2.2. Xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
2.2.1. Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ vào quá trình luyện tập nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lƣợng cho trẻ
* Ý nghĩa
Tình huống có vấn đề trong hoạt động hình thành BTSL có ý nghĩa rất to lớn đối với việc hình thành nhu cầu, động cơ, hứng thú hoạt động ở trẻ.
Những tình huống khiến cho trẻ tò mò, phải băn khoăn, suy nghĩ sẽ cho phép giáo viên lôi cuốn trẻ vào quá trình hoạt động để tìm tòi, phát hiện ra các kiến thức, hình thành kĩ năng mới nhằm giải quyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó đƣợc đặt ra, mặt khác cho phép trẻ đƣợc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã có vào các hoàn cảnh cụ thể. Đối với việc tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ nói riêng trong quá trình hình thành BTSL thì ngoài những ý nghĩa nêu trên nó còn giúp trẻ cảm thấy hƣng phấn hơn khi chúng dự đoán đƣợc mình sắp tham gia vào quá trình thực hành, trải nghiệm.
Sử dụng tình huống có vấn đề nói chung và tình huống có sử dụng hoạt động vẽ nói riêng trong quá trình hình thành BTSL một cách khéo léo sẽ giúp giáo viên có thể duy trì đƣợc hứng thú của trẻ với nội dung hình thành BTSL, đồng thời kích thích trí tò mò, lòng hăng say ham hiểu biết của trẻ.
35 * Yêu cầu
- Các tình huống sử dụng hoạt động vẽ phải đảm bảo chứa đựng vấn đề cần giải quyết và buộc trẻ phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng về số lƣợng để giải quyết vấn đề đó.
- Các tình huống đƣa ra nên tự nhiên, bất ngờ nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ và thôi thúc trẻ tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng về số lƣợng để giải quyết vấn đề.
- Tình huống nên đƣợc xây dựng có chủ định, ý đồ từ phía giáo viên nhằm hướng đến việc luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ. Muốn vậy, giáo viên cần dự kiến đƣợc các tình huống sƣ phạm có thể xảy xa khi trẻ giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo tính chủ động của giáo viên.
* Cách tiến hành
Các bước sử dụng tình huống trong hoạt động vẽ nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng xác định số lƣợng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Bước 1: Nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ trong quá trình hình thành BTSL.
Khi tình huống có vấn đề xảy ra buộc trẻ phải thực hiện hành động quan sát, so sánh các đối tƣợng.
Người phát hiện, nêu vấn đề có thể là giáo viên nhưng nếu cô để trẻ tự phát hiện ra vấn đề cần phải giải quyết qua các gợi ý của cô nhƣ: các con thấy ở đây có mấy bạn thỏ? (8 bạn thỏ), và bên này có mấy củ cà rốt? (5 củ cà rốt), vậy số cà rốt nhƣ thế nào với số thỏ? Có cách nào để mỗi chú thỏ đều có cà rốt để ăn không?... là cách làm tốt nhất để phát triển trí tuệ, tƣ duy cho trẻ.
- Bước 2: Lên kế hoạch giải quyết vấn đề.
Kế hoạch giải quyết vấn đề là phải tìm ra phương án giải quyết, lựa chọn hình thức, tìm kiếm phương tiện để thực hiện phương án và dự kiến kết quả sẽ xảy ra.
36
Về phương án giải quyết, như đã trình bày về các cách tổ chức tình huống có vấn đề mà phương án giải quyết có thể do giáo viên trực tiếp đưa ra, cũng có thể do trẻ đề xuất. Tuy nhiên, giáo viên nên điều hành, định hướng trẻ cách lựa chọn phương án tốt nhất bằng cách tổ chức cho trẻ thảo luận, bàn bạc.
Chẳng hạn, khi có 8 con mèo, chỉ có 3 con cá; vậy làm thế nào để số cá và số mèo bằng nhau? Thông thường trẻ cũng đưa ra hai cách giải quyết: thêm cá hoặc bớt mèo, hai cách giải quyết này đều đúng. Và lúc này giáo viên cũng sẽ phân tích từng cách giải quyết, trong trường hợp này nên định hướng việc trẻ vẽ thêm 5 con cá để tặng cho 5 chú mèo.
Giáo viên có thể phân công trực tiếp, chia các nhóm để trẻ suy nghĩ giải quyết vấn đề hoặc giáo viên cũng có thể lựa chọn hình thức giải quyết vấn đề theo cá nhân, theo nhóm hay theo tập thể một cách gián tiếp, với mục đích đó, giáo viên sẽ tạo ra các tình huống có vấn đề ở các mức độ phức tạp khác nhau.
- Bước 3: Thực hiện giải quyết vấn đề.
Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ thực hành sử dụng các phương tiện đã lựa chọn để giải quyết vấn đề theo phương án đã thống nhất. Trong khi trẻ thực hành, giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện ra khó khăn, gợi mở, hướng dẫn hoặc trợ giúp trẻ khi cần thiết. Đặc biệt, giáo viên cần nhấn mạnh nhiệm vụ mà trẻ đang thực hiện để đón đầu những trường hợp mất tập trung, không nắm rõ cách giải quyết tình huống hoặc có biểu hiện nản trí trong quá trình thực hiện.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.
Tùy theo vốn kiến thức, kinh nghiệm của trẻ mà giáo viên có thể tạo điều kiện cho trẻ tự đánh giá kết quả của mình, của bạn hoặc cùng trẻ đánh giá kết quả. Do tính chất, mục đích của hoạt động nên trong quá trình đánh giá, giáo viên cần hướng đến việc tăng cường cho trẻ dùng lời khái quat lại cách làm
37
mà trẻ đã sử dụng trong khi giải quyết vấn đề. Ví dụ: Vì sao con lại vẽ thêm 5 con cá? Nếu chỉ vẽ 4 con cá thì sao?... Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ củng cố, khắc sâu lại kiến thức kĩ năng về số lƣợng.
2.2.2. Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm phát triển biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Ý nghĩa
Bài vẽ theo đề tài thường được sử dụng nhằm củng cố, ôn luyện và vận dụng kiến thức, kĩ năng về số lƣợng vào trong thực tiễn. Biện pháp này giúp trẻ thể hiện đƣợc niềm yêu thích của mình về đề tài nào đó, trẻ sẽ đƣợc thoải mái tự do thể hiện khả năng hoàn thiện bài tập về số lƣợng.
Với dạng bài tập này, giáo viên không cần quá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ dùng học tập thay vào đó là giáo viên lên ý tưởng và truyền đạt chúng đến cho trẻ. Trẻ sẽ là người thực hiện những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Điều này có tác dụng tạo ra tính thực tiễn cho kỹ năng xác định số lƣợng và biến đổi mối quan hệ số lƣợng ở trẻ, giúp trẻ có thế vận dụng khả năng này một cách linh hoạt, thành thạo trong thực tiễn cuộc sống.
Thông qua hệ thống bài tập vẽ theo đề tài giáo viên có thể dễ dàng đánh giá khả năng xác định số lƣợng nói riêng và khả năng hình thành BTSL của trẻ nói chung.
Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi thực hiện nhiệm vụ học về xác định số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng thông qua hoạt động vẽ. Khi hoạt động hình thành BTSL mang âm hưởng của hoạt động vẽ nó sẽ làm tăng tính tích cực và sự say mê của trẻ vì khi đó bài tập này đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật của trẻ.
* Yêu cầu
- Bài vẽ theo đề tài nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi phải luôn đảm bảo cấu trúc: bao gồm những yếu tố đã biết, ẩn chứa nhiệm vụ học tập và
38
cách thức để giải quyết nhiệm vụ học tập đó. Bên cạnh đó các bài vẽ còn phải phù hợp với khả năng nhận thức và kỹ năng vẽ của trẻ.
- Khi đưa ra các bài tập cho trẻ cần hướng vào chủ đề. Chẳng hạn, với chủ đề thực vật, cho trẻ vẽ hoa, lá, quả…; chủ đề gia đình hướng trẻ vẽ các đồ dùng gia đình: bát, đũa,..sao cho hoạt động vẽ không trở thành thách thức đối với trẻ để trẻ thuận lợi trong quá trình hình thành BTSL.
- Hình thức bài tập vẽ theo đề tài cần đƣợc thay đổi một cách đa dạng, phong phú để tạo hứng thú, tránh nhàm chán và tạo ra tính linh hoạt cho trẻ khi ứng dụng khả năng xác định số lƣợng cũng nhƣ mối quan hệ số lƣợng trong đó.
- Đối với loại bài tập này yêu cầu của giáo viên phải rõ ràng và không nên sử dụng các bài vẽ mẫu để trẻ quan sát mà trẻ chỉ thông qua lời nói của cô và ý tưởng, kinh nghiệm của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
* Cách tiến hành
Trước hết giáo viên cần dựa trên nội dung hình thành BTSL (mà cụ thể là việc xác định số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng, hay tách gộp nhóm đối tượng…) để đưa ra bài tập dưới hình thức vẽ theo chủ đề phù hợp với khả năng nhận thức, kĩ năng vẽ và chủ đề giáo dục.
Dự tính thời điểm, thời gian tiến hành bài tập. Với bất kì một bài tập nhằm củng cố ôn luyện hay ứng dụng kiến thức, kĩ năng nào thì cũng nên sắp đặt chúng vào một vị trí phù hợp. Nếu là ôn luyện củng cố kiến thức cũ thì thông thường sẽ đặt ở phần đầu của hoạt động, còn nếu là ôn luyện kiến thức mới thì hoạt động này nên đƣa vào sau phần dạy kiến thức kĩ năng mới.
Giới thiệu nội dung và nêu yêu cầu của bài tập. Trong quá trình nêu nội dung, yêu cầu giáo viên có thể đƣa ra những gợi ý của bài vẽ theo đề tài nhằm xác định số lượng và mối quan hệ số lượng. Như ở phần yêu cầu đã lưu ý không nên có những gợi ý quá rõ ràng bằng các ví dụ hay tranh vẽ (ví dụ: khi
39
yêu cầu trẻ vẽ bông hoa mà cô giơ ra một bức tranh mẫu thì rất dễ trẻ sẽ bắt chước sao chép tranh mẫu của cô..) nhưng nếu trong trường hợp trẻ không có vốn biểu tƣợng phong phú về đề tài đó thì giáo viên có thể cung cấp một vài hình ảnh qua video, tranh ảnh…nhƣng với nội dung phong phú và đa dạng.
Với dạng bài tập này thì giáo viên nên có cái nhìn và đánh giá mang tính tôn trọng, động viên, khích lệ trẻ với tất cả những hình ảnh trẻ lựa chọn nhằm thực hiện nội dung hình thành BTSL đều cần đƣợc giáo viên chấp nhận. Chỉ có nhƣ vậy mới kích thích đƣợc sự tự tin khi cho trẻ tham gia hoạt động này.
2.2.3. Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng
* Ý nghĩa
Trò chơi học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo lớn. Nó vừa thúc đẩy tính tích cực nhận thức thông qua hình thức chơi của đứa trẻ, vừa tạo cơ hội để trẻ ứng dụng, luyện tập các kiến thức kĩ năng đã học.
Sử dụng hệ thống các trò chơi trò chơi học tập không chỉ giúp giáo viên tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện, thành thạo các kĩ năng đếm, xác định số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng… mà còn góp phần củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa lại các biểu tƣợng về số lƣợng ở trẻ.
Không chỉ vậy, trò chơi học tập góp phần rèn luyện một cách toàn diện các kĩ năng tƣ duy với kĩ năng xã hội cho trẻ (kĩ năng phân tích, tổng hộp, khái quát hóa, chi sẻ, hợp tác,…)
Trò chơi học tập thỏa mãn cả nhu cầu nhận thức và nhu cầu vui chơi của trẻ, trẻ “học mà chơi, chơi mà học” nên quá trình thực hiện nhiệm vụ hình thành BTSL cuat trẻ trở nên tự nhiên, thoải mái, dễ chịu cũng nhƣ tự giác, độc lập và tích cực hơn. Động cơ học tập mà cụ thể ở đây là động cơ thực hiện nhiệm vụ hình thành BTSL ở trẻ đƣợc hình thành một cách tự nhiên, trong
40
sáng với những cảm xúc tích cực. Nhờ đó mà mức độ hình thành BTSL của trẻ cũng sẽ cao hơn.
Mỗi trò chơi học tập gắn với một tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Thông qua những trò chơi học tập phong phú gắn với nhiệm vụ hình thành BTSL, trẻ có cơ hội đƣợc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng vè số lƣợng vào nhiều tình huống cụ thể, không chỉ giải quyết các bài toán nhận thức mà còn là các bài toán cuộc sống thiết thực.
Ngoài ra, việc sử dụng trò chơi hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ luôn giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích thú. Hơn hết việc tuân thủ luật chơi trong trò chơi học tập sẽ phát huy ở trẻ tinh thần thi đua, tôn trọng kỉ luật, đoàn kết và nỗ lực hết mình.
* Yêu cầu
Các trò chơi đƣợc xây dựng phải đảm bảo phù hợp với nội dung hình thành BTSL cho trẻ, giúp trẻ củng cố kiến thức, kĩ năng đã học đƣợc.
Nên xây dựng đa dạng các trò chơi: trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi học tập để giúp trẻ luôn đƣợc thay đổi các hình thức chơi nhằm tăng niềm vui thích và hứng thú.
Những trò chơi này được tổ chức dưới những hình thức khác nhau của hoạt động vẽ. Giáo viên xây dựng trò chơi dựa trên mục tiêu giáo dục nhằm ôn luyện, củng cố và nâng cao mức độ hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới các hình thức vẽ đa dạng (vẽ, tô màu, kết hợp vẽ và tô màu).
Các trò chơi học tập phải đảm bảo kích thích trẻ tƣ duy, suy nghĩ huy động các kiến thức đã có vào việc giải quyết nhiệm vụ hình thành BTSL và các nhiệm vụ khác trong trò chơi.
Hệ thống các trò chơi phải được thống nhất theo hướng phức tạp dần để thực hiện mục tiêu nâng cao dần mức độ hình thành BTSL cho trẻ.
41
Bên cạnh việc hướng đến mục tiêu nhận thức, trò chơi cần đảm bảo được các yếu tố nhƣ: vui vẻ, thoải mái, hứng khởi,…Tuy nhiên giáo viên nên chú ý đến tính hợp lý của các yếu tố vui chơi sao cho không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ hình thành BTSL của trẻ.
* Cách thực hiện
Lựa chọn, thiết kế trò chơi: Giáo viên căn cứ vào nội dung hình thành BTSL, khả năng nhận thức, kĩ năng vẽ cũng nhƣ hứng thú của trẻ để có thể sưu tầm. lựa chọn hoặc tự thiết kế các trò chơi phù hợp theo những yêu cầu trên. Thông thường trò chơi có thể gắn với chủ đề giáo dục thông qua cách giáo viên chuẩn bị đồ dùng (ví dụ: cách trang trí đồ chơi, mũ trẻ đội khi chơi, các lô tô, tranh, ảnh,…) và cách dẫn dắt trò chơi.
Lập kế hoạch chơi: Cũng giống nhƣ nhiều kế hoạch giáo dục khác thì trong kế hoạch xây dựng trò chơi, giáo viên sẽ xác định mục tiêu chủ đạo, các đồ dùng cần chuẩn bị cho trò chơi, thời gian, địa điểm và môi trường chơi cho trẻ.
Tổ chức trẻ chơi:
+ Trước khi chơi, giáo viên nên tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi và lòng ham thích đƣợc tham gia vào trò chơi.
+ Giáo viên chú ý giải thích cách chơi, luật chơi rõ ràng và nhấn mạnh nôi dung chơi (nhiệm vụ hình thành BTSL thông qua hình thức vẽ mà trẻ sẽ thực hiện khi chơi).
+ Nếu trò chơi mang tính tập thể giáo viên chú ý đến tính công bằng cho các nhóm chơi (số lượng các thành viên, sự tương đồng về nhận thức, kĩ năng vẽ,…).
+ Tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên giám sát, cổ vũ, động viên, khuyến khích trẻ khi chơi, dự kiến các tình huống sƣ phạm có thể xảy ra và đƣa ra cách giải quyết hợp lí.
42
Nhận xét, đánh giá kết quả chơi: kết thúc trò chơi bao giờ giáo viên cũng nên nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ, ở đây cũng chính là đánh giá mức độ hình thành BTSL của trẻ.
Một số trò chơi nhằm phát triển BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ:
+ Trò chơi nhằm rèn luyện khả năng đếm xác định số lƣợng của trẻ MG 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ:
Trò chơi 1: “Chúng ta là một”_vòng 1 Trò chơi 2: “Chúng ta là một”_vòng 2
+ Trò chơi rèn luyện khả năng thêm bớt nhằm biến đổi số lƣợng và nhóm đối tƣợng:
Trò chơi 3: “Ai nhanh”
Trò chơi 4: “Tìm bạn”
+ Trò chơi rèn luyện khả năng tách nhóm đối tƣợng ra làm các phần.
Trò chơi 5: “Bạn nghĩ”
Trò chơi 6: “Bạn làm”
43
Kết luận chương 2
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của mức độ hình thành BTSL cho trẻ 5- 6 tuổi, tôi đƣa ra một số nguyên tắc để xây dựng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ, cụ thể là:
- Dựa vào nội dung chương trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi trong việc hình thành BTSL.
- Dựa vào đặc trƣng của HĐ vẽ để xây dựng biện pháp sử dụng HĐ vẽ tromg việc nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Từ việc xác định các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp, tôi đề xuất các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi sau:
- Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ vào quá trình luyện tập nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lƣợng cho trẻ.
- Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm hình thành BTSL cho trẻ MG 5- 6 tuổi.
- Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành BTSL cho trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng.
Để nâng cao hiệu quả việc hình thành BTSL cho trẻ thông qua hoạt động vẽ, giáo viên cần sử dụng phối hợp các biện pháp này một cách hợp lí, linh hoạt với các biện pháp, phương pháp khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, điều kiện thực tiễn giáo dục của từng lớp và địa phương.