Đa dạng hóa sản phẩm huy động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đăk Lăk (Trang 99 - 102)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm huy động

Ngày nay, có quá nhiều ngân hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng lựa chọn và trình độ dân trí ngày càng cao nên việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động để thu hút khách hàng, giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì các sản phẩm huy động không chỉ thể hiện ở số lượng các sản phẩm mà cần thiết phải có sự đa dạng về kỳ hạn, tính năng, tiện ích cũng như mục đích sử dụng sản phẩm.

Hiện nay, các sản phẩm huy động vốn của HDBank khá đa dạng về kỳ hạn, tính năng cũng như tiện ích. Tuy nhiên, phát triển không có nghĩa là hài lòng với thực tại nên HDBank Đắk Lắk cần phải có sự nghiên cứu các sản phẩm hiện có trên thị trường để tham mưu cho Hội sở đổi mới, cải tiến và bổ sung tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Việc xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ cần đảm bảo các yêu cầu như:

- Tính tiện ích: Các sản phẩm dịch vụ vừa thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Tính đặc thù: Các sản phẩm dịch vụ phải mang tính đặc thù, riêng có của HDBank nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và mang thương hiệu riêng của ngân hàng.

- Tính an toàn và tiện lợi: Ngoài sự tiện ích, đặc thù riêng của ngân hàng, sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng phải đảm bảo độ an toàn, tránh sự giả mạo, dễ dàng sử dụng và có thể chi trả ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào khách hàng cần đến.

Bên cạnh đó, HDBank cần đổi mới, bổ sung tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, cụ thể:

* Đối với các sản phẩm tiền gửi thanh toán:

- Hoàn thiện các nghiệp vụ huy động vốn, linh hoạt về kỳ hạn tiền gửi - Bổ sung thêm tính năng tự động chuyển sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm khi số dư lên đến một mức nào đó theo yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn huy động và để khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn.

- Tăng cường hợp tác với các đơn vị như điện lực, công ty câp thoát nước, công ty truyền hình cáp, siêu thị, trung tâm thương mại ... nhằm đẩy mạnh hình thức thanh toán các khoản thu cố định qua ngân hàng như: thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ... Cùng với đó, cần giới thiệu các dịch vụ thẻ để khách hàng khi đến gửi tiền có thể mở thêm tài khoản tiền gửi thanh toán để được sử dụng các dịch vụ nêu trên. Như vậy, sẽ góp phần tăng được vốn huy động không kỳ hạn, đồng thời mở ra thêm các sản phẩm huy động vốn gắn với các mục tiêu nâng cao lợi ích của khách hàng.

- Cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa cho khách hàng sử dụng thẻ như: miễn phí chuyển tiền 01 năm cho các cơ quan, doanh nghiệp chuyển trả lương cho tài khoản thẻ, cho phép thấu chi tài khoản…Đồng thời cần phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng như Visa, MasterCard để thu hút lượng khách hàng tham gia dịch vụ

* Đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:

- Nâng cao hiệu quả các sản phẩm tích lũy như tích lũy phát lộc bảo tín, tích lũy cho con, ... Đây là sản phẩm có tính thiết thực cao, dành cho cá nhân có thu nhập ổn định và thu nhập từ trung bình trở xuống, có kế hoạch sử dụng một khoản tiền lớn trong tương lai. Sản phẩm này có ưu điểm so với các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thông thường là người gửi có thể bổ sung định kỳ tháng/quý vào tài khoản tiền gửi tích lũy của mình một lượng tiền bằng hoặc nhiều hơn số đã đăng ký ngay lúc mởi tài khoản, lãi suất áp dụng bằng lãi suất có kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn gửi. Hiện nay, những sản phẩm này tại chi nhánh chưa thực sự chú trọng, tỷ trọng số dư tiền gửi của sản phẩm là rất nhỏ trong tổng huy động.

- Tăng cường triển khai các chương trình tặng quà, tham gia dự thưởng thông qua các hình thức bốc thăm may mắn hoặc quay sổ số đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng trở lên.

* Đối với các sản phẩm tiền gửi ngoại tệ:

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ hiện đang áp dụng tại HDBank chủ yếu là USD nên lượng vốn huy động đối với ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp.

Vì vậy, ngân hàng cần mở rộng thêm loại ngoại tệ để gia tăng lượng tiền gửi và thu hút thêm số lượng khách hàng. Để đảm bảo giảm rủi ro về tỷ giá đối với sản phẩm tiết kiệm ngoại tê, ngân hàng cần có chính sách theo dõi chặt chẽ biến động của tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của khối nguồn vốn và thị trường tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả của đồng vốn và an toàn trong công tác huy động vốn bằng ngoại tệ.

* Đối với các sản phẩm về tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…:

Cần đẩy mạnh đối với nhóm sản phẩm này nhằm thu hút thêm lượng khách hàng doanh nghiệp vừa đảm bảo tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp/cá nhân vừa có thể bán chéo sản phẩm tiền gửi để gia tăng nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Đăk Lăk (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)