* Mức độ sử dụng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐ vẽ được thể hiện ở bảng dưới đây.
23
Bảng 1.2.1: Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
STT Các biện pháp
Mức độ sử dụng Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ SL % SL % SL %
1
Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lƣợng cho trẻ.
17 34 33 66 0 0
2
Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
10 20 30 60 10 20
3
Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành BTSL cho trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng.
10 20 27 54 13 26
Qua kết quả điều tra trên cho thấy, phần lớn giáo viên cũng đã dùng các biện pháp sử dụng hoạt động vẽ trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nhƣng chủ yếu chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Cũng có những biện pháp được giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên tương đối cao, và cũng có những biện pháp mà giáo viên chƣa sử dụng bao giờ chiếm tỉ lệ không nhỏ, mức độ sử dụng các biện pháp trên của giáo viên cụ thể nhƣ sau:
- Biện pháp 1: Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ vào quá trình luyện tập nhằm củng cố kiến thức về số lượng, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Kết quả điều tra cho thấy có 34% số giáo viên thường xuyên quan tâm và tạo ra những tình huống có sử dụng hoạt động vẽ trong quá trình hình thành
24
BTSL cho trẻ nhằm kích thích hứng thú của trẻ, có 66% số giáo viên thỉnh thoảng làm công việc này và không có giáo viên nào không bao giờ sử dụng biện pháp này trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ.
Khi đƣợc trò chuyện, phỏng vấn thì hầu hết các giáo viên đều thể hiện sự hiểu biết khá chính xác của mình về biện pháp này bằng ví dụ thực tiễn, nhƣng chỉ xoay quanh những ví dụ nhƣ: vẽ hoa đủ số lƣợng cánh theo yêu cầu, vẽ thêm cánh cho bông hoa để bông hoa có 5 cánh, 7 cánh… Thực tế cho thấy trong tất cả các chủ đề của trẻ đều có thể sử dụng hoạt động vẽ vào trong quá trình luyện tập nhằm củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ. Khi sử dụng biện pháp này thường xuyên giáo viên có thể giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, kĩ năng so sánh và hơn hết nó sẽ giúp trẻ có tƣ duy, phản xạ nhanh nhạy hơn trong quá trình hình thành BTSL.
- Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Qua điều tra có 20% số giáo viên thường xuyên sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài giúp nâng cao hiệu quả quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi xác định số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng, 60% số giáo viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này, 20% số giáo viên không bao giờ dùng biện pháp này. Có thể nhận thấy vẽ theo đề tài là nội dung có tính trừu tƣợng hơn so với hoạt động vẽ theo mẫu, và hầu hết các giáo viên có ý kiến là biện pháp này khó thực hiện.
Chính vì vậy mà có tới 60% giáo viên chỉ thỉnh thoảng thực hiện và có tới 20% giáo viên không bao giờ làm. Nhƣng nếu kĩ năng vẽ của trẻ tốt và cách tổ chức lớp học của giáo viên linh hoạt thì việc thực hiện biện pháp này cũng khá đơn giản lại mang đƣợc hiệu quả, vì vẽ theo đề tài sẽ giúp trẻ vui vẻ, thoái mái hơn khi thực hiện bài tập.
- Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng.
25
Có 20% số giáo viên thường xuyên thiết kế và sử dụng các trò chơi hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng, 54% số giáo viên thỉnh thoảng sử dụng các trò chơi nhƣ vậy, và có 26% số giáo viên không bao giờ sử dụng biện pháp trên. Với biện pháp này thì những kết quả điều tra trên cũng phản ánh sự thiếu tích cực của giáo viên trong việc sử dụng các trò chơi hình thành BTSL cho trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng.
Bản chất trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học chính vì vậy mà các trò chơi có mục đích giáo dục rõ ràng, có tính tƣ duy cao luôn có tác dụng tốt đối với trẻ và sẽ cần nhiều trò chơi học tập hơn dành cho các hoạt động của trẻ ở trường mầm non nói chung và cho quá trình hình thành BTSL của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.
* Những khó khăn mà giáo viên thường gặp trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
26
Bảng 1.2.2: Những khó khăn của giáo viên trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
STT Các khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ
1 Thiếu tài liệu hướng dẫn 50/50 100
2 Điều kiện vật chất không đảm bảo 40/50 80
3
Thiếu kiến thức và kĩ năng trong việc lập kế hoạch cho nội dung hình thành BTSL cho trẻ thông qua HĐ vẽ.
23/50 46
4 Có ít thời gian chuẩn bị cho hoạt động giáo
dục này. 37/50 74
5 Khả năng tiếp thu về số lƣợng của trẻ còn
hạn chế. 14/50 28
6 Khả năng vẽ của trẻ còn hạn chế. 19/50 38 7 Số lƣợng trẻ trong lớp quá đông. 46/50 92 8 Trẻ không có hứng thú với giờ học về nội
dung số lương. 9/50 18
Qua bảng số liệu trên có thể thấy giáo viên mầm non gặp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi. Những khó khăn trên đã gây ra những hạn chế nhất định cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục này ở trường mầm non.
Nhìn vào bảng thống kê những khó khăn của giáo viên dễ dàng nhận thấy những khó khăn mang tính khách quan như: thiếu tài liệu hướng dẫn, điều kiện vật chất không đảm bảo hay lớp học quá đông, những khó khăn này chiếm tỉ lệ rất cao trong quá trình hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ.
Thực tế cho thấy chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng hoạt động vẽ vào trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ. Để thực hiện đƣợc
27
điều này đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong cách nghĩ, trong cách tổ chức hoạt động giáo dục.
Ngoài ra giáo viên còn gặp phải những nguyên nhân chủ quan nhƣ: giáo viên thiếu kiến thức, kĩ năng trong việc lập kế hoạch cho nội dung hình thành BTSL cho trẻ thông qua hoạt động vẽ, thời gian chuẩn bị còn hạn hẹp. Vì thế mà giáo viên nên chủ động tìm kiếm những tài liệu hỗ trợ hoặc tích cực trong việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ cấp trên và đồng nghiệp về quá trình hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ.
Còn một số khó khăn khác nhƣ khả năng tiếp thu những kiến thức về số lƣợng của trẻ còn hạn chế, khả năng vẽ còn trẻ của thấp, trẻ chƣa có hứng thú với giờ học về nội dung số lƣợng. Có thể thấy những khó khăn này bắt nguồn từ phía trẻ, nhƣng nguyên nhân chính của những khó khăn đó còn bắt nguồn từ phái giáo viên. Giáo viên cần tích cực, chủ động và sáng tạo hơn nữa trong các hoạt động của trẻ thì trẻ mới hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng có nhƣ vậy thì khả năng của trẻ mới đƣợc củng cố và phát triển hơn.
Nhƣ vậy, từ những phân tích trên cho thấy việc lựa chọn và đƣa ra những biện pháp hứu hiệu giúp giáo viên nâng cao mức độ hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
28
Kết luận chương 1
Với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng việc hình thành BTSL là cần thiết và rất quan trọng nhằm giúp trẻ nhận biết số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng của sự vật, hiện tƣợng, giúp trẻ có khả năng đếm xác định số lƣợng, khả năng so sánh số lƣợng, biến đổi số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng bằng cách thêm hoặc bớt nhóm…Giúp trẻ có biểu tƣợng bền vững về con số, biết tạo số mới từ số ban đầu, nắm rõ đƣợc mối quan hệ giữa các số liền kề trong dãy số tự nhiên, đây chính là cơ sở cho trẻ tiếp tục học các môn học ở trường phổ thông sau này.
Với quan điểm giáo dục tích hợp nhƣ hiện nay thì HĐ vẽ là một hoạt động không chỉ đơn thuần là mang lại giá trị tinh thần cao mà thông qua đó nhà giáo dục có thể lồng ghép tích hợp các HĐ khác nhằm mục đích giáo dục nào đó. Trong quá trình tổ chức HĐ hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi nếu giáo viên biết phát huy ƣu thế của HĐ vẽ trong quá trình HĐ ứng với từng nội dung cụ thế sẽ giúp nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ.
Kết quả điều tra thực trạng việc hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ tại hai trường MN cho thấy. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy việc hình thành BTSL cho trẻ thông qua hoạt động vẽ là rất cần thiết. Tuy nhiên, do trong quá trình tổ chức hoạt động này giáo viên đã gặp phải không ít khó khăn vì thế kết quả khảo sát cho thấy mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi tại hai trường MN là chưa cao.
Việc đƣa hoạt động vẽ vào trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi là cần thiết vì đây là hoạt động mà trẻ hứng thú và yêu thích nhất.
Giáo viên chỉ cần nắm đƣợc các biện pháp tổ chức bài tập vẽ cho trẻ và sử dụng sản phẩm vào thời điểm hợp lí trong quá trình hình thành BTSL sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động giáo dục này.
29
Chương 2
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG VẼ