ghi nhận trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Giá trị sử dụng của hệ thực vật Pù Hu

Công dụng Kí hiệu Số loài Tỷ lệ %

Cây làm thuốc (Medicine) M 398 44,52

Cây ăn được (Food and fruit) F 212 23,71

Cây cho gỗ (Timber) T 184 20,58

Cây làm cảnh (Ornamental) Or 84 9,40

Cây cho dầu (Oil) Oi 26 2,91

Cây cho tinh dầu (Essential oil) E 18 2,01

Cây có độc (Poisonous plants) Pm 15 1,68

Cây cho tanin, nhựa, nhuộm Ta 7 0,78

Cây cho sợi (Fibre) Fb 18 2,01

Cây có công dụng khác U 5 0,56

Tổng số lượt công dụng 628 70,36

Trong số 894 loài thực vật ở Pù Hu, chúng tôi đã thống kê được 355 loài có một công dụng (chiếm 39,71% tổng số loài của hệ). Tổng số các loài có hai công dụng là 205 loài (chiếm 22,93% số loài của hệ), một số loài đại diện như:, Màng tang

Đặc biệt là số loài có nhiều hơn hai công dụng có tới 86 loài (chiếm 9,62%

số loài của hệ) với các đại diện như: Sến mật (Madhuca pasquieri ), Sảng nhung (Sterculia lanceolata), Hu đay (Trema orientalis), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa),…

với các công dụng như làm thuốc, lấy gỗ, làm thức ăn hay màu nhuộm…

Tài nguyên cây thuốc

Khu BTTN Pù Hu có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với 398 loài (chiếm 44,52% tổng số loài của khu vực nghiên cứu) với nhiều loài cây thuốc quí và được sử dụng rộng rãi như: Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Ngũ gia bì (Schefflera sp.), Hồng bì rừng (Clausena excavata) được sử dụng như một vị thuốc tăng lực đối với sức khỏe con người và đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng.

Tài nguyên cây lấy gỗ.

Chúng tôi đã thống kê được 184 loài (chiếm 20,58% tổng số loài toàn hệ).

Thành phần loài không cao nhưng trong quá trình điều tra chúng tôi thấy các loài cây cung cấp gỗ rất phong phú về số lượng cá thể cũng như độ tuổi của cây.

Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.

Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ khác của hệ thực vật khu BTTN Pù Hu gồm các giá trị, triển vọng trong lĩnh vực là cây ăn quả, lương thực, thức ăn cho người hoặc gia súc; cây làm cảnh (sử dụng hoa hay thế, dáng cây); cây lấy sợi (sử dụng cho thủ công, mỹ nghệ); cây độc; cây lấy tinh dầu, dầu béo,…

Nhóm loài ăn được: có 212 loài (chiếm 23,71% tổng số loài toàn hệ) với các loài đại diện như: Trám đen (Canarium tramdenum), Trám trắng (Canarium album), Xoài (Mangifera indica), Bứa (Garcinia oblongifolia), Chòi mòi (Antidesma bunius), Sung (Ficus racemosa)…

Nhóm các cây làm cảnh: 84 loài (chiếm 9,4% tổng số loài toàn hệ) với các đại diện như: các loài Lan – Orchidaceae, Lộc vừng (Barringtonia racemosa), Si (Ficus retusa), Kim giao (Nageia fleuryi)…

Nhóm cây độc: 15 loài (chiếm 1,68% tổng số loài toàn hệ) nằm trong 99 họ thực vật lớp Hai lá mầm của ngành Hạt kín. Ví dụ: Sơn (Toxicodendron

succeedanea), Sui (Antiaris toxicaria), Xoan (Melia azedarach), Cơi (Pterocarya tonkinensis), Chẹo tía (Engelhadtia roxbughiana).

Nhóm các loài cây còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số loài của toàn hệ nhưng đã góp phần làm tăng tính đa dạng, phong phú nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng của hệ thực vật khu BTTN Pù Hu. Các ứng dụng cụ thể từ một số ít các giá trị của các loài song mây trong thủ công mỹ nghệ, trong nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc.

4.1.6. Đa dạng nguồn gen quí hiếm.

Bảng 4.9. Danh sách các loài cây quí hiếm

TT Tên Loài Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ32/

2006 CITES 1 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai EN

2 Aglaia odorata Lour. Ngâu rừng VU

3 Aglaia perviridis Hiern Quyếch, Gội xanh

VU

4 Alstonia scholaris (L.) R.Br Sữa VU 5 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá

vôi

EN IA

6 Calamus platyacanthus Warb. ex

Becc. Song mật

VU

7 Canarium tramdenum Dai et Jakovt Trám đen VU 8 Canthium dicoccum Tinn. et Binn. Xương cá VU 9 Castanopsis ferox (Roxb.) Spach Dẻ gai nhiều VU 10 Castanopsis hytrix A.DC.

Dẻ lá đỏ (cà ổi lá đỏ)

VU

11 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa VU VU 12 Dalbergia assamica Benth. (D.

balansae Prain)

Trắc (cọ khẹt lá nhỏ)

VU

14 Deutzianthus tonkinensis Gagnep. Mọ VU

15 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu VU

16 Drynaria bonii H. Christ Cốt toái bổ bon VU 17 Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.)

J. Sm. Cốt toái bổ EN

18 Elaeocarpus apiculatus Mast. Côm lá bàng CR

19 Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh EN IIA

20 Garcinia fagraeoides A.Chev. Trai lý EN IIA

21 Gnetum momtanum Markgr. Dây gắm III

22 Hopea chinensis (Merr.) Hand.-

Mazz. Sao hòn gai

CR

23 Hopea mollissima C.Y. Wu Táu mặt quỷ CR VU 24 Hydnocarpus hainanensis (Merr.)

Sleum Nang trứng

VU

25 Knema pierrei Warb.

Máu chó lá to

VU

26 Lithocarpus balansae (Drake) A.

Camus

Sồi lá mác VU

27 Lithocarpus cerebrinus (Hickel et A.

Camus) A. Camus

Sồi phảng EN

28 Madhuca pasquieri H.J. Lam Sến mật

VU EN

29 Mangifera minutifolia Evrard. Xoài rừng VU

30 Manglietia fordiana Oliv. Vàng tâm VU

31 Markhamia stipulata (Roxb.) Seem. Đinh VU IIA

32 Melientha suavis Pierre Rau sắng VU

33 Michelia balansae Dandy Giổi bà VU

34 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao VU

35 Neerrvilia aragoana Gaudich. Lan một lá IIA

36 Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y.

Hu Giổi xương VU

37 Parashorea chinensis Wang Hsie Chò chỉ EN

38 Podocarpus neriifolius D.Don Thông tre VU III

39 Protium serratum (Wall.et Coleber) Cọ phèn VU 40 Stephania hernandiifolia (Wild.)

Walp. Cam thảo IIA

41 Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi IIA

42 Strychnos umbellata Merr. Mã tiền dây VU

43 Vatica subglabra Merr. Táu nước EN

44 Zenia insignis Chun Muồng nhiệm VU

Chú thích: - Sách Đỏ VN (2007): Cấp EN- Nguy cấp; VU- Sẽ nguy cấp.

- Danh lục Đỏ IUCN (2009): cấp CR- rất nguy cấp; cấp EN-nguy cấp; VU- sẽ nguy cấp.

- Nghị định 32/ 2006/NĐ/CP: IA- Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đíc thương mại; IIA- Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

- Cites: I - Loài bị đe dọa tuyệt diệt; II – Loài xắp bị đe dọa tuyệt diệt;

III – Loài do quy định từng nước để ngăn chặn hoặc hạn chế khai thác.

4.1.6.1. Các loài qúi, hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007)

Hệ thực vật Pù Hu có tổng số 25 loài được ghi nhận trong SĐVN (2007), chiếm 2,8% tổng số loài của hệ và chiếm 5,7% tổng số loài thực vật bậc cao quý, hiếm trong SĐVN.

Trong đó:

 6 loài quí, hiếm đang ở mức nguy cấp (EN) thì có 3 loài là cây thuốc quý như: Cốt toái bổ - Drynaria fortunei, Ngũ gia bì gai - Acanthopanax trifoliatus, Kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hu, tỉnh thanh hóa (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)