Nguyên tắc xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tƣợng số lƣợng

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ (Trang 36 - 41)

2.1.1. Nguyên tắc 1: Dựa vào nội dung chương trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bản chất của quá trình dạy học ở trường mầm non là quá trình nhận thức của trẻ dưới sự tác động có sự hướng dẫn của người lớn hay giáo viên. Do vậy việc sử dụng các biện pháp trong dạy học cho trẻ trước hết phải đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học và góp phần từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non.

Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, nội dung hình thành biểu tƣợng toán học cho trẻ nói chung và hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi bước vào trường tiểu học, hình thành và phát triển các thao tác: so sánh, phân tích, tổng hợp,.. thúc đẩy sự phát triển tƣ duy, ngôn ngữ cho trẻ. Giúp trẻ nắm đƣợc mối liên hệ và quan hệ toán học, giúp trẻ lĩnh hội đƣợc những tri thức sơ đẳng và hình thành một số kĩ năng: kĩ năng đếm, xác định số lượng, kĩ năng đo lường,.. và quan trọng hơn là qua đó tạo ra sự biến đổi về chất, tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu, khám phá nhằm hình thành những năng lực chung, đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển nhân cách trẻ.

Xuất phát từ vai trò của việc hình thành BTSL cho trẻ nên các biện pháp giáo dục đƣợc đƣa ra ở đây cần phải góp phần thực hiện nhiệm vụ của giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay, nó phải được xuất phát từ chương trình

30

của giáo dục mầm non. Vì vậy, biện pháp hình thành BTSL cho trẻ cần hướng tới sự tích cực hóa hoạt động giáo dục ở bậc mầm non, nghĩa là quá trình hình thành BTSL không chỉ đơn thuần nằm trong các hoạt động làm quen với toán mà nó còn nằm trong các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động mang tính ƣu thế nhƣ hoạt động vẽ. Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tự phát hiện, tự lĩnh hội và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn, trợ giúp (khi cần) của giáo viên.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động có chủ đích, cô phải là người tổ chức môi trường học tập cho trẻ, tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ, giúp trẻ đƣợc trải nghiệm các tình huống trong cuộc sống nhằm tích lũy và làm phong phú vốn king nghiệm sống của trẻ.

Trong quá trình giáo dục nếu chúng ta sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp thì trẻ không chỉ nắm đƣợc những kiến thức toán học sơ đẳng nói chung và BTSL nói riêng mà còn hình thành và phát triển khả năng tƣ duy và năng lực trí tuệ.

Nhƣ vậy, nội dung nhận thức phải đƣợc xây dựng sao cho vừa sức với trẻ, đồng thời phải phát triển đƣợc năng lực trí tuệ của trẻ. Các kiến thức cung cấp cho trẻ phải theo một lộ trình đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những biểu tƣợng có tính cụ thể đến những biểu tƣợng có tính khái quát.

Nội dung hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi được quy định trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay bao gồm:

- Trẻ biết đếm trên đối tƣợng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

- Trẻ nhận biết chữ số chỉ số lƣợng và số thứ tự trong phạm vi 10.

- Trẻ biết gộp các đối tƣợng và đếm.

- Trẻ biết tách một nhóm đối tƣợng thành hai phần theo các cách khác nhau.

31

- Trẻ nhận biết ý nghĩa các con số đƣợc sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Với những quy định về nội dung hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trên, có thể dễ dàng nhận thấy bản thân những nội dung này quy định việc tổ chức quá trình hình thành BTSL cho trẻ cần phối hợp với các hoạt động khác để giúp nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ.

2.1.2. Nguyên tắc 2: Dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong việc hình thành biểu tượng số lượng

Trong hoạt động giáo dục thì nguyên tắc này có thể coi là then chốt để nhà giáo dục đƣa ra những nội dung dạy học tiếp theo. Chỉ khi nắm đƣợc đặc điểm nhận thức của trẻ một cách rõ ràng thì người giáo viên mới đưa ra những hoạt động phù hợp, mang tính hiệu quả đến với trẻ.

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì nhận thức cảm tính là con đường để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trong đó có những dấu hiệu đầu tiên về toán học.

Nhờ cảm giác và tri giác phát triển mà trẻ ngày càng có vốn biểu tƣợng toán học khá phong phú, tuy nhiên sự tri giác ở trẻ nhỏ thường mang tính không chủ định. Đến 5-6 tuổi thì chú ý có chủ định phát triển mạnh. Sự chú ý lúc này gắn liền với mục đích hành động và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tình cảm, trí tuệ của trẻ biểu hiện rõ rệt ở chỗ: ham hiểu biết, ham tìm tòi, khám phá những gì mới lạ, bí ẩn. Những yếu tố đó làm cho trẻ chú ý bền hơn, tập trung hơn.

Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cảm tính. Ở trẻ 5-6 tuổi tƣ duy trực quan – hình tƣợng chiếm ƣu thế, mặc dù vẫn bị tri phối mạnh mẽ bởi yếu tố cảm xúc nhƣng kiểu tƣ duy này đã giúp trẻ biết sử dụng một vài thao tác tƣ duy nhƣ: so sánh, phân tích và khái quát hóa để rút ra những dấu hiệu đặc trƣng, những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng. Ngoài ra, một kiểu tƣ duy nữa xuất hiện ở độ tuổi này, đó là kiểu tƣ duy logic. Chính vì vậy trong

32

quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng các kí hiệu nhằm giúp trẻ sử dụng thành thạo vật thay thế. Hơn nữa các biện pháp hình thành BTSL cần hướng tới hình thành ở trẻ những phẩm chất tư duy: tính khái quát, tính chính xác, tính linh hoạt… bằng việc cho trẻ thực hiện đếm xuôi, đếm ngƣợc trong phạm vi 10, trẻ nhận biết đƣợc các số từ 1 đến 10. Trẻ hiểu rằng mỗi con số không chỉ đƣợc diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết, muốn biết số lƣợng của các nhóm vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải đếm mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lƣợng của chúng. Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tƣ duy trừu tƣợng cho trẻ, dạy trẻ thao tác với các kí hiệu, con số.

2.1.3. Nguyên tắc 3: Dựa vào đặc trưng của hoạt động vẽ để xây dựng biện pháp sử dụng hoạt động vẽ trong việc nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng là một trong những loại hình nghệ thuật được cung cấp cho trẻ ở trường mầm non. Thực tế cho thấy trẻ khá hứng thú với hoạt động vẽ, người lớn có thể dễ dàng bắt gặp sự say sƣa sáng tạo của chúng khi tham gia hoạt động này. Hoạt động vẽ cũng đƣợc giáo viên mầm non khá quan tâm và đƣa vào nhiều hoạt động khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mang lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ.

Biểu tượng số lượng là một nội dung quan trọng với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, ở từng độ tuổi hoạt động này phải tuân thủ những quy định nhất định về nội dung chương trình. Đến cuối tuổi mẫu giáo vốn BTSL của trẻ khá phong phú, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ tiếp tục học môn toán khi vào trường phổ thông. Tuy nhiên với phương pháp giáo dục hiện nay là khuyến khích giáo dục lồng ghép, tích hợp; mặt khác bản thân quá trình hình thành BTSL sẽ trở nên thiếu hấp dẫn nếu nhƣ giáo viên chỉ tập trung vào các con số

33

và bộ đồ dùng dạy toán. Chính vì vậy mà đã có không ít giáo viên khi cho trẻ tham gia hoạt động hình thành BTSL đã tích hợp với những hoạt động khác, trong đó không thể kể đến hoạt động vẽ. Với giáo viên mầm non thì việc lồng ghép hoạt động vẽ vào trong tiết học toán của trẻ không có gì xa lạ, vấn đề là họ cần đầu tƣ nghiên cứu làm sao lựa chọn đƣợc hình thức nội dung vẽ, thời điểm tích hợp hoạt động vẽ thích hợp vào trong quá trình hình thành BTSL thì mới đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Phương tiện biểu cảm mà trẻ sử dụng trong hoạt động vẽ nói riêng bao gồm:

- Đường nét, hình dạng: Trẻ sử dụng đường nét, hình dạng như những phương tiện truyền cảm khi thể hiện các sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác. Đường nét và hình dạng giúp trẻ nhận ra và hiểu được mối quan hệ giữa sự vật thật và hình ảnh biểu đạt sự vật đó.

- Màu sắc: Với trẻ lứa tuổi mầm non dấu hiệu về màu sắc trong các sự vật đƣợc trẻ nhận biết, phân biệt nhanh hơn so với hình dạng, song khi vẽ chúng lại thường ít quan tâm tới sự thể hiện màu sắc, trẻ thường có xu hướng dùng màu tự do thể hiện theo ý thích, không nhất thiết giống với màu sắc của vật thật.

- Về bố cục: Trẻ đã có khả năng sắp xếp vị trí các hình ảnh trong không gian tranh. Tranh của trẻ đã thấy sự có mặt của các yếu tố gây truyền cảm bằng sự bố trí, sắp xếp hình ảnh.

Theo tính chất của biểu tượng, hình tượng người ta phân hoạt động vẽ ra làm ba hình thức nhƣ sau:

- Hoạt động vẽ theo mẫu

- Hoạt động vẽ theo đề tài cho sẵn - Hoạt động vẽ theo đề tài tự chọn

34

Với những lợi thế của hoạt động vẽ nhƣ: là hoạt động yêu thích của trẻ, có thể tổ chức mọi lúc mọi nơi, dễ dàng tích hợp các hoạt động khác, là hoạt động có sản phẩm lao động. Khi giáo viên nắm đƣợc những ƣu thế này cũng nhƣ tìm hiểu sâu sắc về đặc trƣng của hoạt động vẽ kết hợp với sự chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành BTSL thì chắc chắn sẽ đƣa ra những biện pháp giáo dục đúng đắn, thích hợp khi lồng ghép hoạt động vẽ vào trong quá trình hình thành BTSL và nâng cao đƣợc hiệu quả giáo dục của hoạt động này.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)