Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (Trang 32 - 41)

Chương 3. TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỄ GIÁO

3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non

3.1.1. Tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động học tập

*Giáo dục trẻ thói quen biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay qua giờ học

Giờ học: Âm nhạc Chủ đề: Gia đình

Bài hát: “Mẹ yêu không nào”

Giáo viên dạy trẻ hát, phân tích nội dung bài hát rồi từ đó lồng ghép giáo dục thói quen chào hỏi cho trẻ:

Bài hát nói về con cò và một bạn nhỏ. Con cò, tuy còn nhỏ nhưng đi chơi không hỏi mẹ nên đã bị lạc. Còn bạn nhỏ đã biết chào hỏi mẹ khi ra ngoài và khi về nên bạn nhỏ được mẹ rất yêu quý.

- Trong bài hát, các con thấy con cò và bạn nhỏ ai ngoan hơn?

- Trước khi đi học và sau khi về học các con có chào ông bà, bố mẹ không?

Đến lớp con chào những ai? Con chào như thế nào? Tại sao mình lại chào?

Từ đó, hướng dẫn để trẻ hiểu:

- Trong trường hợp nào thì chào? Khi gặp người quen, khi khách đến nhà và khi khách ra về, khi có khách đến lớp, trước khi đi học và khi đi học về,...

- Cách chào như thế nào? Khi chào nên nhìn thẳng vào mặt người mà mình chào, nếu chào người lớn nên khoanh tay, nếu là bạn bè cùng tuổi có thể vừa chào vừa vẫy tay. Tôi dạy trẻ sử dụng một số câu hỏi khi chào như: “Bác đang làm gì đấy ạ?” hoặc “Bác đi đâu vậy ạ?”; khi mẹ đi làm về: mẹ đi làm về

27 rồi à?; anh/chị đi học về à?,...

- Ý nghĩa của việc chào hỏi mọi người: Em bé trong bài hát được mẹ yêu,...

Giáo viên tổ chức trò chơi: Xác định đúng - sai trong các trường hợp sau qua tranh vẽ, hình ảnh về việc chào hỏi của trẻ: Có trẻ không chào, có trẻ chào, có trẻ khi chào mặt quay đi chỗ khác, có trẻ hỏi trống không, khi đi học về có trẻ chào, có trẻ không,...

* Giáo dục trẻ thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi qua giờ học

Giờ học: Làm quen với văn học Chủ đề: Gia đình

Truyện “Thiên Lương”

Câu chuyện kể về một bạn nhỏ tên là Thiên Lương. Vào một hôm, trên trời, mây đen ùn ùn kéo đến, mẹ bạn đang đi thì bị tắc đường nên đến đón muộn. Thiên Lương hậm hực trách móc mẹ. Sau khi nghe mẹ giải thích,bạn ấy đã hiểu ra mọi chuyện và xin lỗi mẹ.

Qua câu chuyện, tôi giáo dục trẻ thói quen nhận lỗi và biết thể hiện sự biết lỗi:

- Việc trách hậm hực trách móc mẹ của Thiên Lương có đúng không?

- Sau khi nghe mẹ giải thích lí do mẹ đến muộn, Thiên Lương thấy việc trách mẹ là đúng hay sai? (Là sai ạ)

- Bạn đã thể hiện sự biết lỗi với mẹ như thế nào? (Bạn hứa với mẹ“Lần sau nếu tắc đường, mẹ không được vội vàng, con đợi, con không hờn dỗi với mẹ nữa”).

- Nếu các con là Thiên Lương, các con sẽ nhận lỗi với mẹ như thế nào?

- Mẹ Thiên Lương đã làm gì khi thấy bạn biết nhận lỗi? (Mẹ xúc động, thơm mãi lên đôi má phinh phính của Thiên Lương).

Qua câu chuyện, giáo dục trẻ:

28

+ Tại sao phải xin lỗi khi mình mắc lỗi? (Nói dối ông bà, bố mẹ; trêu bạn, đánh bạn,...)

+ Cách xin lỗi: Thể hiện thái độ, hành vi như thế nào?

+ Khi bạn mắc lỗi với mình thì cư xử với bạn như thế nào? (khi bạn chạy va vào làm mình ngã, bạn tranh đồ chơi, bạn đánh mình,...). Phải biết tha thứ, cư xử đúng mực với người đã mắc lỗi với mình.

Kết hợp tranh, ảnh về các hành động mắc lỗi, cách cư xử của người mắc lỗi và khi người khác có lỗi với mình như: chạy va vào bạn làm bạn ngã rồi bỏ mặc bạn, khi trẻ đánh vỡ bát, đánh đổ cơm, làm ướt áo do nghịch nước,.... Yêu cầu trẻ phát hiện hành động đúng - sai.

* Giáo dục trẻ biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác qua giờ học

Giờ học: Âm nhạc Chủ đề: Giao thông

Bài hát: “Quà mùng 8/3”

Bài hát nói về một bạn nhỏ tự tay làm một bông hoa, được cô giáo cho mang về nhà. Bạn nhỏ đã tặng mẹ bông hoa nhân ngày mùng 8/3.

Qua bài hát tôi giáo dục trẻ thói quen biết thể hiện sự quan tâm khi người khác.

- Bạn nhỏ trong bài hát, thể hiện sự quan tâm mẹ như thế nào? (Bạn tự làm hoa tặng mẹ)

- Các con đã bao giờ tự tay làm quà tặng cho bố mẹ, ông bà của mình chưa? Và làm khi nào?

Có rất nhiều cách để các con thể hiện sự quan tâm của mình tới những người thân yêu. Ví dụ: khi ông bà bị ốm, con lấy nước cho ông bà uống, con đấm bóp cho ông bà, con hát cho ông bà nghe, con hỏi thăm ông bà đã đỡ chưa…

29

- Tôi cho trẻ xem tranh, hình ảnh trẻ nhỏ thể hiện sự quan tâm tới người thân trong gia đình, sau đó mời một vài trẻ lên diễn tả lại.

* Giáo dục trẻ biết thể hiện nhu cầu khi tham gia hội thoại thông qua giờ học

Giờ học: Làm quen với văn học Chủ đề: Động vật

Truyện: “Bác gấu đen và hai chú thỏ”

Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe, đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu nội dung câu chuyện (Vào một ngày mưa gió, bác Gấu đen đến nhà Thỏ nâu để trú nhờ. Thỏ nâu cáu gắt, nhất định không cho bác và nhà. Bác Gấu tìm đến nhà Thỏ trắng, Thỏ trắng lễ phép mời bác Gấu vào nhà và bưng ra một đĩa bánh mới bác Gấu ăn. Bác Gấu rất cảm động và cảm ơn Thỏ trắng).

Qua câu chuyện, tôi giáo dục trẻ thói quen thể hiện nhu cầu khi tham gia giao tiếp:

- Khi nghe tiếng bác Gấu muốn vào nhà trú mưa, Thỏ nâu đã trả lời thế nào? (Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất!)

- Còn bạn Thỏ trắng trả lời thế nào? (Ồ! Chào bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi!)

- Các con thấy bạn nào trả lời lễ phép hơn?

- Nếu là các con, các con sẽ trả lời bác Gấu như thế nào?

Giáo dục trẻ: + Cách xưng hô: khi nói chuyện với người lớn: biết thưa gửi, vâng, dạ (thưa bác, thưa cô,...)

Với bạn bè: xưng bạn - tớ, mình - cậu, không nói tao - mày,...

+ Cách nói năng: Nói mạch lạc, không nói to qua hay bé quá (lí nhí), không nói nhanh, không nói tục, chửi bậy,...

+ Cách thể hiện khi tham gia hội thoại: Trong giờ học không được nói chuyện riêng, muốn nói phải giơ tay (khi cô giáo hỏi), muốn ra

30

ngoài phải xin phép, không được nói leo, không gật, lắc, ừ, nói trống không với người lớn,...

Giáo viên có thể đưa ra những tình huống để các trẻ xử lý như: Khi các trẻ nói chuyện điện thoại với ông, bà; với cô giáo; với khách của bố, mẹ; khi có khách của bố mẹ đến nhà chơi mà bố mẹ chưa kịp ra tiếp thì trẻ sẽ nói chuyện như thế nào?

3.1.2. Tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi 3.1.2.1. Trẻ chơi ở các góc trong lớp học

- Góc phân vai

*Giáo dục trẻ thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay Tôi cho trẻ chơi đóng vai “Bác sĩ - bệnh nhân”.

Giáo viên hướng dẫn trẻ cách phân vai, nội dung sau đó quan sát, nhận xét.

Khi đến phòng khám, bệnh nhân chào sẽ làm những việc gì? (khoanh tay chào hỏi bác sĩ, trẻ lời các câu hỏi cua bác sĩ, lắng nghe lời chỉ dẫn của bác sĩ, nhận thuốc bằng hai tay). Khi ra về bệnh nhân làm gì? (chào tạm biệt và nói lời cảm ơn với bác sĩ).

* Giáo dục trẻ thói quen thể hiện quan tâm người khác và đáp lại sự quan tâm của người khác

Tôi cho trẻ đóng vai “mẹ và con”

Giáo viên đưa ra tình huống, yêu cầu trẻ phân vai, đưa ra những việc trẻ cần làm để thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương với mẹ; cô quan sát, nhận xét, đánh giá.

Con thấy mẹ bị ốm nên hỏi thăm, quan tâm mẹ như thế nào? Con đã làm gì để giúp mẹ? (bóp vai cho mẹ, lấy nước cho mẹ uống thuốc, đọc thơ cho mẹ nghe để mẹ nhanh khỏi bệnh, lấy cháo cho mẹ ăn, tự ngồi xúc cơm ăn mà không có mẹ bên cạnh,...).

* Giáo dục trẻ thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi

31 người khác có lỗi

Tôi cho trẻ chơi đóng vai “Anh trai - em gái”.

Giáo viên đưa ra nội dung, trẻ tự phân vai rồi quan sát trẻ, đánh giá trẻ.

Trong khi chơi, em gái lỡ tay làm vỡ đồ chơi của anh, khiến cho anh rất buồn. Em gái đã xin lỗi anh, cho anh đồ chơi của mình và hứa lần sau chơi sẽ cẩn thận hơn. Anh trai thấy em không cố ý làm vỡ đồ chơi và đã biết lỗi nên không giận em nữa, hai anh em tiếp tục chơi với nhau.

* Giáo dục trẻ biết thể hiện nhu cầu khi tham gia hội thoại Tôi cho trẻ chơi phân vai: Cô giáo - học sinh

Cô cho trẻ tự tổ chức một giờ học, hướng dẫn trẻ cách phân vai, nội dung của giờ học đó: Trong giờ học có những bạn nói leo, có bạn nói chuyện riêng, có bạn khi trả lời cô thì nói trống không, có những bạn nói năng lễ phép,... để cho cô giáo “trẻ” tự điều khiển lớp học mình. Đây là một trong những “Mẫu”

mà trẻ rất thích nên học rất nhanh.

Cô quan sát, nhận xét, cũng có thể đóng vai “khách vào lớp” xem các trẻ xử lý thế nào?

- Góc nghệ thuật

* Thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay

Tôi tổ chức cuộc thi “Ca sĩ tài năng”. Trẻ được chia thành 2 đội, đội 1 biểu diễn bài hát “Đi học về”, đội 2 biểu diễn bài hát “Mẹ yêu không nào”.

Đội nào hát hay và đều hơn sẽ là dành chiến thắng, đội thua sẽ phải nhảy lò cò. Tôi đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát, từ đó giáo dục trẻ biết cách chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay.

* Thói quen thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác

Tôi cho trẻ tô màu tranh trẻ nhỏ lấy nước cho bà uống, bóp vai cho bố, lấy đồ chơi giúp bạn, giúp cô đưa lấy bát cho các bạn. Qua đó, giúp trẻ biết

32

khi nào cần quan tâm đến người khác và cách thể hiện sự quan tâm đó.

* Thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi với mình

Tôi cho trẻ tô tranh theo truyện “Thỏ trắng biết lỗi”, sau đó cho trẻ trưng bày tranh. Tôi hướng dẫn trẻ kể lại truyện theo tranh, qua đó giáo dục trẻ hiểu tại sao cần phải xin lỗi khi mắc lỗi và cách cư xử đúng mực khi người khác mắc lỗi với mình.

3.1.2.2. Trẻ chơi ngoài trời

Trước khi ra chơi ngoài trời tôi nhắc trẻ đi lại theo hành, không được xô đẩy, chào hỏi lễ phép các cô giáo trong trường, đoàn kết, nhường nhịn khi chơi,... Tôi dẫn trẻ đi thăm quan và đàm thoại với trẻ bảng giáo dục lễ giáo trong nhà trường, qua đó củng cố thêm cho trẻ kiến thức về mặt lễ giáo.

3.1.3. Tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày

- Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.

- Khi tổ chức cho trẻ ăn, tôi hướng dẫn trẻ mời cô và các bạn cùng ăn cơm: “Con mời cô ăn cơm, mình mời các bạn ăn cơm”.

- Giờ ăn phụ, quà chiều khi đưa cho trẻ quà, tôi gợi ý để trẻ biết nói:

“Con xin cô, con cảm ơn cô” và biết nhận quà khi người lớn cho bằng hai tay.

- Khi có khách đến lớp, tôi phải là người chào trước, trẻ sẽ chào theo tôi, từ đó tập cho trẻ thói quen chào hỏi khi có khách vào lớp. Kết hợp giáo dục trẻ chào khách khi nhà có khách: “cháu chào chú ạ”, “cháu mời chú vào nhà”.

- Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen. Hằng ngày, vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay cô nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa. Tôi

33 làm mỗi màu hoa là một nội dung yêu cầu.

Hoa màu trắng: Bé sạch sẽ Hoa màu hồng: Bé lễ phép Hoa màu đỏ: Bé học ngoan

Khi trẻ nào nhận được bông hoa màu gì, tôi sẽ hỏi cả lớp vì sao bạn được nhận bông hoa màu đó?

- Trong lớp học tôi xây dựng góc lễ giáo, đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Nếu trẻ thường xuyên được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, truyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu và dần hình thành trong trẻ những thói quen, nền nếp lễ giáo tốt.

Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo hấp dẫn dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh cho trẻ đến xem và trò chuyện để giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh. Tranh thủ hoàn cảnh phù hợp, tôi thường xuyên đàm thoại với trẻ về những hành vi văn minh trong giao tiếp.

Bài thơ: Lời chào Đi về con chào mẹ Ra vườn cháu chào bà Ông làm việc trên nhà Cháu lên: Chào ông ạ!

Lời chào thân thương quá Làm mát ruột cả nhà Đẹp hơn mọi bông hoa Cháu kính yêu trao tặng Chỉ những người đi vắng Cháu không được tặng “chào”

34

(Phạm Cúc) Tôi dán lên tường bức tranh một em bé đang mời ông uống nước hoặc tranh trẻ biết giơ tay khi phát biểu ý kiến. Trẻ nhìn tranh và biết được hành động của em bé này ngoan hay hư, nên làm theo hay không làm theo nội dung của bức tranh.

Tranh 1. Trẻ biết thể hiện yêu cầu khi tham gia cuộc hội thoại

Tranh 2. Trẻ biết chào hỏi mọi người

35

3.1.4. Tổ chức giáo dục lễ giáo thông qua việc phối hợp với gia đình

Tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp kịp thời, đối với trẻ có cá tính đặc biệt tôi phải gặp riêng từng phụ huynh để trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ. Ngoài ra, thống nhất với phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.

Giáo dục lễ giáo cho trẻ có thể tiến hành trong các hoạt động giáo dục hàng ngày như: học tập, vui chơi, tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày và phối hợp với gia đình. Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Để có được thói quen lễ giáo thì trẻ cần có thời gian, trong một quá trình luyện tập thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)