0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nguyên nhân nợ đọng ở nước ta

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NỢ ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 63 -66 )

Nợ đọng BHXH ở nước ta chủ yếu do các nguyên nhân sau:

a) Nguyên nhân về khuôn khổ pháp lý và cơ quan BHXH.

Quy định xử phạt vi phạm BHXH còn quá thấp, không đủ sức răn đe.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc không tham gia BHXH cho người lao động của các cơ quan chức năng quản lý về BHXH chưa hoạt động thường xuyên và số doanh nghiệp đã thanh, kiểm tra là rất ít so với yếu cầu. Trong khi đó, BHXH Việt Nam không có quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm về lao động, quỹ lương, không đóng BHXH kịp thời hoặc có các hành vi gian lận, lừa dối để hưởng các chê độ BHXH. Mặt khác, ngành BHXH cũng chỉ có quyền kiểm tra mà không có quyền xử phạt. Nếu muốn, lại phải chuyển sang Bộ Lao động – thương binh và xã hội. Mà lực lượng thanh tra của Bộ này quá mỏng. Đối với các trường hợp người sử dụng lao động có các hành vi vi phạm về tham gia BHXH, cơ quan BHXH phát hiện và báo cáo lên cấp trên nhưng kết quả xử lý còn chậm, dẫn đến việc thực hiện tham gia BHXH còn thấp, nhất là khu vực NQD. Như vậy có nghĩa là việc thực hiện các quy định của Nhà nước của các doanh nghiệp còn chua nghiêm túc nhưng lại chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo quy định về việc xử lý các doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ BHXH với người lao động, các doanh nghiệp không những phải nộp tiền BHXH chưa nộp mà còn phải nộp một khoản tiền phạt. Về pháp lý, mức xử phạt với các hành vi vi phạm còn quá nhẹ so với số tiền hang tỉ đồng nợ đọng. Theo Nghị định 135/2007/NĐ- CP thì mức xư phạt cao nhất chỉ là 20 triệu đồng. Sau đó, theo Pháp lệnh Xử lý các vi phạm hành chính được thong qua ngày 22/4/2008 thì mức phạt cao nhất chỉ là 30 triệu đồng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động chấp nhận bị phạt còn hơn là trả lãi vay ngân hàng.

Về mặt chủ quan, các đơn vị thuộ hệ thống BHXH Việt Nam chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và nắm chắc tình hình biến động người lao động và quỹ lương của các đơn vị sử dụng lao động. Trên thực tế, số liệu về số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH rất khó thống kê và cập nhật thường xuyên vì có nhiều doanh nghiệp có số lao động rất biến động, khi được cấp phép kinh doanh thì không hoạt động hoặc nhiều doanh nghiệp có nhiều lao động đã là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.

Trong khi đó, việc đôn đốc, nhắc nhở người sử dụng lao động và bản than người lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời còn chậm. Mặt khác, công tác quản lý hồ sơ, lý lịch gốc của nhiều đơn vị sử dụng lao động còn thấp kém, thiếu chặt chẽ và để thất lạc nhiều dẫn đến việc cấp sổ và ghi sổ BHXH cho từng người lao động còn chậm, thiếu căn cư pháp ký ghi trong quá trình đóng BHXH vào quỹ BHXH của người lao động. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH là phải được cập nhật những thông tin về tình hình di chuyển, biến động về số lượng người lao động của từng đơn vị sử dụng lao động và mức đóng góp của từng người lao động. Đó là một khối lượng công việc rất lớn, trong ngành BHXH lại chưa có công nghệ quản lý bằng kỹ thuật hiên đại, công quản tác quản lý vẫn làm thủ công.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu BHXH còn nhiều hạn chế. Hoạt động thu BHXH hiện nay phần lớn còn mang tính thủ công, chưa có sự ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi dẫn đến chưa thực hiện được hàng loạt các công việc liên quan đến hoạt động thu BHXH mang tính hiện đại như: quản lý việc đăng kí tham gia BHXH qua mạng, qua mã số cá nhân; chưa thực hiên được việc truy vẫn tình hình tham gia BHXH của từng người lao động; sự nối mạng giữa các bộ phận trong hệ thống BHXH còn rất hạn chế.

Hoạt động thu phí BHXH còn chưa thuận tiện. Điều này được thể hiện ở việc BHXH Việt Nam chưa thực hiện thu BHXH thông qua dịch vụ thu

BHXH. Hiện nay, đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng trong khi biên chế cán bộ làm công tác thu BHXH thì không thể tăng theo cùng tỉ lệ. Hơn nữa, chính vì chưa có cơ chế thu BHXH nên cơ quan BHXH ở địa phương chỉ biết chờ đối tượng tham gia BHXH đến đăng kí nộp; các hoạt động đôn đốc, nhắc nhở các đối tượng tham gia còn rất hạn chế. Ngoài ra, việc thu nộp BHXH còn cứng nhắc, chưa đa dạng, chưa tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia BHXH.

Sự kiểm soát đối với các hoạt động thu BHXH còn chưa chặt chẽ. Sự kiểm soát chưa chặt chẽ làm cho tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH còn diễn ra khá phổ biến. BHXH cũng như các cơ quan có liên quan đến BHXH hiện này chưa kiểm soát được chính xác đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Hoạt động đăng kí tham gia BHXH của đối tượng tham gia gồm NLĐ, NSDLĐ còn lỏng lẻo. Công tác thanh, kiểm tra còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả xử ký chưa tốt. Hiệu quả thu BHXH còn thấp thể hiện ở chỉ tiêu số tiền BHXH thu được trên 1 đồng chi phí ngày càng thấp. Điều này phản ánh tốc độ tăng chi BHXH hơn là tốc độ tăng thu. Đó là do vẫn còn hiện tượng “bắt tay”, “tư vấn” cho doanh nghiệp để tray ì công nợ.

b) Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động.

Một số đơn vị lao động thực sự gặp khó khăn trong tình hình kinh doanh, không đủ khả năng tài chính nên chỉ cho một số ít người lao động tham gia BHXH. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thưa lỗ, không có tiền để nộp BHXH; một số doanh nghiệp cố tình không nộp, chậm nộp. Thậm chi, có nhiều doanh nghiệp khai giảm lao động và quỹ lương, nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có nhiều doanh nghiệp đã kí hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng hoặc khai ít lao động để trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH. Đặc biệt là giai đoạn 2008, 2009 tình hình cắt giảm lao động của các doanh nghiệp diễn ra khá phức tạp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng tính khó khăn chung của nền kinh tế đã

cắt giảm lao động sau đó lại tuyển them lao động mới với chi phí lương chỉ bẳng 70% lương công nhân làm lâu năm. Bởi hợp đồng lao động dưới 3 tháng, chủ doanh nghiệp sẽ không phải chịu trách nhiệm về tham gia BHXH cho người lao động. Nếu bị phát hiện và thanh tra thì doanh nghiệp chịu nộp phạt và tiếp tục vi phạm.

Đa số các tổ hợp tác, các hộ kinh doanh cá thể…hoạt đông sản xuất kinh doanh theo phương thức gia đình, tự làm, tự hạch toán, tự sử dụng lao động theo hình thức thuê mướn công nhật, không thực hiện ký kết hợp đồng lao động và không quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi với người lao động. Ý thức tuân thủ pháp luật của người sử sụng lao động còn thấp, chưa quan tâm đến nghĩa vụ của mình và người lao động, trong khi người lao động do sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi quyền lợi của mình.

Nhiều chủ sử dụng lao động yêu cầu người lao động đóng toàn bộ dố tiền phải trích nộp BHXH thay vì đơn vị đóng theo tỷ lệ mà Luật BHXH đã quy định theo mức tiền lương, tiền công.

c) Nguyên nhân từ phía người lao động.

Việc ban hành và thực thi chính sách BHXH ở nước ta đã trải qua một thời gian dài nhưng cho đến nay nhận thức của người lao động nói riêng và của cả xã hội nói chung về chính sách này còn rất hạn chế. Phần đông người lao động và người dân còn chưa biết, chưa hiểu về bản chất, vai trò của chính sách này đối với người lao động cũng như đối với sự phát triển của xã hội. Do vậy, các hành vi vi phạm của chủ sử dụng lao động liên quan đến NLĐ nhưng bản than họ lại không biết.

Mặt khác, người lao động đa phần chỉ quan tâm đến thu nhập của họ ở hiện tại mà ít quan tâm trong tương lai, họ chỉ muốn giữ nhiều tiền mặt. Họ ít tin tưởng vào An sinh xã hội mà tin vào các chương trình tiết kiệm của tư nhân là chủ yếu.

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NỢ ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 63 -66 )

×