CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH THÓI QUEN HÀNH VI VĂN MINH LỄ PHÉP CỦA TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM
2.1. Mục đích đánh giá
Xác định thực trạng về mức độ hình thành hành vi văn minh lễ phép của trẻ 3 tuổi. Từ đó, đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành thói quen này ở trẻ.
2.2. Đối tƣợng đánh giá
Trẻ lớp lớp 3 tuổi A3, Trường Mầm non Hùng Vương- Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
Số trẻ: 30 trẻ.
2.3. Nội dung đánh giá
Việc đánh giá được tiến hành theo các nội dung:
-Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay.
-Biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác.
-Biết thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình.
-Biết thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại.
2.4. Phương pháp đánh giá
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ ở trường mầm non Theo Bloom, mục tiêu giáo dục con người thường được thực hiện trên 3 lĩnh vực: Nhận thức, kỹ năng, thái độ.
Trong việc giáo dục, việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích xá định kết quả giáo dục đã đạt được mà cần phải quan tâm đến những tiến bộ đã đạt được khỏe trẻ sau một thời gian nhất định, phát hiện những khó khăn ở trẻ,
17
đánh sự phù hợp của nội dung và việc sử dụng các biện pháp giáo dục. Do vậy, khi đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiện của trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp với chúng.
Để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và có độ tin cậy cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xác định phải bao quát được mọi khía cạnh của vấn đề cần đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lại cho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc [1].
Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức Nhận biết được hành động lễ giáo
Biết được được các yêu cầu của hành động lễ giáo Hiểu được cách thể hiện của hành động lễ giáo Hiểu được ý nghĩa của hành động lễ giáo
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kỹ năng và thái độ) Tính tự giác của hành động.
Tính đúng đắn của hành động.
Mức độ thành thạo của hành động.
Động cơ thực hiện hành động.
Dựa vào các tiêu chí cần xác định thang đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ mầm non
Thang đánh giá sự nhận thức
Loại tốt (5 điểm): có biết về hành động; biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó; hiểu cách thể hiện; hiểu ý nghĩa của hành động.
Loại khá (4 điểm): có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với hành động đó; hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc;
có thể hiểu được ý nghĩa của hành động khi được giáo viên gợi ý.
Loại trung bình (3 điểm): có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với
18
hành động và hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc; chưa hiểu ý nghĩa của hành động.
Loại yếu (2 điểm): có biết về hành động; nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp với tình huống cụ thể.
Loại kém (1 điểm): không biết các hành động văn minh lễ giáo.
Thang đánh giá việc thực hiện
Loại tốt (5 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; thực hiện một cách tự giác; thể hiện thai độ đúng; thực hiện hành thạo.
Loại khá (4 điểm): Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc; có thể hiện thái độ đúng; thực hiện tương đối thành thạo.
Loại trung bình (3 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác thuwch hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của giáo viên; có cố gắng thể hiện thái độ đúng; thực hiện chưa thành thạo.
Loại yếu (2 điểm): trong những tình huống quen thuộc khi được giáo viên nhắc nhở, có cố gắng thực hiện một số yêu cầu đối với hành động, nhưng thể hiện thái độ không đúng.
Loại kém (1 điểm): không thực hiện hành động văn minh lễ giáo.
2.4.2. Cách tổ chức đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ mầm non
Để đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trao đổi với trẻ, quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục…
Đồng thời kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm thông tin về trẻ. Kết quả thu thập được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán thống kê.
- Khảo sát sự nhận thức của trẻ: được tiến hành trong phòng riêng, yên tĩnh. Giáo viên cho từng trẻ vào phòng theo yêu cầu của người kiểm tra.
Người kiểm tra tạo tâm trang thoải mái cho trẻ dễ hòa vào công việc sắp thực
19
hiện bằng những câu chào, hỏi thăm trẻ. Khi trẻ thoải mái, sẵn sàng mới bắt đầu giới thiệu cộng việc: “Cô và cháu sẽ cùng trò chuyện với nhau: cô sẽ hỏi cháu, cháu nghe và trả lời cô nhé!”. Người kiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về các thói quen lễ giáo.
- Khảo sát việc thực hiện thói quen lễ giáo của trẻ: được tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hành ngày của trẻ tại trường mầm non.
Mỗi loại thói quen cần tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có đủ cơ hội quan sát đủ số lần, người kiểm tra có thể tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn được xem xét thông qua trao đổi với giáo viên và phụ huynh [1].
2.5. Kết quả
2.5.1. Thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay
Qua nghiên cứu thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay ở trẻ lớp 3 tuổi A3 Trường Mầm non Hùng Vương, tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thói quen chào hỏi Mức
độ Tiêu chí
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Nhận
thức 2/30 6,7% 7/30 23,3% 16/30 53,3% 3/30 10% 2/30 6,7
% Thực
hiện 2/30 6,7% 5/30 16,7% 18/30 60% 3/30 10% 2/30 6,7
%
Kết quả bảng 2.1 cho thấy mức độ hình thành thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay ở trẻ đạt được là:
20
Nhận thức: Đa số trẻ biết đến hành động chào hỏi mọi người nhưng trẻ không hiểu được là tại sao mình phải chào? Trẻ biết tự động chào và biết cách chào trong một số tình huống quen thuộc như: Trẻ chào cô và các bạn khi đến lớp và trước khi ra về, biết chào tất cả mọi người trong nhà trước khi đi học và khi đi học về. Trong các trường hợp khác thì trẻ không biết là mình phải chào như: khách đến nhà, khách đến lớp, các cô giáo trong trường, các cô nhà bếp, bác bảo vệ,... (53,3%) còn số trẻ biết tự động chào, biết cách chào, biết thể hiện thái độ và hiểu được tại sao mình phải chào mọi người rất ít (6,7%).
Một số trẻ tuy có biết về việc chào hỏi nhưng không biết chào như thế nào cho phù hợp với tình huống (chiếm 10%). Một vài trẻ thì không biết gì về việc chào hỏi. Có 23,3%số trẻ đạt loại khá là có biết hành động chào hỏi, biết các yêu cầu và hiểu cách thể hiện hành động chào hỏi trong một số tình huống quen thuộc, hiểu được ý nghĩa của việc chào hỏi khi được giáo viên gợi ý.
Thực hiện: Qua quan sát trẻ ở trường mầm non và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tôi nhận thấy: Chỉ có rất ít các trẻ là tự động chào hỏi mọi người với thái độ vui vẻ, thoải mái; biết cách chào trong nhiều tình huống như: Khi gặp người quen của bố, mẹ, người hàng xóm, các cô giáo khác trong trường, biết chủ động chào và tạm biệt khi khách đến thăm gia đình,... Còn phần lớn trẻ chỉ chào hỏi trong những tình huống quen thuộc, thậm chí có những trẻ phải có sự nhắc nhở của người lớn hoặc khi có mặt giáo viên; thể hiện cách chào không đúng: khi chào còn ngại nên nói nhỏ, lí nhí; có những trẻ nói quá to như để chào cho xong hoặc chào nhưng mặt quay đi chỗ khác,...(chiếm 60%). Có một hai trẻ thì hầu như không có thói quen chào hỏi.
2.5.2. Thói quen biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác
Qua nghiên cứu thói quen biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần
21
và đáp lại sự quan tâm của người khác ở trẻ lớp 3 tuổi A3 Trường Mầm non Hùng Vương, tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thói quen thể hiện sự quan tâm Mức
độ Tiêu chí
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Nhận
thức 1/30 3,3% 3/30 10% 17/30 56,7% 6/30 20% 3/30 10%
Thực
hiện 0 0 4/30 13,3% 16/30 53,3% 7/30 23,3% 3/30
10%
Kết quả bảng 2.2 cho thấy mức độ hình thành thói quen biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác ở trẻ đạt được là:
Nhận thức: Trẻ ở lứa tuổi này nhận thức còn chậm nên số trẻnhận thức được thói quenbiết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác là 3,3%. Ở những trẻ này, chúng biết rõ các yêu cầu đối với các hành động thể hiện sự quan tâm và biết cách thể hiện, hiểu được ý nghĩa của việc mình làm như: nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn trong giờ chơi, giờ học; biết quan tâm đến cô giáo, đến những người thân của mình, biết yêu thương, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn,... Có 56,7% số trẻ chỉ biết về hành động, biết các yêu cầu và cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc như: biết nói lời cảm ơn, biết chơi chung đồ chơi với bạn, biết quan tâm tới mọi người nhưng chưa hiểu được ý nghĩa của những hành động đó. Một vài
22
trẻ không biết hoặc chỉ biết về một vài hành động thể hiện sự quan tâm nhưng không biết phải làm như thế nào?
Thực hiện: Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, có một sự biến đổi ban đầu trong hành vi: chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội, nên trẻ chưa nắm được thành thạo việc thực hiện các hành động thể hiện sự quan tâm đến người khác, trẻ rất thích được người lớn khen ngợi, quan tâm mình. Tuy nhiên, trẻ lại thường e ngại thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác.Vì thế, không có trẻ thực hiện thói quen đạt loại tốt. Số trẻ đạt loại khá là 13,3% là những trẻ đã biết thực hiện đúng các yêu cầu của hành động như trẻ biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ; biết vâng lời người lớn, giúp đỡ ông bà, bố mẹ, bạn bè; biết quan tâm đến cô giáo và những người thân của mình,... tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc, thể hiện thái độ đúng, thực hiện tương đối thành thạo. 53,3% số trẻ đạt loại trung bình là tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của giáo viên, thực hiệnchưa thành thạo. Còn 23,3% số trẻ đạt loại yếu, trẻ không thực hiện hành vi văn minh chiếm 10%.
2.5.3. Thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình
Kết quả thu thể hiện qua bảng 2.3.
23
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thói quen thể hiện sự biết lỗi Mức
độ Tiêu chí
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Nhận
thức 3/30 10% 7/30 23,3% 16/30 53,3% 2/30 6,7% 2/30 6,7%
Thực
hiện 2/30 6,7% 5/30 16,7% 17/30 56,7% 4/30 13,3% 2/30 6,7%
Nhận thức: Kết quả khảo sát cho thấy, trong một số tình huống quen thuộc như: trẻ không nghe lời cô giáo, bố mẹ, trêu bạn,...trẻ đã biết nhận lỗi và biết xin lỗi nhưng một số trẻ hiểu là tại sao mình phải xin lỗi khi có sự gợi ý của cô (số này chiếm 23,3%) nhưng đa số trẻ không hiểu (53,3%). Số trẻ hiểu rõ là khi có lỗi mình phải nhận lỗi , phải xin lỗi, thể hiện thái độ biết lỗi và hiểu được vì sao mình phải xin lỗi rất ít (chiếm 10%). Còn một vài trẻ không biết gì về hành động xin lỗi.
Thực hiện: Qua quan sát và trao đổi với giáo viên và phụ huynh học sinh, tôi được biết: Đa số trẻ khi mắc lỗi là rất sợ cô giáo phạt hoặc bị bố mẹ quát mắng nên một số tự giác nhận lỗi, một số không dám nhận lỗi, có khi còn đổ lỗi cho bạn. Khi cô giáo yêu cầu xin lỗi thì có trẻ thể hiện thái độ biết lỗi nhưng có trẻ thì không. Số trẻ biết nhận lỗi, biết xin lỗi trong một số tình huống quen thuộc nhưng thực sự thấy thoải mái chiếm tới 56,7%. Còn một số trẻ là giáo viên phải nhắc nhở mới nhận lỗi. Một số ít không thực hiện hành động nhận lỗi, xin lỗi (6,7%).
2.5.4. Thói quen thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại
Qua nghiên cứu thói quen thể hiện yêu cầu khi tham gia hội thoại ở trẻ
24
lớp 3 tuổi A3 Trường Mầm non Hùng Vương, tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thói quen thể hiện yêu cầu khi tham gia hội thoại Mức độ
Tiêu chí
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Nhận
thức 3/30 10% 6/30 20% 15/30 50% 4/30 13,3
% 2/30 6,7%
Thực
hiện 2/30 10% 5/30 16,7
% 14/30 46,7
% 6/30 20% 3/30 10%
Nhận thức: Trẻ ở lứa tuổi này nhận thức còn chậm nêntrẻ chỉ biết các yêu cầu và thể hiện cách nói năng, cách xưng hô với bạn, với người lớn (với cô giáo, với ông bà, bố mẹ, anh chị em trong nhà) trong một số tình huống quen thuộc nhưng khi giao tiếp với người lạ, người quen gặp lần đầu thì trẻ lúng túng không biết nói thế nào (số trẻ này chiếm 50%). Một vài trẻ biết các yêu cầu, biết cách thể hiện (cách nói năng, cách xưng hô,...) trong từng tình huống khi tham gia hội thoại, hiểu được tại sao mình làm như vậy (chiếm 10%). Có những trẻ cũng có biết về cách nói năng, xưng hô trong hội thoại nhưngtrẻ chưa biết cách thể hiện yêu cầu khi tham gia hội thoại (chiếm 13,3%), còn một số trẻ thì không biết gì về các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại. Từ bảng trên cho ta thấy khả năng nhận thức của trẻ về thói quen thể hiện yêu cầu khi tham gia hội thoại còn thấp.
Thực hiện: Khi quan sát trẻ ở trường, tôi thấy một số trẻ vẫn còn nói ngọng, nói nhanh, nói lắp; trong giờ học thì hay nói leo, nói tự do; nói to khi người khác đang làm việc hoặc nghỉ ngơi; một số trẻ không biết cách xưng hô với bạn bè (gọi bạn là thằng, đứa, con), với người lớn thường nói trống
25
không; khi trả lời người lớn thì gật, lắc hoặc ừ; hay chen ngang trong câu chuyện của người lớn; nói quá nhiều hoặc lấn át bạn bè; một số ít hay nói tục chửi bậy nhưng không hiểu những từ mình nói mà do bắt chước. Phần lớn số trẻ đạt loại trung bình là thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của giáo viên và thể hiện thái độ đúng tuy chưa thành thạo chiếm 46,7%. Có 20% số trẻ xếp loại yếu đã có cố gắng thực hiện tốt một số yêu cầu đối với hành động nhưng thể hiện thái độ không đúng. Còn lại là 13,3% số trẻ xếp loại kém.