Thực trạng kết quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk giai đoạn 2012 – 2014

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đăk Lăk (Trang 67 - 89)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –

2.2.3. Thực trạng kết quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk giai đoạn 2012 – 2014

a. Quy mô huy động vốn

Quy mô nguồn vốn huy động là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Quy mô huy động vốn càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thông qua các chính sách thu hút vốn hợp lý cùng vói sự nổ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhà rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và các TCTD khác.

Bảng 2.4. Quy mô huy động vốn từ năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tăng trưởng

2013/2012 2014/2013 Số

tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

(+), (-) Số tiền

(+), (-)

% %

Số dư huy động

vốn cuối kỳ 516 708 748 192 37 % 40 6%

Tổng nguồn vốn

cuối kỳ 1.241 1.478 1.632 237 19% 154 10%

Tỷ trọng huy động/ tổng nguồn

vốn

42% 48% 46% - 6% - -2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của HDBank Đắk Lắk) Vốn huy động và tổng nguồn vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm từ 2012 - 2014, tuy nhiên mức tăng chậm lại so với những năm trước.

Cụ thể: năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 1.478 tỷ đồng, tăng 237 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 19%) so với năm 2012; trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động tăng 37%,

chiếm tỷ trọng 48% tổng nguồn vốn. Năm 2014, tổng nguồn vốn đạt 1.632 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 10%) so với năm 2013; trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động tăng 6%, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.1. Quy mô huy động vốn so với tổng nguồn vốn từ năm 2012-2014

Quy mô huy động vốn so với tổng nguồn vốn có tăng trưởng qua các năm từ 2012 - 2014: năm 2012 là 42%, năm 2013 là 48%, năm 2014 là 46%.

Tuy nhiên, mức tăng này không ổn định, cụ thể: năm 2013 tăng 6% so với năm 2012, thì năm 2014 giảm 2% so với năm 2013.

Nhìn chung qua các năm, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với những nổ lực không ngừng HDBank Đắk Lắk đã gia tăng quy mô huy động vốn từ các TCKT và dân cư ngày càng hiệu quả hơn, dần khắc phục được tình trạng trông chờ nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. So với quy mô các NHTM khác thì quy mô huy động vốn của chi nhánh từ năm 2012 - 2014 vẫn luôn giữ vững được một vị trí khá tốt trên toàn địa bàn tỉnh

Đắk Lắk. Qua đó, nguồn vốn huy động của HDBank Đăk Lăk đã từng bước được cải thiện và nâng cao nhưng cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo cho nguồn vốn này tăng trưởng ổn định và bền vững.

b. Về thị phần huy động vốn

Để thấy rõ hơn quy mô huy động vốn của HDBank Đắk Lắk từ năm 2012 - 2014, ta sẽ đánh giá thị phần của HDBank Đắk Lắk so với các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.5. Thị phần huy động vốn của các TCTD giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngân hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(+), (-) Số tiền

(+),(-)

Nhóm NHTM vốn Nhà nước tiêu biểu

6.716 47,74 8.522 44,50 9.010 43,58 1.806 26,89 488 5,72 BIDV Đắk

Lắk 1.381 9,82 1.720 8,98 1.653 8 339 24,54 -67 3,89 Vietcombank 1.441 10,24 1.865 9,74 1.932 9,34 424 29,42 67 3,59 Agribank Đắk

Lắk 3.894 27,68 4.937 25,78 5.425 26,24 1.043 26,78 488 9,88 Nhóm

NHTMCP tiêu biểu

1.935 13,76 2.787 14,55 2.639 12,77 852 44,03 -148 -5,31 DongABank 916 6,51 1.663 8,68 1.558 7,54 747 81,55 -105 -6,31 ACB 503 3,58 416 2,17 333 1,61 -87 -17,29 -83 -19,95 HDBank 516 3,67 708 3,7 748 3,62 192 37,21 40 5,64 Nhóm

NHTM khác 5.418 38,5 7.841 40,95 9.026 43,65 2.423 44,72 1.185 15,11 Tổng HĐV

toàn địa bàn 14.069 100 19.150 100 20.675 100 5.081 36,11 1.525 7,96

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Kế hoạch tổng hợp)

Để đánh giá được hoạt động huy động của HDBank Đắk Lắk, ta tiến hành so sánh thị phần huy động vốn và tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn của HDBank Đắk Lắk so với các NHTM khác trên địa bàn và toàn địa bàn.

- Xét về thị phần huy động vốn trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014 cho thấy: thị phần huy động vốn của HDBank Đắk Lắk có xu hướng giảm. Nếu như năm 2012, thị phần của chi nhánh là 3,67%, thì đến năm 2013 thị phần có tăng nhưng không đáng kể là 3,7%, đến năm 2014 giảm xuống còn 3,62%.

Vẫn còn kém xa so với các NHTM có vốn Nhà nước.

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của HDBank Đăk Lăk so với các NHTM khác từ năm 2012-2014

- Xét về mức tăng trưởng của chi nhánh so với mức tăng trưởng của các NHTM khác cũng như so với địa bàn toàn tỉnh. Kết quả như sau:

+ Năm 2013 so với năm 2012: mức tăng trưởng của HDBank Đắk Lắk là 37,21%, mức tăng trưởng các NHTM có vốn nhà nước tiêu biểu là 26,89%, mức tăng trưởng của các NHTMCP tiêu biểu là 44,03, mức tăng trưởng địa bàn toàn tỉnh là 36,11%.

+ Năm 2014 so với năm 2013: mức tăng trưởng của HDBank Đắk Lắk là 5,64%, mức tăng trưởng các NHTM có vốn nhà nước là 5,72%, mức tăng trưởng của các NHTMCP tiêu biểu giảm -5,31, mức tăng trưởng địa bàn toàn tỉnh là 7,96%.

Nguyên nhân: trên địa bàn tỉnh, HDBank Đắk Lắk đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của 28 NHTM, trong đó có NHTM chủ yếu thực hiện nhiệm vụ huy động vốn để chuyển về hội sở chính. Vì vậy, sự chia sẻ thị phần huy động vốn là điều không thể tránh khỏi và việc gia tăng thị phần gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, do trước đây HDBank Đắk Lắk chỉ chú trọng đến việc phát triển hệ thống ngân hàng bán buôn chứ chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Trong khi đó, các NHTM khác trên địa bàn, nhất là các NHTMCP lại rất chú trọng phát triển hoạt động của ngân hàng bán lẻ. Đây là một trong những chiến lược rất hiệu quả của các NHTMCP trong việc giành thị phần huy động vốn.

c. Về cơ cấu huy động vốn

* Cơ cấu vốn huy động theo bản chất nghiệp vụ

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm

Giấy tờ có giá Vốn khác

Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng huy động vốn theo bản chất nghiệp vụ từ năm 2012 – 2014

Xét theo bản chất huy động vốn, nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, và mức chênh lệch giữa hai nguồn tiền gửi này không đáng kể.

Bảng 2.6. Cơ cấu huy động vốn theo bản chất nghiệp vụ từ năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012

Năm 2013

Năm

2014 2013/2014 2014/2013

Chỉ tiêu Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) 1. Tiền gửi

thanh toán

244 47,29 346 48,9 344 46,04 102 41,8 -2 -0,57 2. Tiền gửi

tiết kiệm

264 50,97 337 47,6 390 52,14 73 27,65 53 15,7 3. Giấy tờ

có giá 8 1,55 21 3,01 12 1,55 13 162,5 -9 -42,85 4. Vốn khác 2 0,19 3 0,49 2 0,28 1 0,5 -1 -33,33 Tổng VHĐ 516 3,67 708 3,7 748 3,62 192 37,21 40 5,64

(Nguồn: Bảng cân đôi chi tiết của HDBank Đăk Lăk 2012 - 2014) Tiền gửi thanh toán năm 2013 đạt 346 tỷ đồng, có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2012 là 41,8%, chiếm tỷ trọng 48,90% tổng nguồn vốn huy động; đến năm 2014 giảm nhẹ 0,57%, chiếm tỷ trọng 46,04%. Qua các năm nguồn tiền này ngày càng phát triển, đây là nguồn tiền phục vụ mục tiêu thanh toán, có chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao cho chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực tiếp thị đến các đơn vị trả lương qua HDBank Đắk Lắk nhằm gia tăng

số lượng doanh nghiệp và phát triển khách hàng cá nhân là cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp. Qua đó vừa huy động được lượng tiền gửi không kỳ hạn ổn định vừa có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ của HDBank Đắk Lắk.

Tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng tương đối tốt từ năm 2012 – 2014. Năm 2013, tăng 27,62%; năm 2014 tăng chỉ 15,7%; chiếm tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động tương ứng qua các năm là 50,97%, 47,6%, 52,14%. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm duy trì ở mức bình quân trên 50%. Để đạt được kết quả như trên, những năm vừa qua chi nhánh đã chú trọng hơn trong hoạt động huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân, vì đây là đối tượng có nguồn vốn nhàn rỗi tương đối lớn trong xã hội.

Nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá và nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và có sự biến động tăng, giảm trong ba năm từ 2012 - 2014.

Như nói ở phần trên, trước đây HDBank Đăk Lăk chỉ chú trọng đến việc phát triển hệ thống ngân hàng bán buôn chứ chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn huy động, gần bằng tiền gửi tiết kiệm. Với chủ trương phát triển cho những năm tới là tập trung đẩy mạnh tăng trưởng thị trường bán lẻ, cho nên tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 - 2014 đã dần tăng lên, tuy nhiên con số này tăng trưởng khá chậm.

* Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.7. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số

tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(+)

(-) Số tiền

(+) (-)

(%) (%)

1. Nội tệ 483 93,61 631 89,07 693 92,56 148 30,64 62 9,82 2. Ngoại tệ 33 6,39 77 10,93 56 7,44 44 133,33 -22 -28,57 Tổng cộng 516 100 708 100 749 100 192 163,97 40 5,65

(Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của HDBank Đắk Lắk 2012 - 2014)

0 20 40 60 80 100 120

2012 2013 2014

Nội tệ Ngoại tệ

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 - 2014 Nguồn vốn huy động theo loại tiền tăng mạnh qua các năm, trong đó vốn huy động bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 89%).

Năm 2012, huy động vốn bằng VNĐ đạt 483 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,61% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh; huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) đạt 33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,39% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Năm 2013, huy động vốn bằng VNĐ đạt 631 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,07% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh; huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) đạt 77 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,93% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Năm 2014, huy động vốn bằng VNĐ đạt 693 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,56% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh; huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) đạt 56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Xét cơ cấu theo loại tiền huy động cho thấy: huy động vốn bằng nội tệ có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng huy động vốn và thường chiếm tỷ trọng rất cao do chi nhánh nằm trên địa bàn khu dân cư, tiền gửi phần lớn từ khách hàng cá nhân nên nguồn tiền gửi đa phần là đồng Việt Nam, ngoài ra các doanh nghiệp trên địa bàn dùng trong thanh toán chủ yếu là đồng Việt Nam. Mặt khác, lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam luôn cao hơn lãi suất so với lãi suất Đô la Mỹ, sản phẩm tiền gửi bằng đồng Việt Nam thường đa dạng và phong phú hơn so với sản phẩm tiền gửi bằng Đô la Mỹ.

Và trong những năm gần đây, cụ thể là trong năm 2012 - 2014 khi NHNN đã điều hành tốt chính sách tỷ giá, khống chế trần lãi suất USD ở mức rất thấp, nhu cầu người dân tích trữ ngoại tệ không còn dẫn đến nhu cầu gửi tiết kiệm sản phẩm bằng Đô la Mỹ giảm đi đáng kể.

Huy động vốn bằng ngoại tệ có sự tăng đột biến trong năm 2013 là do các chương trình ưu đãi đối với các nguồn tiền gửi từ kiều hối của khách hàng cá nhân nên lượng ngoại tệ đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, đến năm 2014 số dư huy động từ ngoại tệ đã giảm xuống.

* Cơ cấu theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.8. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng từ năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2011 Số

tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

(+) (-)

Số tiền

(+) (-) 1. Tiền gửi

dân cư 279 54,1 370 52,31 418 55,9 91 32,61 48 12,97 2. Tiền gửi

TCKT 214 41,44 321 45,39 316 42,3 107 50 -5 -1,56 3. Tiền gửi

ĐCTC 23 4,46 17 2,31 14 1,81 -6 -26,09 -3 -17,61 Tổng vốn

huy động 516 100 708 100 748 100 192 37,21 40 5,65 (Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của HDBank Đắk Lắk 2012 - 2014) Theo bảng 2.8 nhận thấy, trong cơ cấu vốn huy động theo đối tượng thì vốn huy động từ tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lượng tiền gửi của các đối tượng khác (trên 52%) và tăng liên tục qua các năm. Năm 2012 đạt 279 tỷ đồng, chiếm 54,1% trên tổng huy động vốn; năm 2012 đạt 370 tỷ đồng, tăng 32,6%, chiếm 52,3% trên tổng huy động vốn, năm 2013 đạt 418 tỷ đồng, tăng 12,8%, chiếm 55,9% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Đây là nguồn vốn ổn định, mục đích của nhóm khách hàng này gửi tiền vào ngân hàng nhằm thu lãi cao và đảm bảo an toàn. Vì vậy, nhóm khách hàng này có tiềm năng dồi dào đối với các ngân hàng.

Đối với nhóm khách hàng TCKT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn huy động từ 41% đến 45%. Năm 2012, lượng tiền gửi này là 214 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng đột biến với mức tăng 50,16%, nhưng đến năm

2014 giảm 1,61%. Nguyên nhân, năm 2012 tình hình chung của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát, lãi suất tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến việc huy động của các ngân hàng từ các doanh nghiệp cũng gặp không ít trở ngại. Qua năm 2013, với việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã kiềm chế lạm phát có hiệu quả nhưng kéo theo cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng ngân hàng vẫn ở mức cao; doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, sản xuất đình trệ nên doanh nghiệp buộc phải tận dụng hết các nguồn lực tài chính của mình để duy trì hoat động sản xuất kinh doanh; đến cuối năm, nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh doanh; nên lượng tiền của đối tượng này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán tăng cao.

Đối với nhóm khách hàng định chế tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có sự sụt giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2012 là 23 tỷ đồng, năm 2013 giảm 26,09% xuống còn 17 tỷ đồng, năm 2014 giảm 17,61% xuống còn 14 tỷ đồng. Nguyên nhân, tiền gửi thanh toán của nhóm khách hàng này giảm xuống.

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng từ năm 2012- 2014

Nhìn chung tổng huy động vốn của HDBank Đắk Lắk qua các năm từ 2012 - 2014 chủ yếu là tập trung vào tiền gửi dân cư và các TCKT, các khoản tiền gửi khác chiếm không đáng kể trong cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh.

Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ TCKT và nguồn vốn tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 52%), tuy nhiên tiền gửi của các TCKT cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 41% - 45%. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn của đồng vốn. Đồng thời, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp lớn đem lại lợi ích cao, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của TCKT nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với lượng tài khoản tiền gửi của TCKT. Điều này cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

* Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.9. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số

tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

(+) (-) (%)

Số tiền

(+) (-) (%) 1. Không kỳ hạn 130 25,17 183 25,83 218 29,14 53 40,77 35 19,13

2. Có kỳ hạn 386 74,83 525 74,17 530 70,86 139 36,01 5 0,86 - Ngắn hạn 350 67,86 436 61,54 406 54,28 86 24,57 -30 -6,88 - Trung, dài hạn 36 6,97 89 12,63 124 16,58 53 148,61 35 39,32

Tổng vốn

huy động 516 100 708 100 748 100 192 37,17 40 5,57

(Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của HDBank Đắk Lắk 2012 - 2014) Ngoài việc xác định cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể bỏ qua tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Từ việc xác định lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động họp lý. Nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thòi gian hoàn vốn lâu.

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2012 – 2014

Qua bảng số liệu 2.9 có thể nhận thấy tỷ lệ các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2012 - 2014. Trong đó, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn từ tiền gửi ngắn hạn, tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn.

- Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng tốt qua các năm: năm 2013 tăng trưởng 40,77%, năm 2014 tăng trưởng 19,13%. Từ cuối năm 2013 nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, lạm phát được kiềm chế , lãi suất giảm dần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển kinh doanh của mình; vì vậy, lượng tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán của các doanh nghiệp tăng cao.

- Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động, luôn duy trì từ mức 70% trở lên. Đây là nguồn tiền gửi ổn định, khách hàng gửi vào với mục đích nhận lãi và rút ra với thời gian xác định cụ thể.

Điều này giúp cho ngân hàng có thể chủ động đề ra được kế hoạch sử dụng vốn một cách có hiệu quả giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng ổn định. Trong đó:

Tiền gửi ngắn hạn trong năm 2012 đạt 350 tỷ đồng, năm 2013 tăng 24,57%, năm 2014 có sự giảm nhẹ 6,88%. Nguồn tiền gửi ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn.

Tiền gửi trung, dài hạn có sự tăng trưởng liên tục cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm: năm 2012 đạt 36 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,97%: năm 2013 tăng đột biến với mức tăng 148,61% đạt 89 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,63%; năm 2014 tăng 39,32% đạt 124 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,58%.

Sự tăng đột biến của tiền gửi trung, dài hạn năm 2013 và kéo sang năm 2014 là do việc huy động vốn bằng các giấy tờ có giá kỳ hạn trên 12 tháng của HDBank Đăk Lăk tăng mạnh trong năm 2013; đồng thời sự kiểm soát có hiệu quả của NHNN đã làm cho lãi suất ổn định, đặc biệt là không khống chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đăk Lăk (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)