0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đối với Chính phủ, cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NỢ ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 89 -92 )

Sớm ban hành các chính sách còn thiếu, chỉ đạo ra soát các văn bản đã ban hành, hướng dẫn các nội dung còn chưa rõ rang, chồng chéo. Đồng thời là việc tổ chức đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Luật BHXH. Phối hợp với các cơ quan tư pháp sửa đổi bổ sung những quy định có liên quan đến thủ tục để khởi kiện tổ chức, cá nhân vi phạm luật BHXH.

Xây dựng các phương án ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến trong hoạt động quản lý BHXH.

Phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm xác định đối tượng phải tham gia BHHX; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan lập phương án điều tra, thống kê, xác định và quản lý các đối tượng phải tham gia đóng BHXH, mức tiền lương đóng BHXH theo quy định của pháp luật để bảo đảm việc thu BHXH hàng năm theo đúng pháp luật. Đồng thời phân rõ trách nhiệm những đơn vị có liên quan đến công tác phối hợp thu quản lý BHXH.

Nghiên cứu phương án thí điểm thu các chế độ BHXH bắt buộc thông qua cơ quan thuế để chống thất thu, giảm chi phí quản lý như hầu hết các nước trên thế giới thực hiện.

Chính phủ cần xác định rõ trách nhiệm trong mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan đại diện người lao động và cơ quan BHXH trong việc cung cấp thông tin và xử lý doanh nghiệp vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động trốn, trây ỳ, chậm nộp BHXH. Cần bổ sung “quy định riêng” về xử phạt vi phạm về BHXH. Mới đây, Nghị định 86 ngày 13/8/2010 của CHính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH từ đó mức phạt cao nhất được quy định tại điểm b, khoản 2 quy định “Mức phạt cao nhất trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH là 30 triệu đồng” mức phạt này dựa trên cơ sở Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính ngày 2/4/2008. Tại điểm b, khoản 2 Điều 14 sửa đổi bổ sung pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 ghi rõ căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa 30 triệu trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về BHXH.

Nhóm xin kiến nghị: Sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành chính vi phạm pháp luật về BHXH để đủ sức răn đe.

Nghiên cứu phương án tổ chức, hoạt động tổ chức có hiệu quả, bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH nhằm bảo đảm an toàn và cân đối thu-chi quỹ BHXH lâu dài.

Cần trao quyền cho cơ quan BHXH trong việc xử lý vi phạm về BHXH góp phần tăng cường vai trò của ngành đồng thời đảm bảo hoạt động thu nợ BHXH hiệu quả hơn.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển thì hiệu quả của công tác thu BHXH mới đạt được kết quả tốt. Bởi lẽ, hiện nay BHXH đang được triển khai rộng trên phạm vi là các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh và xu hướng hiện nay là NLĐ làm việc trong khu vự ngoài quốc doanh đang gia tăng cho nên để có thể thu được tiền đóng BHXH từ các đối tượng này thì chỉ khi các doanh nghiệp mà họ đang làm, làm ăn phát triển và có lợi nhuận. Chính vì thế khi Nhà nước tạo sự thông thoáng trong kinh doanh, có sự định hướng kinh tế lớn và có chiến lược phát triển cho các thành phần kinh tế này như: sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn để đầu tư phát triển hay giảm thuế… thì khi đó các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mục tiêu lợi ích kinh tế của họ đáp ứng thì lục này họ sẽ không ngần ngại đóng BHXH cho người lao động. Đây một trong những biện pháp kích cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuật kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao số thu cho nguồn quỹ BHXH góp phần giảm chi cho Ngân sách Nhà nước.Chế tài xử phạt vi phạm BHXH theo

Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ chưa đủ mạnh để tác động hữu hiệu đến các doanh nghiệp vi phạm (hành vi trốn đóng, gian lận, không trích nộp BHXH kịp thời…) các trường hợp vi phạm như vậy mức phạt chung là 2 triệu đồng. Nếu cứ giữ mức phạt như hiện nay thì quá thấp cho các doanh nghiệp có số nợ đọng lên tới hàng trăm, hàng triệu đồng. Do vậy, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp chế tài đủ mạnh để có thể răn đe, cảnh cáo và phạt mạnh đối với các hành vi trốn đóng, chậm nộp và cố tình trốn đóng BHXH.

Đây là một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác pháp chế trong BHXH. Hiện nay, trong các văn bản hiện hành Nhà nước mới chỉ giao cho BHXH Việt Nam quyền kiểm tra, quyền truy thu chứ chưa giao quyền xử lý các trường hợp vi phạm chính sách BHXH như nộp chậm hoặc không nộp, trốn nợ hoặc không đóng BHXH. Vì vậy để nâng cao chế tài xử phạt và đảm bảo công bằng cho người tham gia BHXH và mức chịu trách nhiệm cao nhất của các đơn vị nợ đọng thì lại quá thấp, ngày 16/4/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2004/NĐ - CP trong đó quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH nhưng mức phạt cao nhất mới chỉ có 20 triệu đồng bởi có những doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH lên tới hàng tỷ đồng như Tổng công ty Cà phê Việt nam hoặc ngành Giao thông vận tải họ sẵn sàng chịu phạt để chiếm dụng số quỹ đóng đó để quay vòng. Do vậy, nên chăng cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh và nặng hơn cho các mức nợ đọng và số tiền phạt hành chính có thể là cao hơn 20 triệu… Mức cao nhất có thể là phạt hình sự đối với đối tượng trốn đóng tiền BHXH. Hơn nữa đó là chưa kể đến tình trạng của các chế tài xử phạt các đối tượng vi phạm quỹ đóng BHXH từ người tham gia BHXH. Bởi khi phát hiện ra cơ quan BHXH lại không được quyền xử phạt mà chỉ là lập biên bản và gửi các cơ quan có thẩm quyền xử lý do vậy mà tình trạng thất thu của quỹ BHXH ngày một tăng

lên. Chính vì vậy nên chăng Nhà nước cần giao cho cơ quan BHXH Việt nam những biện pháp với tính cưỡng chế mạnh…Để nhằm thực hiện tốt vai trò của cơ quan BHXH Việt nam đó là đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NỢ ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 89 -92 )

×