CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH THÓI QUEN HÀNH VI VĂN MINH LỄ PHÉP CỦA TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM
2.4. Phương pháp đánh giá
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ ở trường mầm non Theo Bloom, mục tiêu giáo dục con người thường được thực hiện trên 3 lĩnh vực: Nhận thức, kỹ năng, thái độ.
Trong việc giáo dục, việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích xá định kết quả giáo dục đã đạt được mà cần phải quan tâm đến những tiến bộ đã đạt được khỏe trẻ sau một thời gian nhất định, phát hiện những khó khăn ở trẻ,
17
đánh sự phù hợp của nội dung và việc sử dụng các biện pháp giáo dục. Do vậy, khi đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiện của trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp với chúng.
Để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và có độ tin cậy cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xác định phải bao quát được mọi khía cạnh của vấn đề cần đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lại cho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc [1].
Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức Nhận biết được hành động lễ giáo
Biết được được các yêu cầu của hành động lễ giáo Hiểu được cách thể hiện của hành động lễ giáo Hiểu được ý nghĩa của hành động lễ giáo
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kỹ năng và thái độ) Tính tự giác của hành động.
Tính đúng đắn của hành động.
Mức độ thành thạo của hành động.
Động cơ thực hiện hành động.
Dựa vào các tiêu chí cần xác định thang đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ mầm non
Thang đánh giá sự nhận thức
Loại tốt (5 điểm): có biết về hành động; biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó; hiểu cách thể hiện; hiểu ý nghĩa của hành động.
Loại khá (4 điểm): có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với hành động đó; hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc;
có thể hiểu được ý nghĩa của hành động khi được giáo viên gợi ý.
Loại trung bình (3 điểm): có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với
18
hành động và hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc; chưa hiểu ý nghĩa của hành động.
Loại yếu (2 điểm): có biết về hành động; nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp với tình huống cụ thể.
Loại kém (1 điểm): không biết các hành động văn minh lễ giáo.
Thang đánh giá việc thực hiện
Loại tốt (5 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; thực hiện một cách tự giác; thể hiện thai độ đúng; thực hiện hành thạo.
Loại khá (4 điểm): Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc; có thể hiện thái độ đúng; thực hiện tương đối thành thạo.
Loại trung bình (3 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác thuwch hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của giáo viên; có cố gắng thể hiện thái độ đúng; thực hiện chưa thành thạo.
Loại yếu (2 điểm): trong những tình huống quen thuộc khi được giáo viên nhắc nhở, có cố gắng thực hiện một số yêu cầu đối với hành động, nhưng thể hiện thái độ không đúng.
Loại kém (1 điểm): không thực hiện hành động văn minh lễ giáo.
2.4.2. Cách tổ chức đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ mầm non
Để đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trao đổi với trẻ, quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục…
Đồng thời kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm thông tin về trẻ. Kết quả thu thập được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán thống kê.
- Khảo sát sự nhận thức của trẻ: được tiến hành trong phòng riêng, yên tĩnh. Giáo viên cho từng trẻ vào phòng theo yêu cầu của người kiểm tra.
Người kiểm tra tạo tâm trang thoải mái cho trẻ dễ hòa vào công việc sắp thực
19
hiện bằng những câu chào, hỏi thăm trẻ. Khi trẻ thoải mái, sẵn sàng mới bắt đầu giới thiệu cộng việc: “Cô và cháu sẽ cùng trò chuyện với nhau: cô sẽ hỏi cháu, cháu nghe và trả lời cô nhé!”. Người kiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về các thói quen lễ giáo.
- Khảo sát việc thực hiện thói quen lễ giáo của trẻ: được tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hành ngày của trẻ tại trường mầm non.
Mỗi loại thói quen cần tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có đủ cơ hội quan sát đủ số lần, người kiểm tra có thể tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn được xem xét thông qua trao đổi với giáo viên và phụ huynh [1].