Mục tiêu của chiến lược và các giải pháp

Một phần của tài liệu bảo hiểm xã hội và nợ động bảo hiểm xã hội (Trang 72 - 74)

3.1.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHYT nhằm bảo vệ chăm sóc sức khỏe, bảo đảm ổn định việc làm và đời sống cho các thành viên tham gia BHXH, góp phần ổn định phát triển kinh tê

– xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Mục tiêu cụ thể:

a) Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH. Tiến tới thực hiện BHXH cho mợi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân và BHYT toàn dân.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Trên cơ sở đó, từng bước mở rộng các chế độ BHXH để đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động và hòa nhập với quốc tế.

b) Nâng cao năng lực quản lý của BHXH Việt Nam theo hướng tinh, gọn bộ máy, hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành và không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín phục vụ người tham gia BHXH.

c) Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trong toàn ngành. Chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình thực hiện BHXH, BHYT. Đặc biệt, trong quy trình cải cách hành chính thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”.

d) Bảo tồn và, tang trưởng quỹ BHXH, BHYT bằng cách: tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH, BHYT từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, BHYT. Tiền kết dư của quỹ BHXH được đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

e) Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về BHXH, BHYT. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, các quy định pháp luật về BHYT, BHXH trên mọi tầng lớp nhân dân.

f) Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực và các nước có kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.

3.1.2.2 Các giải pháp chủ yếu Mở rộng đối tượng tham gia BHXH:

Đây là nhiệm vụ số một của ngành BHXH giai đoạn từ nay đến 2020 nhằm thực hiện BHXH bắt buộc đối với những đối tượng quy định tại Luật BHXH, đặc biệt là các đối tượng thuộc khu vực phi chính thức. Năm 2020 phấn đấu tổng số đối tượng tham gia BHXH là 33,6 triệu người, trong đó đối tượng bắt buộc là 31,9 triệu người và tự nguyện là 1,6 triệu người với số thu BHXH là 188,8 nghìn tỷ đồng, trong đó số thu BHXH bắt buộc là 185.7 nghìn tỷ đồng và tự nghuyện là 3,1 nghìn tỷ đồng.

a) Biện pháp

Cần có sự hoàn thiện về hệ thống pháp luật. Ngoài Luật BHXH, Luật Lao động, cần xây dựng các luật mới trong lĩnh vực an sinh xã hội như: Luật việc làm, Luật tiền lương tối thiểu, Luật cung cấp các dịch vụ công… Tiếp tục hoàn thiện các quy định về luật pháp và cơ chế chính sách về BHXH cả khu vực chính thức và phi chính thức.

b) Phân nhóm đối tượng và lộ trình thực hiện

- Đối với nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: Nên tập trung làm tốt ở khối doanh nghiệp. Có chế tài xử phạt đi đôi với công tác tuyên truyền sẽ là thành công để đảm bảo 100% số lao động thuộc diện tham gia BHXH, được tham gia BHXH. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ phủ được 30,5% (khoảng 18,3 triệu người).

Đối với nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: để mở rộng diện tham gia BHXH, không nên triển khai một cách ồ ạt mà nên chọn những địa phương mức sống của người dân dự kiến tham gia BHXH đạt từ trung bình trở lên (so với mức bình quân toàn quốc). Sau năm 2020 khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội Đảng X đề ra thì có 80%-100% số lao động trong cả nước được tham gia vào chương trình BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện.

Một phần của tài liệu bảo hiểm xã hội và nợ động bảo hiểm xã hội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w