Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (Trang 42 - 51)

Chương 3. TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỄ GIÁO

3.2. Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non

3.2.3. Kết quả thực nghiệm

Thông qua việc thực nghiệm các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành thói quen lễ giáo ở trẻ, tôi tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm.

3.2.3.1. Thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay Tôi thu được kết quả thực nghiệm qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả thói quen chào hỏi

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (2/30) 6,7%

(7/30) 23,3%

(16/30) 53,3%

(3/30) 16,7%

(2/30) 6,7%

Sau (8/30) 26,6%

(10/30) 33,3%

(8/30) 26,6%

(4/30) 13,3%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (2/30) 6,7%

(5/30) 16,7%

(18/30) 60%

(3/30) 10%

(2/30) 6,7%

Sau (4/30) 13,3%

(10/30) 33,3%

(11/30) 36,3%

(4/30) 13,3%

(0/30) 0%

Mức độ

Khả năng

37

Nhìn vào kết quả bảng 3.1 ta có thể thấy được mức độ hình thành thói chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay của của trẻ cả về nhận thức và thực hiện sau khi thực nghiệm đều tăng lên rõ rệt so với trước khi thực nghiệm. Cụ thể, trẻ đạt được sau thực nghiệm là:

Nhận thức: Đa số các trẻ đã biết về hành động chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay, trẻ biết cách chào hỏi trong một số tình huống quen thuộc và hiểu được ý nghĩa của việc chào hỏi khi được giáo viên gợi ý (33,3%). Số trẻ biết tự động chào hỏi, biết cách chào, biết thể hiện thái độ và hiểu được tại sao mình phải chào hỏi tăng (từ 6,7% lên 26,6%), điều này cho thấy phương pháp áp dụng với trẻ đã có tín hiệu tốt. Có 26,6% số trẻ biết cách chào hỏi tuy nhiên không hiểu được tại sao mình phải chào hỏi. Số trẻ tuy đã biết về hành động chào hỏi nhưng có hành động chào hỏi không phù hợp với tình huống cụ thể là 13,3%. Không còn trẻ nào là không biết thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay.

Thực hiện: Qua thời gian thực nghiệm ở trẻ tại trường mầm non tôi nhận thấy trẻ đã phần nào hiểu được các kỹ năng trong bài học nên khi thực hiện hoạt động chào hỏi, trẻ không còn bỡ ngỡ mà trẻ đã thực hiện nhanh nhẹn hơn. Số trẻ thực hiện thành thạo các yêu cầu của hành động chào hỏi và thể hiện thái độ vui vẻ, thoải mái chiếm 13,3%. Đa số trẻ đã tự giác chào hỏi cô giáo, ông bà, bố mẹ và thực hiện tương đối thành thạo hành động chào hỏi là 33,3%. Một số trẻ tự giác chào hỏi trong một số tình huống quen thuộc, có cố gắng thể hiện thái độ đúng nhưng chưa thành thạo chiếm 36,6%. Chỉ còn 13,3% số trẻ cần được giáo viên nhắc nhởkhi chào hỏi, thể hiện cách chào không đúng và không có trẻ nào xếp loại kém.

3.2.3.2. Thói quen thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác.

Tôi thu được kết quả thực nghiệm qua bảng 3.2.

38

Bảng 3.2. Kết quả thói quen thể hiện sự quan tâm

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (1/30) 3,3%

(3/30) 10%

(17/30) 56,7%

(6/30) 20%

(3/30) 10%

Sau (3/30) 10%

(14/30) 46,6%

(11/30) 36,3%

(2/30) 6,7%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (0/30) 0%

(4/30) 13,3%

(16/30) 53,3%

(7/30) 23,3%

(3/30) 10%

Sau (4/30) 13,3%

(13/30) 43,3%

(8/30) 26,6%

5/30) 16,6%

(0/30) 0%

Nhìn vào kết quả bảng 3.2 ta có thể thấy được mức độ hình thành thói quen thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác ở trẻ cả về nhận thức và thực hiện sau khi thực nghiệm đều tăng lên rõ rệt so với trước khi thực nghiệm. Cụ thể, trẻ đạt được sau thực nghiệm là:

Nhận thức: Kết quả thực nghiệm cho thấy: Có 10% trẻ có nhận thức tốt về thói quen thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác và hiểu được ý nghĩa của hành động. Có 46,6% trẻ đạt loại khá, chúng biết rõ các yêu cầu đối với các hành động thể hiện sự quan tâm và biết cách thể hiện, hiểu được ý nghĩa của việc mình làm như: nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn trong giờ chơi, giờ học; biết quan tâm đến cô giáo, đến những người thân của mình. Một số trẻ đã biết cách thực hiện hành động nhưng chưa hiểu được ý nghĩa của việc quan

Mức độ

Khả năng

39

tâm chia sẻ với người khác là 36,6%. Không còn trẻ nào không biết đến hành động quan tâm và đáp lại sự quan tâm của người khác.

Thực hiện: Được củng cố phần kiến thức về kỹ năng trong bài học nên hầu hết trẻ thực hiện hành động có hiệu quả cao hơn. Có 13,3% trẻ hiểu cách thực hiện hành động, không còn e ngai thể hiện sự quan tâm người khác và đáp lại sự quan tâm của người khác. Số trẻ biết thực hiện đúng các yêu cầu của hành động như trẻ biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ; biết vâng lời người lớn, giúp đỡ ông bà, bố mẹ, bạn bè; biết quan tâm đến cô giáo và những người thân của mình,... tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc, thể hiện thái độ đúng, thực hiện tương đối thành thạo tăng từ 13,3% lên 43,3%. Một số trẻ có biết về hành động nhưng thực hiện hành động không phù hợp với tình huống cụ thể là 16,6% và không có trẻ nào xếp loại kém.

3.2.3.3. Thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình.

Tôi thu được kết quả thực nghiệm qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả thói quen thể hiện sự biết lỗi Bảng 3.2. Kết quả thói quen thể hiện sự quan tâm

40

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (3/30) 10%

(7/30) 23,3%

(16/30) 53,3%

(2/30) 6,7%

(2/30) 6,7%

Sau (5/30) 16,7%

(13/30) 43,3%

(10/30) 30%

(5/30) 16,7%

(0/30) 0%

Thực hiện

Trước (2/30) 6,7%

(5/30) 16,7%

(17/30) 56,7%

(4/30) 13,3%

(3/30) 6,7%

Sau (4/30) 13,3%

(12/30) 40%

(10/30) 30%

5/30) 16,6%

(0/30) 0%

Nhìn vào kết quả bảng 3.3 ta có thể thấy được mức độ hình thành thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi của trẻ cả về nhận thức và thực hiện sau khi thực nghiệm đều tăng lên rõ rệt so với trước khi thực nghiệm. Cụ thể trẻ đạt được sau thực nghiệm là:

Nhận thức: Trẻ có nhận thức của trẻ về thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi đạt loại tốt tăng 16,6%. Phần lớn số trẻ đã biết nhận lỗi, biết xin lỗi và hiểu được tại sao mình phải xin lỗi khi có sự gợi ý của người lớn là 43,3%. Có 30% số trẻ biết xin lỗi trong một số tình huống quen thuộc nhưng chưa hiểu được ý nghĩa của việc biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi. Không còn trẻ nào không nhận thức được thói quen này.

Thực hiện: Qua quan sát và trao đổi với phụ huynh của trẻ tôi thu được:

Trẻ thực hiện đạt loại tốt chiếm 13,3%. Đa số trẻ đã tự giác nhận lỗi khi mắc lỗi với thái độ đúng là 40%. Một số trẻ khi vi phạm lỗi được cô giáo yêu cầu xin lỗi thì có trẻ thể hiện thái độ biết lỗi nhưng có trẻ thì không. Số trẻ biết

Mức độ

Khả năng

41

nhận lỗi, biết xin lỗi trong một số tình huống quen thuộc nhưng chưa thực sự thấy thoải mái, chưa thực hiện được thành thạo xong có cố gắng thực hiện xếp loại trung bình chiếm 30%. Có 16,6% xếp loại yếu và trẻ không thực hiện được hành động giảm từ 6,7% xuống 0%.

3.2.3.4. Thói quen thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại Tôi thu được kết quả thực nghiệm qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả thói quen thể hiện các yêu cầu khi tham gia hội thoại Bảng 3.2. Kết quả thói quen thể hiện sự quan tâm

Tốt Khá Trung

bình Yếu Kém

Nhận thức

Trước (3/30) 10%

(6/30) 10%

(15/30) 50%

(4/30) 13,3%

(2/30) 6,7%

Sau (8/30) 26,6%

(13/30) 43,3%

(6/30) 30%

(3/30) 10%

(2/30) 6,7%

Thực hiện

Trước (3/30) 10%

(5/30) 16,7%

(14/30) 46,7%

(6/30) 20%

(3/30) 10%

Sau (5/30) 16,6%

(15/30) 50%

(10/30) 33,3%

(5/30) 16,6%

(0/30) 0%

Nhìn vào kết quả bảng 3.4 ta có thể thấy được mức độ hình thành thói thể hiện các yêu cầu khi tham gia hội thoại của trẻ cả về nhận thức và thực hiện sau khi thực nghiệm đều tăng lên rõ rệt so với trước khi thực nghiệm. Cụ thể, trẻ đạt được sau thực nghiệm là:

Nhận thức: Đã có 20% số trẻ biết cách thực hiện về thói quen thể hiện các yêu cầu khi tham gia hội thoại và hiểu ý nghĩa hành động (cách nói năng, cách xưng hô). Được sự gợi ý của giáo viên một số trẻ không còn lúng túng,

Mức độ

Khả năng

42

khi giao tiếp với người lần đầu tiên gặp, trẻ biết cách tham gia giao tiếp trong một số tình huống quen thuộc đạt 43,3%. Có những trẻ biết cách nói năng, xưng hô trong hội thoại nhưng trẻ chưa hiểu tại sao mình phải làm như vậy chiếm 30%. Có 10% số trẻ chưa biết cách thể hiện hành động trong tình huống cụ thể. Không còn trẻ xếp loại kém, không biết thể hiện yêu cầu tham gia hội thoại.

Thực hiện: Khi quan sát trẻ ở trường tôi thấy: trẻ đã thực hiện các hoạt động thể hiện nhu cầu khi tham gia hội thoại nhanh nhẹn hơn trước.Phần lớn trẻ không còn nói leo, nói tự do, nói to trong giờ học hoặc khi nghỉ trưa, trẻ biết cách xưng hô với bạn bè và người lớn đạt 50%. Một số trẻ đã biết nói

“vâng, dạ” khi trả lời người lớn và không có trẻ nào nói tục, chửi bậy, tuy nhiên trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của hành động này đạt 33,3%. Vẫn còn 16,6% số trẻ có biết về hành động, nêu ra các yêu cầu khi tham gia giao tiếp nhưng không phù hợp với tình huống cụ thể. Không còn trẻ xếp loại kém, không biết thể hiện yêu cầu tham gia hội thoại. Đa số trẻ đều thực hiện được thói quen thể hiện yêu cầu khi tham gia hội thoại một cách tương đối tự giác và khéo léo.

Như vậy, kết quả thu được sau khi thực nghiệm cho trẻ 3 tuổi Trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc cho chúng ta thấy việc lồng ghép, tích hợp tổ chức một số hoạt động lễ giáo đã giúp cho việc nhận thức và thực hiện của trẻ tăng lên khá nhanh. Hầu hết trẻ đã nắm được các hành vi văn minh trong lễ giáo và thực hiện các hoạt động trở thành thói quen. Từ đó, hình thành những kỹ năng lễ giáo chuẩn mực cho trẻ ở trường mầm non.

43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về việc tổ chức một số hoạt động lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở Trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy rằng:

Việc tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Nhận thức của trẻ về thói quen lễ giáo còn thấp. Có những trẻ nắm được việc thực hiện thói quen, nhưng trẻ chưa hiểu được tại sao mình phải thực hiện các hành động này hoặc trong một số tình huống phải có sự nhắc nhở của giáo viên thì trẻ mới thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ có ít được luyện tập thường xuyên các thói quen, giáo viên chưa được tập huấn kĩ lưỡng về nội dung và phương pháp giảng dạy lễ giáo. Do đó, trẻ chưa tự giác trong việc thực hiện các thói quen lễ giáo, còn lúng túng trong việc thực hiện, chưa hiểu được ý nghĩa của hành động và thể hiện thái độ không đúng. Nhiều trẻ chỉ thực hiện được hành động trong các tình huống quen thuộc, nếu đặt hành động đó trong tình huống khác thì trẻ sẽ không biết thực hiện thế nào.

Để nâng cao mức độ hình thành thói quen lễ giáo cho trẻ 3 tuổi, tôi đã đề xuất một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, chế độ sinh hoạt hàng ngày và phối hợp với gia đình. Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi thu được kết quả khá cao: Đa số các trẻ đều nắm được những nhận thức cơ bản về thói quen và cách thực hiện hành động lễ giáo: Trẻ biết trong những trường hợp nào cần chào hỏi và biết cách chào hỏi mọi người phù hợp với hoàn cảnh; hầu hết trẻ biết thể hiện sự quan tâm đến người thân, cô giáo, bạn bè; trẻ biết nhận lỗi khi mắc lỗi, nhường nhịn

44

bạn bè khi chơi, biết cách xưng hô với người lớn, bạn bè, không nói tục chửi bậy. Đặc biệt, không có trẻ nào là chưa nhận thức và thực hiện được các hành vi lễ giáo.Trẻ hứng thú, vui vẻ, tự giác khi thực hiện các hành vi văn minh lễ giáo mà không cần sự nhắc nhở của người lớn. Đồng thời, qua công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh đã giúp trẻ được thực hành các thói quen thường xuyên hơn, cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao mức độ hình thành thói quen này ở trẻ.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, với mong muốn tạo điều kiện nâng cao mức độ hình thành thói quen hành vi văn minh lễ giáo cho trẻ 3 tuổi đạt kết quả cao, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Bổ sung các tài liệu, giáo trình giảng dạy lễ giáo cho trẻ mầm non đến giáo viên, trang bị các phương tiện vật chất cho các lớp mẫu giáo (đồ chơi, tranh ảnh, tạo không gian chơi) để trẻ học tập một cách hứng thú hơn và đạt kết quả như mong muốn.

- Không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của người lớn vào việc giáo dục trẻ, để trẻ không cảm thấy áp lực khi thực hiện hành động.

- Xây dựng môi trường văn hóa ở trường mầm non và gia đình. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục trẻ.

Giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc làm cần thiết, bước đầu hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên về nhân cách. Giáo dục lễ giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục con người mới, có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống xã hội và tình cảm của trẻ. Đồng thời, đây cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục mầm non.

45

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)